Dư luận Thái Lan về Nội các lâm thời
Một số cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy đa số người dân Thái Lan ủng hộ Thủ tướng Prayuth và Nội các lâm thời.
Ngày 1/9, báo chí Thái Lan đưa nhiều tin, bài bình luận về việc Nhà Vua Thái Lan đã chính thức phê chuẩn bổ nhiệm 32 thành viên Nội các lâm thời của Tân Thủ tướng Prayuth; đồng thời phân tích về năng lực, cũng như những khó khăn, thách thức mà Nội các lâm thời của ông Prayuth phải đối mặt trong khoảng 1 năm cầm quyền.
Thủ tướng lâm thời, Đại tướng Prayuth (Ảnh AP)
Dư luận chính giới và xã hội Thái Lan cho rằng, Nội các lâm thời về cơ bản sẽ triển khai những chính sách của Ủy ban Bảo vệ trật tự quốc gia; song đa số dư luận Thái Lan đặc biệt chú trọng nhận xét về ê kíp phụ trách về kinh tế.
Theo một số nhà chính trị, chuyên gia kinh tế và đại diện giới kinh doanh, nhiều Bộ trưởng phụ trách về kinh tế của Nội các lâm thời có trình độ, kinh nghiệm quản lý kinh tế cấp vĩ mô, nên họ có thể điều hành được các hoạt động kinh tế trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, kinh tế Thái Lan đang bị chững lại, kinh tế thế giới chậm phục hồi, sẽ là những thách thức lớn đối với Thủ tướng Prayuth và Nội các lâm thời.
Video đang HOT
Một số chuyên gia đề nghị Thủ tướng Prayuth và Nội các lâm thời cần khẩn trương xem xét giải quyết những vấn đề kinh tế cấp bách như khắc phục tình trạng giá cả nông sản đang sụt giảm, thúc đẩy xuất khẩu, du lịch, thu hút đầu tư và kích cầu trong nước nhằm giúp kinh tế Thái Lan có thể đạt mức tăng trưởng 2% trong năm nay và tăng trưởng khoảng 4% trong năm 2015. Một số ý kiến cho rằng Thủ tướng Prayuth cần bãi bỏ thiết quân luật để khôi phục lòng tin của các nhà đầu tư và du khách nước ngoài.
Dư luận Thái Lan cũng cho rằng Thủ tướng Prayuth rất quan tâm tới vấn đề đảm bảo an ninh quốc gia của Thái Lan. Do đó, các chức vụ quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia đều do các tướng lĩnh quân đội, cảnh sát và tình báo nắm giữ như Bộ trưởng các Bộ Quốc phòng, Ngoại giao, Tư pháp, Lao động, Phát triển xã hội và an ninh con người, Giáo dục v.v.
Bên cạnh đó, đại diện ban lãnh đạo các chính đảng lớn của Thái Lan như đảng Vì nước Thái và đảng Dân chủ đã ra tuyên bố hoan nghênh Nội các lâm thời của Thủ tướng Pra-dút; mong muốn Nội các mới điều hành đất nước đạt được các mục tiêu theo lộ trình cải cách của Ủy ban bảo vệ trật tự quốc gia; nhất là trong việc giải quyết các mâu thuẫn xã hội và khôi phục chế độ dân chủ, Tổng tuyển cử ở Thái Lan. Một số cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy đa số người dân Thái Lan ủng hộ Thủ tướng Prayuth và Nội các lâm thời./.
Tống Sơn
Theo_VOV
Kỳ vọng và thách thức đối với tân Thủ tướng Thái Lan
Dư luận Thái Lan cho rằng, quyền lực càng cao thì sự kỳ vọng và thách thức càng lớn đối với tân Thủ tướng Prayuth Chan-ocha
Với việc vừa được bầu làm Thủ tướng lâm thời, Đại tướng Prayuth, người đứng đầu Ủy ban bảo vệ trật tự quốc gia và là Tư lệnh Lục quân Thái Lan, đã trở thành nhân vật có quyền lực nhất của chính trường Thái Lan hiện nay.
