Dư luận TQ “cuồng nộ” với bê bối 250.000 vắc-xin “rởm”
Vụ bê bối mới nhất của ngành y tế đã gây ra cơn khủng hoảng diện rộng, đánh thẳng vào niềm tin của người tiêu dùng và cả giới lãnh đạo.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: Reuters.
Theo Reuters đưa tin, cổ phiếu của các công ty sản xuất vắc-xin, các tập đoàn công nghệ sinh học tại Trung Quốc vào hôm này (23.7) đều tụt giảm sau khi Thủ tướng nước này là Lý Khắc Cường lên tiếng chỉ trích Công ty Công nghệ Sinh học Changsheng đã vi phạm đạo đức y tế.
Cụ thể, Changseng bị phát hiện đã làm giả các tài liệu sản xuất liên quan tới vắc-xin bệnh dại dùng cho trẻ em. Bên cạnh đó, công ty này đã bị phê phán là đã làm hỏng bộ mặt của ngành y tế trong bối cảnh Trung Quốc đang cố xóa bỏ tai tiếng làm giả, làm nhái thuốc và vắc-xin, hướng tới việc đưa vắc-xin nội địa ra thị trường thế giới.
“Chúng ta sẽ nhất quyết triệt phá các hoạt động tội phạm bất hợp pháp đe dọa đến an toàn tính mạng của người dân, nhất quyết trừng phạt tội phạm theo luật và nhất quyết, triệt để chỉ trích sự lơ là trong quá trình giám sát”, Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố.
Vắc-xin “rởm” đang trở thành một trong những chủ đề nóng bỏng nhất với người dân Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Hiện tại, dù vẫn chưa có báo cáo nào về việc vắc-xin lỗi gây ra hậu quả, Changshen vẫn bị buộc phải đình chỉ việc sản xuất, triệu hồi toàn bộ các sản phẩm của mình. Ngoài ra, Changseng cho biết, một số sản phẩm vắc-xin khác của công ty này cũng đã bị một số cơ quản kiểm soát dịch bệnh địa phương “cấm cửa”.
Theo Reuters, đây không phải là lần đầu tiên Changsheng dính líu đến vấn đề chất lượng sản phẩm. Vào năm ngoái, Changsheng đã bán ra thị trường 252.600 liều vắc-xin bạch hầu, ho gà và uốn ván DPT không đạt tiêu chuẩn.
Được biết, kể từ sau khi vụ việc vỡ lở vào hồi giữa tháng 7, cổ phiếu của Changsheng đã tụt giảm 47%. Trong khi đó, chỉ số chứng khoán y tế CSI 300 cũng bị giảm khoảng 5%. Bê bối này có tác động mạnh với ngành kinh doanh y tế tới mức tờ Nhật báo Trung Quốc đã phải cảnh báo rằng vụ việc Changsheng sẽ biến thành khủng hoảng y tế công cộng nếu chính phủ không xử lý một cách “hợp lý và minh bạch”.
Theo ghi nhận của Reuters, trong bối cảnh an toàn thực phẩm và an toàn thuốc là những vấn đề cực kỳ nhạy cảm và được đề cao với công chúng Trung Quốc, vụ bê bối vắc-xin Changsheng đang trở thành một trong những chủ đề nóng bỏng, thu hút nhiều chỉ trích và phẫn nộ nhất trên mạng xã hội Sina Weibo của nước này.
Theo Danviet
EU từ chối "bắt tay" Trung Quốc chống lại đồng minh Mỹ
Trung Quốc được cho là đang thương lượng với EU nhằm chống lại chính sách thương mại của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong bối cảnh quan hệ Mỹ - EU đang có nhiều bất đồng. Tuy nhiên, EU dường như đã từ chối đề xuất này.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, trong các cuộc gặp cấp cao từng diễn ra tại Bỉ, Đức và Bắc Kinh, các quan chức Trung Quốc bao gồm Phó Thủ tướng Lưu Hạc và Ngoại trưởng Vương Nghị, đã đề xuất thành lập liên mình giữa 2 nền kinh tế lớn Trung Quốc - EU. Bắc Kinh đồng thời cho biết sẽ cho phép EU thâm nhập rộng hơn vào thị trường nước này nhằm thể hiện thiện chí muốn hợp tác. Trung Quốc cũng đồng thời đề xuất bắt tay với EU để đáp trả Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
Tuy nhiên, EU dường như đã từ chối hợp tác với Bắc Kinh để chống lại Mỹ trước thềm hội nghị thượng đỉnh châu Âu - Trung Quốc diễn ra ở Bắc Kinh từ ngày 16-17/7, Reuters trích lời 5 quan chức và nhà ngoại giao EU, đưa tin.
