Dư luận TP.HCM “thở phào” khi Nguyễn Phương Hằng bị bắt, đề nghị khởi tổ bổ sung tội danh
Theo Luật sư Trần Minh Hùng, nếu trong quá trình khởi tố, điều tra vụ án, xác định có những hành vi vi phạm khác thì Nguyễn Phương Hằng có thể bị khởi tố bổ sung.
Thông tin Nguyễn Phương Hằng (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam) bị Công an TP.HCM khởi tố và bắt tạm giam được công bố vào chiều tối 24/3 thu hút sự quan tâm của dư luận. Tại TP.HCM, rất nhiều người dân ủng hộ quyết định này của các cơ quan điều tra vì cho rằng, Nguyễn Phương Hằng đã gây rối trên không gian mạng khá lâu và có nhiều phát ngôn phản cảm, xem thường luật pháp.
Nguyễn Phương Hằng tại Cơ quan điều tra Công an TP.HCM. (Ảnh: CACC)
Dư luận ủng hộ quyết định khởi tố vụ án
“Cuối cùng ngày này cũng tới”, “Hoan hô công an và chính quyền”, “Bắt là đúng, sớm muộn gì cũng có ngày này”, “Từ nay không bị tra tấn bởi những màn livestream tào lao của bà ấy nữa”, “Mạng xã hội từ nay bình yên hơn, sạch hơn rồi”, “Giàu có tới mức nào cũng đừng có coi thường pháp luật” … Đó là những bình luận xuất hiện rất nhiều dưới mỗi bài đăng tin về việc Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố và bắt giam.
Anh Nguyễn Hồng Quân – một người dân sống ở TP.Thủ Đức cho rằng, Nguyễn Phương Hằng thời gian vừa qua đã có nhiều buổi livestream với phát ngôn ngông cuồng, thiếu căn cứ. Bà ta đã cho mình quyền buộc tội nhiều cá nhân ăn chặn tiền từ thiện nhưng không có bằng chứng. Sau khi cơ quan chức năng điều tra, kết luận những người đó không có dấu hiệu lừa đảo, ăn chặn tiền từ thiện, Nguyễn Phương Hằng vẫn tiếp tục công kích, phỉ báng họ. Thậm chí, bà ta còn tự ý đến “thăm nhà” những người đang có mâu thuẫn với mình, gây nên việc tụ tập, mất an ninh trật tự. Theo anh Quân, những việc làm của bà này kéo dài gây bức xúc cho nhiều người và cho thấy sự thiếu tôn trọng luật pháp.
Dưới các tin tức về việc Nguyễn Phương Hằng bị bắt là hàng loạt bình luận đồng tình với quyết định của cơ quan chức năng.
Anh Quân đánh giá, việc các cơ quan chức năng sớm vào cuộc là cách để củng cố niềm tin của người dân vào pháp luật, xử lý nghiêm những người đi quá giới hạn của tự do ngôn luận, nhất là trên mạng xã hội.
Video đang HOT
“Bà ấy có nhiều phát ngôn thiếu căn cứ, ngông cuồng. Bên cạnh đó lại có nhiều facebooker, youtuber cổ vũ, ủng hộ cho hành động đó nên bà Hằng càng ngày càng sai trầm trọng hơn. Việc bà Hằng bị bắt tôi nghĩ không sớm thì muộn. Việc bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt là hồi chuông cảnh tỉnh cho những phát ngôn vu khống, nói xấu người khác mà không có cơ sở và thiếu căn cứ, đặc biệt là trên mạng xã hội”, anh Quân bày tỏ.
Tương tự, anh Nguyễn Minh Hiếu, ngụ Quận 1 cho rằng, Nguyễn Phương Hằng đã từng được cơ quan công an mời làm việc nhưng sau đó vẫn tiếp tục sai phạm, vì thế việc Công an TP.HCM khởi tố và bắt tạm giam đối tượng này là đúng người, đúng tội. Theo anh Hiếu, những hành vi của Nguyễn Phương Hằng thời gian qua một phần do có người cổ suý, hợp tác và thực hiện. Những cá nhân tiếp tay cho các hành vi sai trái của bà ta cũng nên bị xem xét, điều tra, xử lý.
Nguyễn Phương Hằng có thể bị khởi tố bổ sung nhiều tội danh
Việc Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố và bắt tạm giam về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng văn phòng Luật Gia Đình, Đoàn luật sư TP.HCM phân tích: “Việc khởi tố này là có cơ sở. Các cơ quan điều tra cũng đã rất thận trọng trong vấn đề này. Họ đã để một thời gian khá dài để tìm hiểu, thu thập các chứng cứ. Đối với tội danh này thì mức xử phạt theo quy định khung 1 là cải tạo không giam giữ từ 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng tới 3 năm. Khung 2 thì có thể phạt từ 2 tới 7 năm nếu có những hành vi gây ảnh hưởng xấu tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội”.
Ngoài ra, theo Luật sư Trần Minh Hùng, nếu trong quá trình khởi tố, điều tra vụ án, xác định có những hành vi vi phạm khác thì Nguyễn Phương Hằng có thể bị khởi tố bổ sung. Thêm vào đó, hành vi diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại, vi phạm đối với 2 người trở lên và có tổ chức cũng có thể là những yếu tố tăng nặng khung hình phạt./.
