Dù mong con đến mấy, mẹ chớ thụ thai trong 5 thời điểm nguy hiểm
Không phải thời điểm nào cũng là thích hợp để mẹ thụ thai. Nếu có ý định thụ thai, bạn hãy chú ý đến những yếu tố này.
Ngay sau khi sinh mổ
Đối với phụ nữ ngay sau khi sinh mổ, bạn không nên mang thai ngay lập tức. Bởi tử cung của người mẹ lúc này bị tổn thương và cần thời gian để hồi phục. Bạn cần chờ ít nhất 3 năm mới nên mang thai lần tiếp theo để tránh nguy cơ vỡ tử cung, nguy hiểm đến tính mạng.
Ngay sau khi sinh non hoặc phá thai
Nếu người mẹ mang bầu ngay sau khi sinh non hoặc sảy thai, bác sỹ có thể đề nghị bạn bỏ cái thai này đi. Bởi vì mang thai trong thời gian này có thể gây tổn thương cho tử cung, nguy cơ vỡ tử cung là rất cao. Ngoài ra, việc mang thai khi tử cung chưa hồi phục cũng gây nguy hại cho sự phát triển của thai nhi.
Chúng ta đều biết rằng có nhiều loại thuốc bị cấm trong thai kỳ vì các loại thuốc này có thể gây tác động lớn đến thai nhi như dị tật thai, sảy thai, sinh non. Vì vậy, nếu buộc phải dùng một loại thuốc bị cấm trong khi mang thai, hầu hết bác sỹ cũng sẽ khuyên bạn bỏ thai.
Sau khi tháo vòng tránh thai
Vòng tránh thai được đặt trong tử cung để ngăn cản tinh trùng vào gặp trứng thụ tinh. Vòng tránh thai ít nhiều ảnh hưởng đến tử cung, gây bất lợi đối với sự phát triển của phôi thai. Nếu có thai ngay sau khi tháo vòng sẽ không tốt cho cả mẹ và thai nhi. Phụ nữ có đặt vòng tránh thai nên tháo trước 2-3 tháng nếu muốn sinh con. Lúc đó tử cung sẽ có thời gian ổn định lớp niêm mạc và đến lúc trứng thụ tinh thì giữ thai tốt hơn.
Video đang HOT
Sau khi chụp X-quang
Khi chụp X-quang, lượng chiếu xạ dùng trong y học tuy rất ít nhưng vẫn ảnh hưởng đến tế bào sinh dục trong cơ thể, khiến nhiễm sắc thể của tế bào trứng phát sinh dị hình hoặc đột biến gene. Vì thế, sau khi chụp X-quang ít nhất 4 tuần thì thụ thai mới an toàn.
Quỳnh Trang
Theo Sohu/emdep
Những món bà bầu nên tránh ăn nhiều dịp Tếp dù có ngon đến mấy
Dịp Tết có rất nhiều đồ ăn ngon, hấp dẫn, tuy nhiên có một số món mẹ bầu sẽ phải hạn chế để đảm bảo sức khỏe của bản thân và thai nhi trong bụng.
Trong thời gian mang thai, các mẹ rất nên cẩn thận trong việc ăn uống để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt là trong dịp Tết dù có rất nhiều món ngon, nhưng mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều.
Rượu bia, đồ uống có cồn
Uống rượu bia trong giai đoạn mang thai làm tăng nguy cơ sẩy thai, dị tật thai, thai kém phát triển (Ảnh minh họa).
Ngày Tết không tránh được chuyện mời chào, chúc tụng nhau bằng rượu bia, nhưng các mẹ nên thẳng thắn từ chối những lời mời này bởi uống rượu bia trong giai đoạn mang thai làm tăng nguy cơ sẩy thai, dị tật thai, thai kém phát triển. Nếu mẹ nghiện rượu thì có nguy cơ cao sinh ra trẻ bị khuyết tật.
