Dự luật chi tiêu chính phủ vượt qua ‘ải’ Thượng viện Mỹ
Ngày 22/12, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu của chính phủ trị giá 1.660 tỷ USD và chuyển tới Hạ viện để thông qua trước khi trình Tổng thống Joe Biden ký phê chuẩn nhằm tránh nguy cơ chính phủ liên bang phải đóng cửa một phần.
Quang cảnh bên ngoài Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington D.C. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, dự luật trên cung cấp các khoản kinh phí giúp quân đội và hàng loạt cơ quan phi quân sự của Mỹ duy trì hoạt động đến ngày 30/9/2023, đồng thời cung cấp các khoản viện trợ trị giá 44,9 tỷ USD cho Ukraine. Ngoài ra, dự luật cũng cấm sử dụng mạng xã hội TikTok của Trung Quốc trên các thiết bị của chính phủ liên bang.
Chủ tịch Ủy ban Phân bổ Ngân sách Thượng viện, Thượng nghị sĩ Dân chủ Patrick Leahy, người sẽ nghỉ hưu vào năm tới sau gần 5 thập kỷ làm việc tại Thượng viện, ca ngợi sự ủng hộ lưỡng đảng trong việc thông qua dự luật này sau nhiều tháng đàm phán.
Các lãnh đạo Hạ viện và Thượng viện nỗ lực thúc đẩy thông qua dự luật và trình Tổng thống Joe Biden vào cuối tuần này để đảm bảo các hoạt động của chính phủ không bị gián đoạn. Nếu dự thảo ngân sách không được thông qua, chính phủ sẽ buộc phải đóng cửa một phần từ ngày 24/12, ngay trước kỳ nghỉ Giáng sinh, và có thể tiếp tục gián đoạn hoạt động sau khi đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Hạ viện từ ngày 3/1/2023.
Điện Kremlin lên tiếng về việc Tổng thống Ukraine thăm Mỹ, nhận gói viện trợ quân sự tỷ đô
Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên từ khi chiến sự bùng nổ, Tổng thống Ukraine đã nhận được hàng loạt vũ khí hiện đại do Mỹ viện trợ.
Video đang HOT
Theo người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, việc Mỹ tăng cường chuyển giao vũ khí cho Ukraine sẽ làm xung đột leo thang căng thẳng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tổ chức họp báo chung tại Nhà Trắng ở Washington. Ảnh: Reuters
Ngày 21/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine trị giá 1,85 tỷ USD sẽ bao gồm: 01 hệ thống phòng không tên lửa Patriot, tên lửa chống radar HARM, đạn dược cho hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS, 37 xe bọc thép Cougar và 50.000 tên lửa Grad.
Gói viện trợ này cũng sẽ bao gồm 45.000 quả đạn 152 mm, 20.000 quả đạn 122 mm, 100.000 quả đạn 125 mm cho xe tăng, 500 quả đạn pháo chính xác 155 mm, hệ thống liên lạc vệ tinh và các thiết bị khác.
Trong khi đó, theo Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, khoản viện trợ mới bao gồm khoản tiền 1 tỷ USD để cung cấp cho Ukraine "năng lực phòng không và tấn công chính xác mở rộng" và thêm 850 triệu USD hỗ trợ an ninh.
Không chỉ có vậy, Ukraine còn nhận được sự ủng hộ quan trọng từ Thượng viện Mỹ. Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer cho rằng hiện chưa phải lúc để chính quyền Tổng thống Joe Biden giảm mức độ hỗ trợ cho Ukraine, trong bối cảnh Nga đang tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt. Phát biểu tại Thượng viện Mỹ, ông Schumer nêu rõ: "Bây giờ không phải là lúc chúng ta ngừng can thiệp trong vấn đề hỗ trợ Ukraine".