Thay vào đó, hội nghị thượng đỉnh được kỳ vọng sẽ chỉ thống nhất lại cam kết của các bên về một hệ thống thương mại đa phương và thành lập một nhóm hợp tác nhằm hiện đại hóa WTO.
Hội nghị lần này dự kiến sẽ có sự tham gia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường và các quan chức hàng đầu châu Âu. Bắc Kinh được cho là sẽ sẵn sàng "bật đèn xanh" cho các khoản đầu tư vào châu Âu trong một số lĩnh vực.
Mặc dù vậy, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã truyền tải đi thông điệp rằng EU dường như nghiêng về phía Trung Quốc, gián tiếp đưa EU vào thế khó xử với đồng minh Mỹ.
Quan điểm của EU
Hai hội nghị thượng đỉnh EU - Trung Quốc diễn ra vào năm 2016 và 2017 đã kết thúc mà không đạt được tuyên bố chung do 2 bên bất đồng quan điểm về vấn đề Biển Đông và thương mại.
"Trung Quốc muốn châu Âu phải đứng về phe họ để chống lại Washington, họ muốn EU phải chọn 1 trong 2 bên. Chúng tôi sẽ không làm vậy và chúng tôi đã nói với họ rõ ràng", một quan chức ngoại giao châu Âu nói.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa đưa ra hồi đáp khi được hỏi về mục tiêu của Bắc Kinh trong hội nghị thượng đỉnh năm 2018 là gì.
Trong một bài xã luận đăng tải ngày 4/7, Tân Hoa Xã của Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh và châu Âu "nên cùng nhau chống lại chủ nghĩa bảo hộ thương mại".
Dù châu Âu tỏ ra không mấy hài lòng với động thái của Mỹ áp thuế suất lên mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu từ EU, cũng như một số bất đồng khác về mặt chiến lược, nhưng EU và Washington đều thống nhất rằng Trung Quốc dường như đang cố tình thao túng nền thương mại với tham vọng trở thành số 1 thế giới.
"Chúng tôi đồng thuận với hầu hết quan điểm chống lại Trung Quốc từ Mỹ, chỉ là chúng tôi không đồng tình với cách Washington xử lý vấn đề", một nhà ngoại giao khác chia sẻ với Reuters.
Theo một quan chức EU, Trung Quốc, mặt khác dường như đang muốn chia rẽ phương Tây. Nếu như Tổng thống Trump đã có những động thái khiến các đồng minh thân thiết có thể xa rời Mỹ liên quan tới thương mại tự do, biến đối khí hậu và chính sách đối ngoại, thì Trung Quốc dường như đang cố tình muốn xoáy sâu vào vấn đề này và khiến sự chia rẽ sâu sắc hơn.
Căng thẳng tại hội nghị thượng đỉnh G7 hồi tháng trước được cho như một "món quà" dành cho Bắc Kinh. Từ năm 2017 tới nay, Trung Quốc được cho là khẩn trương trong việc tìm kiếm những quốc gia có chung quan điểm nhằm hợp tác chống lại chính sách "nước Mỹ là trên hết" của ông Trump.
Mặc dù vậy, theo các quan chức EU, những đề nghị mở cửa thị trường của Trung Quốc chỉ mang tính biểu tượng và không bền vững. Ví dụ như quyết định của Bắc Kinh hồi tháng 5 nhằm giảm thuế suất với các mặt hàng xe nhập khẩu từ EU, thực chất không tạo được thay đổi gì đáng kể do tỉ trọng của mặt hàng này rất nhỏ so với quy mô thị trường.
Đức Hoàng
Theo Dantri
"Thập kỷ vàng" Canada - Trung Quốc gặp khó vì ông Trump Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 16-6 cho biết sẽ đánh thuế 25% lên 659 mặt hàng Mỹ trị giá 50 tỉ USD để đáp trả động thái tương tự từ Washington. Mức thuế lên số hàng hóa Mỹ trị giá 34 tỉ USD, trong đó có nông sản, sẽ có hiệu lực từ ngày 6-7. Thời điểm thực thi thuế quan với...