Dự luật mới ở Mỹ “siết chặt” công ty làm ăn với quân đội Trung Quốc
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa sắp công bố 1 dự luật mới nhằm ngăn cản người Mỹ đầu tư vào các công ty quốc phòng có quan hệ với quân đội Trung Quốc.
Một nhóm các nghị sĩ đảng Cộng hòa có kế hoạch công bố một dự luật trong tuần này nhằm ngăn cản người Mỹ đầu tư vào các công ty quốc phòng có quan hệ với quân đội Trung Quốc, Reuters dẫn thông tin từ một tài liệu mà hãng tin này đã xem xét cho biết. Đây là động thái mới nhất trong một loạt các biện pháp nhằm kiểm soát nguồn tài chính của Mỹ đối với các công ty đặt tại Trung Quốc.
Ảnh minh họa: Reuters
Các nghị sĩ Mike Gallagher, Jim Banks và Doug LaMalfa có kế hoạch sẽ sớm công bố dự luật này. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Steve Mnuchin phải nộp một báo cáo lên Quốc hội, liệt kê danh sách các công ty quốc phòng nước ngoài có “một lượng đáng kể các hợp đồng, có mối quan hệ hoặc nhận hỗ trợ từ quân đội Trung Quốc”.
6 tháng sau khi báo cáo trên được ban hành, các công ty và người dân Mỹ sẽ phải rút khỏi các công ty trên và sẽ bị cấm tiến hành các khoản đầu tư mới vào đây.
Video đang HOT
“Một mặt, Quốc hội đang đề nghị người nộp thuế hỗ trợ tăng ngân sách quân sự của chúng ta để cạnh tranh với Trung Quốc. Tuy nhiên, mặc khác, các nguồn quỹ đầu tư lớn của Mỹ lại đang đổ vào các cơ sở công nghiệp quân sự của Trung Quốc. Chúng ta cần chấm dứt sự mâu thuẫn về nhận thức này và dừng tài trợ cho sự nổi lên của trở ngại toàn cầu lớn nhất của chúng ta này (Hàm ý chỉ Trung Quốc – ND)”, nghị sĩ Banks cho biết trong một thông báo.
Động thái trên diễn ra khi chính phủ Mỹ bắt đầu mở rộng cuộc chiến về thương mại và công nghệ với Bắc Kinh giữa bối cảnh 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới leo thang căng thẳng về nguồn gốc của dịch Covid-19.
Hiện vẫn chưa rõ liệu các nghị sĩ đảng Dân chủ và các thành viên khác của đảng Cộng hòa có ủng hộ dự luật trên không, song quan điểm chống Trung Quốc đang tăng cao trong lưỡng viện Mỹ sau khi Quốc hội Trung Quốc thông qua luật an ninh Hong Kong.
Hôm 29/5, Tổng thống Trump cho biết chính quyền của ông sẽ xem xét các biện pháp nhằm bảo vệ người Mỹ khỏi những rủi ro khi đầu tư vào các công ty Trung Quốc, đồng thời gia tăng sức ép với các công ty này nhằm tuân theo các quy định công khai ở Mỹ.
Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua một dự luật vào đầu tháng này nhằm ngăn cản một số công ty Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ trừ khi họ tuân theo các tiêu chuẩn kiểm toán và các quy định của Mỹ.
Tướng Trung Quốc để ngỏ khả năng tấn công Đài Loan
Thượng tướng Lý Tác Thành cho biết quân đội Trung Quốc không loại trừ sử dụng vũ lực nếu không còn cách nào khác ngăn Đài Loan độc lập.
"Nếu khả năng thống nhất trong hòa bình không còn, các lực lượng vũ trang cùng cả nước, bao gồm cả người dân Đài Loan, sẽ tiến hành tất cả bước đi cần thiết để đập tan mọi âm mưu hoặc hành động ly khai", thượng tướng Lý Tác Thành, tham mưu trưởng Bộ Tham mưu Liên hợp thuộc Quân ủy Trung ương Trung Quốc, tuyên bố hôm nay.
Phát biểu của tướng Lý được đưa ra tại lễ kỷ niệm 15 năm ban hành luật chống ly khai, được tổ chức tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh. Luật này giúp Trung Quốc có căn cứ pháp lý cho hành động quân sự chống lại Đài Loan nếu hòn đảo đòi ly khai hoặc sắp có động thái như vậy.
Thượng tướng Lý Tác Thành, tham mưu trưởng Bộ Tham mưu Liên hợp thuộc Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Ảnh: AP.
"Chúng tôi không hứa hẹn từ bỏ việc sử dụng vũ lực, và bảo lưu khả năng sử dụng mọi biện pháp cần thiết để ổn định và kiểm soát tình hình ở eo biển Đài Loan", ông Lý nói thêm.
Cũng tại sự kiện, Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Lật Chiến Thư cho biết các biện pháp phi hòa bình là lựa chọn cuối cùng. "Miễn là còn cơ hội dù là nhỏ nhất cho một giải pháp hòa bình, chúng tôi sẽ nỗ lực gấp trăm lần", ông nói.
Tuy nhiên, ông Lật Chiến Thư vẫn "nghiêm khắc cảnh báo" các thế lực đòi độc lập và ly khai ở Đài Loan. "Con đường độc lập của Đài Loan sẽ đi vào ngõ cụt. Bất cứ thách thức nào với luật chống ly khai đều sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc", ông Lật cho hay.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Quan hệ giữa hai bờ eo biển trở nên căng thẳng từ khi bà Thái Anh Văn, người phản đối chính sách "Một Trung Quốc", trở thành lãnh đạo Đài Loan.
Tình hình leo thang khi bà Thái tái đắc cử với tỷ lệ ủng hộ kỷ lục 61%. Trong lễ tái nhậm chức hôm 20/5, bà tuyên bố muốn đối thoại với Bắc Kinh, nhưng không chấp nhận để họ sử dụng mô hình "một quốc gia, hai chế độ" để hạ cấp Đài Loan và làm suy yếu tình trạng qua eo biển.
Tại kỳ họp quốc hội thường niên tuần trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tái khẳng định mục tiêu thống nhất Đài Loan, nhưng không còn sử dụng từ "hòa bình" trong cụm từ "thống nhất hòa bình", vốn luôn xuất hiện trong bài phát biểu về vấn đề Đài Loan của các lãnh đạo Trung Quốc tại kỳ họp quốc hội trong ít nhất 40 năm qua.
Tuy nhiên, một quan chức Đài Loan cấp cao giấu tên cho rằng phát biểu của ông Lý không phải dấu hiệu thể hiện Bắc Kinh đã thay đổi cách tiếp cận vấn đề hai bờ eo biển. "Họ vẫn đề cập tới mô hình thống nhất một cách hòa bình, nhưng sử dụng cách nói gián tiếp", quan chức này nói.
Đài Loan định mua tên lửa chống hạm Mỹ Đài Loan muốn mua tên lửa chống hạm Harpoon do Mỹ chế tạo nhằm cải thiện năng lực phòng thủ, kế hoạch có thể được thực thi trong năm 2023. "Đài Loan đã tự phát triển tên lửa chống hạm Hùng Phong 2, nhưng các tổ hợp tên lửa Harpoon trên mặt đất có khả năng cơ động vượt trội. Nếu Mỹ chấp...