Theo báo chí Thái Lan ngày 22/8, dư luận chính giới và xã hội Thái Lan bày tỏ hy vọng tân Thủ tướng Prayuth sẽ tiếp tục phát huy được vai trò nhà lãnh đạo quyết đoán với sự hỗ trợ đắc lực của Ủy ban bảo vệ trật tự quốc gia và các cơ chế chính trị liên quan để giải quyết hiệu quả những khó khăn về đời sống của nhân dân và tạo cơ sở thuận lợi cho kinh tế Thái Lan tiếp tục phát triển.
Thủ tướng lâm thời, Đại tướng Prayuth (Ảnh AP)
Dư luận cũng mong muốn tân Thủ tướng Prayuth thúc đẩy lộ trình cải cách theo đúng tiến độ trong vòng 1 năm tới và đảm bảo Thái Lan sẽ có một chế độ dân chủ hoàn thiện, phát triển bền vững hơn; đồng thời khôi phục và tăng cường sự đoàn kết, hòa giải dân tộc. Nếu đáp ứng được những kỳ vọng nêu trên, tân Thủ tướng Prayuth sẽ có vị trí xứng đáng trong lịch sử của Thái Lan và người dân nước này có thể sẽ đánh giá toàn diện, thực tế hơn về sự nghiệp chính trị của ông.
Tuy nhiên, trong bối cảnh "không bình thường" của Thái Lan, các mâu thuẫn chính trị ở nước này vẫn chưa được giải quyết, thì tân Thủ tướng lâm thời Prayuth sẽ phải gánh vác những trọng trách to lớn và phải đối mặt với nhiều trở ngại, thách thức.
Theo một số nhà chính trị, học giả và nhà kinh doanh hàng đầu của Thái Lan, công việc quan trọng đầu tiên của tân Thủ tướng Prayuth là phải lập ra một Nội các lâm thời đủ năng lực và uy tín.
Do đó, sự bất cập, quá tải của Chính phủ lâm thời có thể xảy ra, nếu các thành viên Nội các đa số là những tướng lĩnh quân đội hay là những nhân vật được coi là thân tín của tân Thủ tướng Prayuth trong khi lại thiếu những chuyên gia hàng đầu; đồng thời Chính phủ lâm thời không huy động, tập hợp được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của người dân và giới công chức.
Trong lĩnh vực kinh tế, tân Thủ tướng Prayuth và Chính phủ lâm thời sẽ phải khẩn trương giải quyết một số vấn đề quan trọng, cấp bách như: Khắc phục tình trạng giá cả nông sản đang sụt giảm, đảm bảo cho nông dân Thái Lan có thu nhập và điều kiện sản xuất ổn định. Chính phủ phải thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường sức mua của người tiêu dùng; khôi phục lòng tin của giới kinh doanh để tạo thuận lợi cho kinh tế phát triển.
Trong bối cảnh một số chính đảng lớn như đảng Vì nước Thái, đảng Dân chủ không tham gia Hội đồng cải cách quốc gia, nếu Ủy ban bảo vệ trật tự quốc gia vẫn duy trì thiết quân luật và hạn chế sự phản biện của xã hội, thì điều này sẽ có thể dẫn tới nguy cơ tiến trình cải cách bị chệch hướng, không giải quyết được các mâu thuẫn chính trị và không đáp ứng được nguyện vọng, lợi ích của đa số nhân dân Thái Lan. Đây có thể sẽ là thách thức lớn nhất đối với tân Thủ tướng Prayuth./.
Theo VOV
Điểm mặt các ứng cử viên bộ trưởng kinh tế của Thái Lan Tướng Prayuth Chan-ocha đã chính thức được Nhà Vua Thái Lan phê chuẩn làm Thủ tướng thứ 29 của nước này, một bước tiến nữa chuẩn bị đi tới việc thành lập chính phủ nhằm giám sát các cuộc cải cách toàn diện ở đất nước này. Nhiệm vụ cấp bách của chính phủ mới là vừa ổn định tình hình chính trị...