Dự luật cấm phụ nữ Campuchia mặc váy ngắn gây tranh cãi
Giới chức Campuchia đề xuất dự luật cấm phụ nữ mặc váy quá ngắn nhằm gìn giữ truyền thống, nhưng các nhà phê bình cho rằng đây là công cụ kiểm soát.
Dự luật đề xuất trao quyền cho cảnh sát Campuchia xử phạt những người “ăn mặc không phù hợp”, gồm mặc váy quá ngắn hoặc áo sơmi trong suốt khi ra ngoài với phụ nữ và cởi trần nơi công cộng với đàn ông. Nếu được quốc hội và một số bộ ngành của Campuchia thông qua, dự luật sẽ có hiệu lực vào năm tới.
Các vũ công biểu diễn ở Công viên Tự do nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia, tháng 12/2019. Ảnh: Reuters.
Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Ouk Kimlekh, người phụ trách quá trình soạn thảo dự luật, cho rằng quy định này là cần thiết để bảo tồn nét văn hoá truyền thống.
“Thật tốt đẹp nếu luôn mặc váy trùm qua gối. Nó không hoàn toàn là vấn đề trật tự công cộng, mà là vấn đề truyền thống và phong tục”, ông nói.
Trong khi đó, các nhà nhân quyền bày tỏ lo ngại dự luật là một công cụ để kiểm soát phụ nữ và tước mất tự do của họ.
“Những tháng gần đây, chúng tôi đã chứng kiến việc kiểm soát cơ thể và trang phục của phụ nữ ở các cấp chính quyền cao nhất, làm suy yếu các quyền của phụ nữ về tự chủ thân thể và thể hiện bản thân, đổ lỗi cho phụ nữ về bạo lực xảy ra đối với họ”, Chak Sopheap, giám đốc điều hành Trung tâm Từ thiện Nhân quyền Campuchia, nói.
Đầu năm nay, một phụ nữ Campuchia đã bị kết án 6 tháng tù vì tội khiêu dâm và khoe thân không đứng đắn khi mặc trang phục lộ liễu để bán quần áo và mỹ phẩm trực tuyến qua Facebook. Vụ bắt giữ diễn ra chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Hun Sen kêu gọi nhà chức trách truy quét những phụ nữ mặc đồ khiêu gợi livestream bán hàng, điều ông cho là “làm dơ bẩn văn hóa Campuchia” và thúc đẩy lạm dụng tình dục.
Video đang HOT
Các nhóm nhân quyền cho rằng luật mới có thể làm tăng nguy cơ tấn công tình dục hoặc quấy rối tình dục với phụ nữ vì dẫn tới văn hoá đổ lỗi cho nạn nhân.
“Trừng phạt phụ nữ vì cách lựa chọn trang phục của họ sẽ củng cố quan niệm rằng phụ nữ là nguyên nhân của bạo lực xảy ra với họ”, Ming Yu Hah, Phó giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nói. “Việc viện dẫn ‘truyền thống dân tộc’ đặt ra câu hỏi: ai định nghĩa truyền thống, trên cơ sở nào và kết cục là gì?”.
Nhiều người Campuchia quan niệm phụ nữ phải phục tùng và im lặng, một di sản của Chbap Srey, bộ quy tắc ứng xử với phụ nữ mà Liên Hợp Quốc năm ngoái cho rằng nên loại bỏ hoàn toàn khỏi các trường học nước này. Nó được coi là căn nguyên dẫn đến vị thế thiệt thòi của phụ nữ trong xã hội Campuchia.
Chbap Srey có tuổi đời hàng thế kỷ, từng là một phần trong chương trình học tại Campuchia cho đến năm 2007, dạy phụ nữ phải biết nghe lời và quy định cách họ thể hiện bản thân.
Quốc gia cách ly phụ nữ với đàn ông để chống dịch Covid-19
Trong khi Covid-19 lây lan, nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng những cách khác nhau để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Tại một quốc gia Nam Mỹ, đàn ông và phụ nữ được cách ly để hạn chế tiếp xúc với nhau khi ra khỏi nhà.
Theo quy định của Colombia, đàn ông chỉ được ra đường vào những ngày lẻ và ngược lại, phụ nữ sẽ được ra khỏi nhà vào những ngày chẵn.
Đây là biện pháp phòng chống Covid-19 theo giới tính của Colombia. Vào những ngày lẻ tại Colombia, ra đường sẽ chỉ toàn nhìn thấy đàn ông. Đàn ông ở tiệm bánh, đàn ông đạp xe ngoài đường, đàn ông đi dạo trong công viên và đàn ông ở các cửa hàng bán nhu yếu phẩm.
Một số quốc gia tại khu vực Mỹ Latinh đang phải đối mặt với sự bùng phát của Covid-19, điển hình là Ecuador - nơi hàng trăm người đã tử vong trong những ngày gần đây.
Đàn ông ra đường vào ngày lẻ tại Colombia (ảnh: NY Times)
Trong tổng số hơn 60.000 ca nhiễm Covid-19 tại khu vực Mỹ Latinh, Colombia đã chiếm hơn 3.000 trường hợp. Những ca nhiễm virus tại Colombia chủ yếu tập trung tại thủ đô Bogota - trung tâm kinh tế, chính trị của đất nước.
Trong khi một số nước khác cùng khu vực thực hiện hiện lệnh hạn chế tiếp xúc xã hội hoặc giới nghiêm thì Colombia lại thực hiện một biện pháp tương đối mới mẻ gọi là "cách ly giới".
Quy định ra đường theo ngày chẵn lẻ tại Colombia không được áp dụng với những người đang làm việc trong các lĩnh vực thiết yếu như cung cấp thực phẩm, chăm sóc sức khỏe hoặc một số trường hợp đặc biệt khác.
Những người vi phạm lệnh "cách ly giới" sẽ phải đối mặt với án phạt lên giới 240 USD (khoảng 5 triệu VNĐ), tương đương một tháng lương theo mức tối thiểu của Colombia.
Một binh sĩ đeo khẩu trang trong dịch Covid-19 (ảnh: NY Times)
Trước đây, Colombia từng muốn giảm tắc đường và ô nhiễm bằng cách quy định xe nào có thể ra đường trong ngày dựa theo biển số.
Thị trưởng của Bogota cho biết, những người đồng tính có thể ra đường theo giới tính mà họ đã xác định và cảnh sát phải tôn trọng điều đó. Trong 2 ngày đầu tiên khi biện pháp "cách ly giới" được thực hiện, cảnh sát Bogota đã xử phạt 104 phụ nữ và 610 người đàn ông vi phạm.
Peru cũng ban hành biện pháp tương tự như Colombia, tuy nhiên sau đó đã phải hủy bỏ vì lo ngại sự phân biệt đối xử với người đồng tính.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Vương Nam
Tuổi tác có phải là nguy cơ duy nhất gây ra tình trạng bệnh COVID-19 nặng? Người già dường như là đối tượng có nguy cơ tử vong cao nhất khi virus corona mới tiếp tục hoành hành. Tuy nhiên, đây không phải là nhóm duy nhất có khả năng gặp nguy hiểm do bệnh COVID-19 Một trong những điều chưa được lý giải đó là đàn ông dường như có nguy cơ ảnh hưởng cao hơn nhiều so...