Dư luận Ukraine thay đổi quan điểm trong đàm phán với Nga?
Theo một cuộc thăm dò gần đây, một tỷ lệ lớn người Ukraine tin rằng nên có một thỏa thuận hòa bình, nhưng không phải theo các điều khoản của Nga.
Các chuyên gia cho biết xã hội Ukraine đang bị chia rẽ và bối rối trong bối cảnh một cuộc chiến kéo dài hơn dự kiến.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại cuộc họp ở Kiev ngày 22/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Đài phát thanh Quốc tế Deutsche Welle (Đức) ngày 19/7, hiện ngày càng có nhiều cuộc thảo luận về khả năng đàm phán hòa bình với Nga ở Ukraine. Cho đến nay, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky luôn từ chối mọi thỏa thuận tiềm năng với lãnh đạo Nga hiện tại và đã ban hành sắc lệnh bác bỏ các cuộc đàm phán với Tổng thống Vladimir Putin. Tuy nhiên, tình hình có thể đang thay đổi khi Tổng thống Zelensky đã đề xuất rằng các đại diện của Nga nên tham dự “ hội nghị thượng đỉnh hòa bình” thứ hai mà Ukraine dự kiến tổ chức vào tháng năm nay
Một cuộc khảo sát do Trung tâm Razumkov thực hiện cho tờ báo trực tuyến Ukraine Dzerkalo Tyzhnia cho thấy 44% người Ukraine ở các khu vực phía sau tiền tuyến tin rằng đã đến lúc bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức giữa Kiev và Moskva; 35% không thấy có lý do để bắt đầu đàm phán hòa bình, và 21% chưa quyết định.
Khảo sát cũng cho thấy người dân Ukraine hoàn toàn phản đối việc chấp nhận các điều kiện mà phía Nga đưa ra để chấm dứt xung đột. Gần 83% số người được khảo sát phản đối việc rút quân đội Ukraine khỏi các khu vực Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhia chưa do Nga kiểm soát, và khoảng 84% phản đối việc nhượng lại các vùng lãnh thổ này cho Nga. Hơn nữa, 77% phản đối việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga.
Video đang HOT
Về vấn đề trung lập, không liên kết và phi hạt nhân của Ukraine, thái độ của người dân ở các khu vực do Kiev kiểm soát vẫn chưa rõ ràng: 58% số người được hỏi phản đối tình trạng này, trong khi 22% ủng hộ.
Khi được hỏi về điều kiện tối thiểu để ký kết hiệp ước hòa bình với Nga, hơn 51% cho biết Ukraine cần phải được giải phóng các khu vực đang do Nga kiểm soát và trở về phạm vi biên giới năm 1991. Mặc dù phần lớn người Ukraine mong muốn khôi phục những biên giới này, gần một nửa số người được hỏi (46%) cho rằng việc từ chối nghĩa vụ quân sự không phải là vấn đề đáng xấu hổ. Chỉ có 29% giữ quan điểm ngược lại, trong khi 25% vẫn chưa quyết định.
Nhà khoa học chính trị Oleh Saakyan cho biết sự thất vọng của người dân thể hiện qua những phản ứng mâu thuẫn này. Ông nhấn mạnh rằng cả chính quyền và giới tinh hoa chưa đưa ra viễn cảnh rõ ràng về cuộc sống ở Ukraine trong điều kiện xung đột kéo dài.
Về phần mình, Ihor Reiterovich từ Đại học Quốc gia Taras Shevchenko tại Kiev chỉ ra rằng Tổng thống Ukraine đã ngừng đề cập đến biên giới năm 1991 như một điều kiện tiên quyết cho hòa bình trong vài tháng qua, nhưng cũng không đưa ra biên giới mới, điều này gây bối rối cho xã hội Ukraine. Ông Reiterovich khuyến nghị chính phủ nên mở đối thoại cởi mở với xã hội để xây dựng một tầm nhìn rõ ràng về tương lai và nhận được sự ủng hộ của người dân.
Các chuyên gia cũng đồng ý rằng những cuộc khảo sát như vậy là cần thiết để chính phủ Ukraine đưa ra các lựa chọn rõ ràng cho tương lai và chuẩn bị cho “hội nghị thượng đỉnh hòa bình” lần thứ hai theo tầm nhìn của mình. Họ cũng nhấn mạnh rằng việc theo dõi tâm trạng công chúng và nhận diện động lực là rất quan trọng để chuẩn bị cho các thách thức trong tương lai.