Các loạt mứt
Tuy mứt làm từ hoa quả nhưng trong quá trình chế biến chất dinh dưỡng đã không còn và thành phần chủ yếu của mứt là đường ngọt. Giống như nhiều loại bánh kẹo khác, mứt chỉ chứa năng lượng rỗng và không có chất dinh dưỡng. Nếu ăn quá nhiều mứt, mẹ bầu dễ bị tiều đường thai kỳ, tăng cân nhanh... Tốt nhất trong dịp Tết, các mẹ bầu chỉ nên nhấm nháp đôi chút thay vì ăn thường xuyên như một món ăn vặt.
Bánh chưng
Bánh chưng là món cổ truyền không thể thiếu trong ngày Tết, nhưng các mẹ nên tránh ăn quá nhiều (Ảnh minh họa).
Bánh chưng làm từ gạo nếp và thịt mỡ, ăn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra những mẹ bầu bị béo phì, cao huyết áp, tiểu đường... cũng không nên ăn bánh chưng.
Các món chiên, rán
Các món chiên rán dễ khiến mẹ bầu dễ bị đầy bụng, buồn nôn (Ảnh minh họa).
Ngày Tết trên bàn tiệc xuất hiện rất nhiều các món chiên rán, ăn nhiều sẽ gây đầy bụng, gia tặng triệu chứng ốm nghén, buồn nôn. Vì vậy các mẹ hãy hạn chế ăn nhiều đồ chiên rán nhé.
Nước ngọt có ga
Các mẹ bầu nên hạn chế uống quá nhiều nước ngọt trong ngày Tết nhé (Ảnh minh họa).
Hầu hết nước ngọt đều chứa một lượng caffein nhất định và chất này mất nhiều thời gian để tiêu hóa trong cơ thể. Trong quá trình mang thai việc tiêu hóa caffeine bị chậm lại, khiến thai nhi bị ảnh hưởng xấu bởi chất này. CO2 trong nước ngọt có ga khiến mẹ bầu có cảm giác chướng khí, tăng cảm giác ợ nóng, buồn nôn.
Chất phosphate có trong nước ngọt có ga khi vào ruột kết hợp với sắt trong thực phẩm sẽ tạo ra các chất không mong muốn cho cơ thể. Phụ nữ mang thai uống nhiều nước ngọt cũng có thể làm mất một số chất sắt gây ra thiếu máu.
Củ kiệu muối
Củ kiệu muối là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết để giúp chống ngán khi ăn thịt đông, giò chả, nem rán... Với những phụ nữ mang thai có vấn đề về tiêu hóa, bị viêm loét dạ dày... nên tránh ăn những đồ muối chua vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn.
Phô mai mềm
Các loại phô mai mềm thường được làm từ sữa chưa tiệt trùng (Ảnh minh họa).
Các loại phô mai mềm nhập khẩu như Brie, Camembert, Feta... xuất hiện rất nhiều trong các bữa tiệc ngày lễ. Những loại phô mai này được làm bằng sữa chưa tiệt trùng và có thể chứa vi khuẩn listeria gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai (nhiễm khuẩn Listeria rất hiếm gặp nhưng các bà mẹ bầu có nguy cơ bị nhiễm trùng cao gấp 10 lần). Tuy nhiên, các loại phô mai cứng như Gouda, Cheddar, Parmesan thì không có vấn đề gì và các mẹ có thể ăn bình thường.
Theo Helino
Phú Thọ: Cấp cứu thành công một sản phụ bị vỡ tử cung, suy thai cấp Các bác sỹ của Trung tâm Sản Nhi - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa phẫu thuật cấp cứu thành công một trường hợp thai phụ bị vỡ tử cung, suy thai cấp do vỡ vết sẹo sau mổ bóc u xơ tử cung. Vào sáng nay ngày 31/12/2019, Trung tâm Sản Nhi tiếp nhận bệnh nhân P.T.H.N. (40 tuổi, trú...