Dư luận sục sôi với 5 câu hỏi sau Thượng đỉnh Nga-Mỹ
Theo giới chuyên gia, sẽ là khôn ngoan nếu kiên nhẫn và giữ những kỳ vọng vừa phải cho tương lai tươi sáng trong mối quan hệ Nga-Mỹ.
Dư luận Mỹ chỉ trích màn thể hiện của Tổng thống Trump tại Helsinki. Ảnh: AFP/Getty
Những gì Tổng thống Trump thể hiện tại Helsinki đã thu về hàng tá chỉ trích từ các nhà lập pháp Cộng hòa. Trong đó có Thượng nghị sĩ John McCain, Jeff Flake và Rob Corker. Trên trang Twitter cá nhân, cựu Giám đốc Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) John Brennan đã gọi hành động của ông Trump “không khác gì là mưu phản”.
Reuters dẫn lời chuyên gia Steven Pifer, người đang làm việc tại Viện Brookings và là cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách quan hệ với Liên Xô cho rằng: “Sau khi thể hiện tài ngoại giao “vụng về” tại NATO và tại London là màn thể hiện “đáng xấu hổ” của ông Trump tại Helsinki. Không khó để kết luận rằng, những lợi ích và mối quan tâm trong chính sách ngoại giao của Mỹ sẽ được đáp ứng tốt hơn nếu ông Trump ở nhà”.
Biên tập viên Helen Coster của Reuters đã nêu ra 5 câu hỏi lớn về cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Mỹ và chuyên gia Steven Pifer đưa ra những nhận định của mình trả lời những câu hỏi này.
Điều gì đọng lại sau Thượng đỉnh Nga-Mỹ?
Dựa vào cuộc họp báo chung sau cuộc gặp Thượng đỉnh có thể thấy, Tổng thống Nga Putin có lý do để vui mừng. Ông Putin đã có cuộc gặp Thượng đỉnh chính thức với Tổng thống Mỹ Donald Trump, điều sẽ giúp ông Putin lật ngược tình thế rằng Nga không còn bị cô lập.
Tổng thống Putin dường như không thừa nhận bất cứ vấn đề lớn nào và Tổng thống Trump lại không thách thức các hành động của Nga.
Tổng thống Trump, ít nhất là trước dư luận, đã thất bại trong việc nêu chỉ trích Nga can thiệp tình hình Ukraine và đã không nói lên được rằng việc Nga can thiệp chính trường Mỹ là không thể chấp nhận được và nếu Nga còn tiếp diễn Mỹ sẽ trả miếng.
Video đang HOT
“Mọi người chỉ có thể hy vọng rằng những vấn đề này sẽ được giải quyết tốt hơn tại cuộc thảo luận trực tiếp. Song, rõ ràng là không có lý do nào để tin vào điều này cả”, ông Steven Pifer nói.
Liệu có phải Trump đứng về phía Putin để chống lại tình báo Mỹ?
Việc ông Trump chấp nhận lời phủ nhận của ông Putin trước cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ khiến những đánh giá thận trọng của cộng đồng tình báo Mỹ (và cả những cáo buộc ngày càng gia tăng nhằm vào các cá nhân Nga) trở thành “kỳ lạ”. Ông Trump cho rằng Điện Kremlin không có lý do để tiếp tục các hành động can thiệp vào tiến trình bầu cử tại Mỹ. Đó là: Cuộc bầu cử đã thành công (theo quan điểm của 2 Tổng thống), với chi phí tối thiểu. Và Tổng thống Mỹ dường như không tin rằng Nga đã can thiệp bầu cử Mỹ.
Phản ứng từ các đồng minh của Mỹ?
Các đồng minh của Mỹ sẽ tự thể hiện lập trường một cách công khai, nhưng họ lại thiếu can đảm khi phản ứng trên tư cách cá nhân.
Trái ngược với việc không sẵn sàng chỉ trích Tổng thống Putin và Nga tại Helsinki, Tổng thống Trump lại không ngần ngại làm điều đó nhằm vào các đồng minh của mình (tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO) ở Brussels, Bỉ. Đặc biệt là những chỉ trích với Đức và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong vấn đề chi tiêu ngân sách quốc phòng. Thêm vào đó, trong cuộc phỏng vấn tại London khi tới thăm Anh sau đó, ông Trump đã liệt Liên minh châu Âu vào danh sách những kẻ thù đầu bảng của Mỹ.
Kỳ vọng nào cho quan hệ Nga-Mỹ sắp tới?
Hy vọng rằng, cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Mỹ sẽ mở ra các cuộc đối thoại sau đó, vốn có thể giúp thúc đẩy một số tiến triển. Tổng thống Putin đã mở cánh cửa đối thoại về kiểm soát vũ khí, trong đó có việc gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới, vốn sẽ có lợi cho Mỹ.
“Chúng ta sẽ phải chờ xem điều gì sẽ đến, song sẽ là khôn ngoan nếu chúng ta kiên nhẫn và giữ những kỳ vọng vừa phải”, ông Steven Pifer nhận định.
Hành xử của Nga trong tương lai?
Để quan hệ Nga-Mỹ thực sự cải thiện sẽ đòi hỏi ít nhất một số thay đổi trong chính sách của Nga, trong các vấn đề như khủng hoảng Ukraine, việc can thiệp nội bộ chính trường Mỹ hay vấn đề Syria.
Theo ông Steven Pifer, Tổng thống Trump dường như không đưa ra lý do nào để người đồng cấp Putin phải thay đổi các chính sách này. Do đó, Nga sẽ vẫn tiếp tục các chính sách và cách hành xử như hiện nay.