Hungary nói về khả năng diễn ra đàm phán hoà bình Nga - Ukraine trong năm nay
Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hungary Peter Szijjarto cho rằng các cuộc đàm phán hòa bình để giải quyết xung đột ở Ukraine có thể khởi động trong năm nay, nếu ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới.
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto trong một cuộc họp báo tại Budapest. Ảnh: AFP/TTXVN
"Tôi nghĩ rằng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chắc chắn sẽ là một bước ngoặt trong vấn đề đàm phán hòa bình về Ukraine. Tôi nghĩ rằng nếu ông Trump giành chiến thắng, sẽ có cơ hội tốt để các cuộc đàm phán hòa bình được khởi động ngay trong năm nay", ông Szijjarto nói.
Quan chức này cho hay lập trường của Mỹ về cuộc xung đột ở Ukraine sẽ thay đổi dưới thời ông Trump.
Theo ông Szijjarto, trong một cuộc gặp gần đây với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã chia sẻ kết quả các chuyến thăm của ông tới Nga và Trung Quốc, như một phần của nỗ lực hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.
Ông Szijjarto nói rằng, trong số tất cả các nhà lãnh đạo thế giới đương đại, chỉ có ông Trump mới có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine nếu tái đắc cử vào tháng 11.
Vị quan chức này nói thêm rằng Hungary đã sẵn sàng trở thành địa điểm tổ chức các cuộc đàm phán tiềm năng giữa Nga và Ukraine để giải quyết cuộc khủng hoảng đang diễn ra.
Ông Szijjarto nhớ lại rằng vài ngày sau khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, Budapest đã nỗ lực khuyến khích các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp giữa Nga và Ukraine bằng cách liên hệ với cả Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và ông Andrey Yermak, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine.
"Tôi đã nói với họ điều tương tự: Hungary luôn sẵn sàng tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán, chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp bất kỳ địa điểm nào tại Hungary, nơi cả hai bên đều được hưởng các điều kiện bình đẳng, an ninh bình đẳng và cơ hội bình đẳng", ông Szijjarto nói.
Ông nhấn mạnh lập trường của Hungary hiện vẫn không thay đổi. "Vì vậy, nếu các bạn cần chúng tôi, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ các bạn", ông nói thêm.
Bình luận của ông Szijjarto được đưa ra sau khi ông Orban thực hiện "sứ mệnh hoà bình" đầu tháng này tới gặp gỡ các nhà lãnh đạo Ukraine, Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ. Ông cũng thúc giục Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chấp thuận ngừng bắn. Song nhà lãnh đạo Ukraine đã từ chối đề xuất này với lập luận rằng ông Orban có quá ít ảnh hưởng để làm trung gian cho thỏa thuận này.
Chuyến công du của ông Orban đã khiến nhiều quan chức phương Tây tức giận. Nghị viện châu Âu gọi những nỗ lực của ông là "không liên quan" và "vi phạm trắng trợn các hiệp ước và chính sách đối ngoại chung của EU". EU đã lập luận rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào về tương lai của Ukraine đều phải bao gồm Kiev.
Nhà lãnh đạo Hungary cũng đã gặp ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump, người đã cam kết sẽ giải quyết xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ nếu ông đắc cử vào tháng 11.
Bình luận về các cuộc đàm phán giữa ông Orban và ông Trump, ông Szijjarto nói rằng khi không có nhà lãnh đạo hiện tại nào có khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng này, cần phải tìm kiếm các nhà lãnh đạo tương lai.
"Nếu nhìn vào các nhà lãnh đạo tương lai, chỉ có cựu Tổng thống Trump mới có thể được bầu trong tương lai gần và có thể thực hiện thành công sứ mệnh tạo ra hòa bình ở châu Âu", ông nói thêm.
Ngoại trưởng Nga: Moskva sẵn sàng đàm phán hòa bình với Ukraine Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố Moskva sẵn sàng đàm phán về các vấn đề an ninh với Ukraine và châu Âu. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: AFP/TTXVN "Chúng tôi sẵn sàng đàm phán. Nhưng xét đến kinh nghiệm đáng buồn của các cuộc đàm phán và tham vấn với phương Tây và Ukraine, tôi hy vọng vào một giai đoạn...