Hôm 21/12, các nhà đàm phán Quốc hội Mỹ đã đạt được thỏa thuận về dự thảo đề xuất chi tiêu tổng thể trị giá 1.700 tỷ USD để tài trợ cho chính phủ liên bang cho đến ngày 30/9/2023. Chính phủ Mỹ sẽ bác bỏ đề xuất trên nếu cả hai viện của Quốc hội không thông qua dự luật hoặc một nghị quyết tiếp theo. Trong ngày 21/12, các Thượng nghị sĩ Mỹ dự kiến sẽ xem xét kế hoạch tổng thể, bao gồm gói viện trợ khẩn cấp mới cho Ukraine trị giá 45 tỷ USD
Nhiều quan chức phương Tây, gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, nói rằng họ ủng hộ Ukraine để làm suy yếu Nga và khẳng định họ không phải là một bên trong cuộc xung đột.
Trong khi các lô vũ khí ban đầu chỉ bao gồm các loại vũ khí nhỏ, tên lửa chống tăng và phòng không di động, các nước NATO sau đó đã gửi cho Ukraine xe tăng, máy bay chiến đấu, máy bay không người lái, tên lửa và pháo ống, cũng như hệ thống phòng không phức tạp hơn.
Nga đã nhiều lần cảnh báo Mỹ và các đồng Mỹ rằng việc liên tục bơm vũ khí cho Ukraine có thể xảy ra nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Moskva và NATO, đồng thời cáo buộc phương Tây kéo dài xung đột ở Ukraine.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot. Ảnh: Reuters
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 21/12 bắt đầu chuyến thăm Mỹ theo lời mời của giới chức nước này. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra hồi cuối tháng 2. Chuyến thăm được đánh giá có ý nghĩa quan trọng khẳng định mối quan hệ giữa Ukraine với Mỹ trong bối cảnh Kiev kêu gọi Washington và đồng minh tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế, nhân đạo.
Các nhà phân tích cho rằng mục đích chuyến công du lần này của ông Zelensky là nhằm thuyết phục các nghị sĩ Cộng hòa Mỹ, những người sẽ kiểm soát Hạ viện vào đầu năm sau và cũng là những người phản đối các khoản viện trợ khổng lồ cho Ukraine.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu tại cuộc họp báo ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Phản ứng về chuyến thăm, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói chuyến thăm sẽ "không mang lại điều gì tốt đẹp" cho Kiev. Ông cũng nói rằng việc Mỹ tăng cường chuyển giao vũ khí cho Ukraine sẽ làm leo thang căng thẳng xung đột.
"Washington vẫn chuyển giao vũ khí và phạm vi của các loại vũ khí đang được mở rộng. Động thái này chắc chắn dẫn đến xung đột leo thang và không phải điềm lành cho Ukraine", hãng thông tấn TASS dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với báo giới. Bình luận này là phản ứng chính thức đầu tiên của Nga trước thông tin Tổng thống Ukraine có chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Mỹ kể từ khi chiến sự nổ ra hồi tháng 2.
Phát biểu tại cuộc họp các chỉ huy quân sự hàng đầu của Nga hôm 21/12, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu cũng cho biết các lực lượng vũ trang Nga hiện nay đang đối mặt với các lực lượng đồng minh của phương Tây. Ông nói: "Mỹ và đồng minh cung cấp cho Kiev vũ khí, huấn luyện binh sĩ cho họ, cung cấp thông tin tình báo, cử cố vấn và lính đánh thuê, phát động chiến tranh thông tin và trừng phạt chống lại chúng ta".
Thượng viện Mỹ phê chuẩn Đại sứ tại Nga Ngày 21/12, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn bà Lynne Tracy làm Đại sứ tại nước này tại Nga, chấm dứt tình trạng khuyết vị trí này 3 tháng qua trong bối căng thẳng gia tăng do cuộc xung đột tại Ukraine. Bà Lynne Tracy. Ảnh: Twitter/TTXVN Với 93 phiếu thuận và 2 phiếu chống, Thượng viện phê chuẩn bà Lynne Tracy, người...