Theo Hoàng Lê
VOV
Người phụ nữ biết mọi bí mật của thượng đỉnh Trump - Putin
Nữ phiên dịch viên Marina Gross được cho là người biết mọi bí mật của cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin vì bà đã có mặt trong cuộc họp kín giữa hai nhà lãnh đạo tại Phần Lan.
Bà Marina Gross (trái) là phiên dịch viên cho Tổng thống Trump trong cuộc gặp với Tổng thống Putin tại Phần Lan (Ảnh: Reuters)
Marina Gross, phiên dịch viên của Bộ Ngoại giao Mỹ, đã xuất hiện trong các bức ảnh chụp Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin khi hai nhà lãnh đạo gặp mặt tại Helsinki, Phần Lan ngày 16/7. Ngoài Tổng thống Trump, bà Gross là người Mỹ duy nhất có mặt trong phòng họp kín giữa hai nhà lãnh đạo. Ngồi cùng bà là một phiên dịch viên khác phục vụ Tổng thống Putin.
Giới chức Mỹ ngày càng quan tâm tới vai trò của bà Gross khi Tổng thống Trump vấp phải hàng loạt chỉ trích vì tuyên bố được cho là ủng hộ Nga của ông trong cuộc gặp tại Helsinki. Một số trang tin nhận định, với vai trò của một phiên dịch viên trong cuộc họp kín kéo dài 2 giờ đồng hồ, bà Gross dường như là người biết mọi bí mật về nội dung cuộc trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo. Và các nội dung này lại là điều mà công chúng Mỹ đang muốn biết.
Nhiều nghị sĩ Mỹ ở cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã thể hiện sự bức xúc và thất vọng trước những tuyên bố của Tổng thống Trump tại cuộc họp báo chung với nhà lãnh đạo Nga. Ông Trump khẳng định sự tin tưởng vào tuyên bố của Tổng thống Putin, rằng Nga không can thiệp cuộc bầu cử Mỹ năm 2016, thậm chí còn nghi ngờ vai trò của cộng đồng tình báo Mỹ trong vấn đề này. Ngoài ra, tổng thống Mỹ cũng nhận định cả Moscow và Washington đều chịu trách nhiệm ngang nhau khi gây ra tình trạng căng thẳng trong quan hệ song phương.
Liên quan tới những tuyên bố trên, một số nghị sĩ đã yêu cầu thẩm vấn phiên dịch viên Marina Gross để hiểu rõ thêm những gì ông Trump và ông Putin đã thảo luận với nhau khi không có sự tham gia của truyền thông trong phòng họp kín. Thượng nghị sĩ Dân chủ Bill Pascrell từ bang New Jersey đã kêu gọi Chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện Trey Gowdy đưa bà Gross ra điều trần trước Quốc hội.
"Xét đến những nhượng bộ công khai mà ông Trump đã trao cho ông Putin khi chống lại cộng đồng tình báo, cơ quan hành pháp và giới chức quân sự Mỹ liên quan tới cuộc tấn công của Nga nhằm vào nền dân chủ của chúng ta, Quốc hội và công chúng Mỹ có quyền được biết những thông tin chi tiết về cuộc hội thoại riêng tư của hai nhà lãnh đạo. Với vai trò là phiên dịch viên, bà Marina Gross là người Mỹ duy nhất còn lại trong phòng và là nhân chứng đáng tin cậy duy nhất cho cuộc trò chuyện giữa hai nhà lãnh đạo thế giới", nghị sĩ Pascrell cho biết.
Bà Gross (phải) từng tháp tùng cựu Ngoại trưởng Tillerson tới Moscow (Ảnh: TASS)
Theo nghị sĩ Pascrell, nếu bà Gross từ chối trả lời các câu hỏi theo đề nghị của Ủy ban Giám sát Hạ viện, bà có thể sẽ phải hầu tòa.
"Chúng tôi cần nghe điều trần công khai từ chính người Mỹ duy nhất có mặt tại cuộc họp đó để đảm bảo rằng ông Trump không gây tổn hại cho cộng đồng tình báo và hành pháp của chúng ta", ông Pascrell nhấn mạnh.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Jeanne Shaheen, một thành viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cũng kêu gọi mở một ủy ban để xem xét lời khai từ bà Gross.
"Tôi tin rằng Ủy ban Đối ngoại Thượng viện cần tổ chức một phiên điều trần với phiên dịch viên Mỹ - người đã có mặt trong cuộc họp kín giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin để xác định xem họ đã thảo luận riêng vấn đề gì. Phiên dịch viên có thể giúp xác định xem tổng thống đã thay mặt chúng ta chia sẻ hay hứa hẹn gì với ông Putin", bà Shaheen nói.
Trước Tổng thống Trump, bà Gross từng nhiều lần tháp tùng các quan chức cấp cao của Mỹ trong các chuyến công tác nước ngoài. Làm việc trong Bộ Ngoại giao Mỹ nhiều năm, bà Gross cũng đã phiên dịch cho cựu Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson khi ông tới Moscow hồi tháng 4.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Vì sao ông Trump không mang giấy bút vào phòng họp giống ông Putin? Trong cuộc họp riêng với Tổng thống Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đã không mang giấy bút vào phòng họp như người đồng cấp Nga vì lo ngại chi tiết của cuộc trao đổi sẽ bị rò rỉ ra bên ngoài. Ông Putin dường như đã chuẩn bị sổ ghi chép và bút cho cuộc gặp riêng với...