Yêu cầu làm rõ vụ hành hung người và cản trở báo chí trước cổng tòa Thủ Dầu Một
Trước trụ sở tòa án và có mặt của công an nhưng nhóm người ngang nhiên túm cổ áo, tát người đàn ông, đồng thời uy hiếp, cản trở nhà báo tác nghiệp.
Một người đàn ông bị đám đông hành hung trước cổng trụ sở TAND TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương vì bị cho là không ủng hộ bà Phương Hằng - Ảnh: T.D.
Ngày 30-12, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại tá Trịnh Ngọc Quyên - giám đốc Công an tỉnh Bình Dương - cho biết đã yêu cầu Công an TP Thủ Dầu Một xử lý, báo cáo về việc xảy ra tình trạng lộn xộn trước cổng TAND TP Thủ Dầu Một khi tòa xét xử một vụ án có liên quan tới bà Nguyễn Phương Hằng (Công ty cổ phần Đại Nam).
"Tôi đang dự hội nghị của ngành ở Hà Nội nhưng có nghe thông tin và đã yêu cầu cơ quan liên quan báo cáo để xử lý" - đại tá Quyên cho biết.
Cũng trong ngày 30-12, Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Bình Dương có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Dương đề nghị xác minh, xử lý vi phạm quyền tác nghiệp của nhà báo.
Tụ tập đông người trước cổng TAND TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương chiều 29-12 - Ảnh: TUẤN DUY
Trước đó, chiều 29-12, trước cổng TAND TP Thủ Dầu Một xảy ra cảnh lộn xộn.
Hàng trăm người có mặt trước cổng tòa tạo thành những đám đông ồn ã, có thời điểm quốc lộ 13, tuyến đường huyết mạch của tỉnh Bình Dương, bị ùn tắc.
Bà Nguyễn Phương Hằng đến TAND TP Thủ Dầu Một trước sự vây quanh của đám đông. Trong khi đó, nhiều video ghi lại cảnh một số người được cho là những người không ủng hộ bà Phương Hằng bị đám đông uy hiếp. Thậm chí, có người còn bị túm cổ áo, bị tát và nhiều người khác cầm điện thoại vừa quay phim vừa phát sóng trực tiếp và uy hiếp, chửi bới.
Mặc dù trước cổng tòa án nhiều cảnh sát giao thông, công an có mặt nhưng việc đám đông tụ tập, uy hiếp người dân vẫn diễn ra.
Trong video ghi lại sự việc, một người đàn ông bị đám đông la hét "quýnh nó!", đám đông chất vấn "sao mày chửi bà Hằng?". Người đàn ông trong video trả lời "không chửi" nhưng vẫn bị hai người phụ nữ và một người đàn ông khác túm áo và tát vào mặt.
Đối với hoạt động báo chí, có ít nhất ba phóng viên bị đám đông uy hiếp, cản trở tác nghiệp. Trước sự hung hãn của nhóm người, phóng viên đã rời đi nhưng đám đông vẫn bám theo, gí sát điện thoại vào mặt để livestream (phát sóng trực tiếp).
"Đề nghị UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương tiến hành xác minh thông tin, xử lý hành vi vi phạm pháp luật nếu có và có các biện pháp để đảm bảo hoạt động tác nghiệp của phóng viên báo chí, bảo vệ danh dự, an toàn sức khỏe, tính mạng của nhà báo trong quá trình hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh" - ông Lê Hữu Phước, chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Bình Dương, kiến nghị.
Một phóng viên bị đám đông uy hiếp, cản trở tác nghiệp trước cổng TAND TP Thủ Dầu Một chiều 29-12 - Ảnh: T.D.
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, ngày 29-12, TAND TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Mai Xuân Cường (31 tuổi, ngụ tại quận Gò Vấp, TP.HCM) 1 năm tù, cho hưởng án treo về tội cưỡng đoạt tài sản của bà Nguyễn Phương Hằng (tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam).
Theo cáo trạng, Cường có quen biết với một người phụ nữ tên L.. Người này gửi cho Cường một số bức ảnh khỏa thân của bà Hằng nhờ Cường gửi cho bà Hằng để yêu cầu bà Hằng không công kích bà L. trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, khi có những bức hình khỏa thân của bà Hằng, Cường lại hăm dọa và gửi số tài khoản, yêu cầu bà Hằng chuyển tiền cho mình.
Sau khi chuyển 2 triệu đồng, bà Hằng đến cơ quan công an tố cáo hành vi của Cường. Công an TP Thủ Dầu Một đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Cường.
Nhà báo Hàn Ni trình báo khẩn cấp bà Nguyễn Phương Hằng 'đe dọa giết người' Chiều 22.11, bà Hàn Ni cho biết đã trình báo khẩn cấp đến Công an TP.HCM và địa phương về việc trong ngày 21.11 bà Nguyễn Phương Hằng đã livestream tuyên bố sẽ truy cùng đuổi tận nhà báo Hàn Ni. Chiều 22.11, bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni, Báo Sài Gòn Giải Phóng) cho biết trong ngày bà đã...