Dư luận quốc tế về vụ va chạm trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc
Ngày 8.5, trả lời câu hỏi liên quan tới những diễn biến căng thẳng hiện nay trên biển Đông, Người phát ngôn LHQ Ferhan Haq cho biết, tới nay, cơ quan này chưa đưa ra bình luận cụ thể gì về tình hình liên quan, song khẳng định LHQ mong muốn và tin tưởng rằng các quốc gia liên quan sẽ giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Giàn khoan 981 của Trung Quốc.
Trong khi đó, bình luận về khả năng vấn đề biển Đông được đưa ra diễn đàn LHQ, phóng viên cấp cao cua kênh truyền hình CNN tại LHQ Richard Roth nhận định nếu tình hình trở nên nguy hiểm hơn, ví dụ như một cuộc xung đột vũ trang xảy ra, Việt Nam có thể yêu cầu triệu tập một cuộc họp tại Hội đồng Bảo an để thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 9.5 tuyên bố, nước này coi hoạt động khoan thăm dò dầu khí của Trung Quốc ở các khu vực tranh chấp trên biển Đông là hành động “khiêu khích” đối với an ninh khu vực; Trung Quốc cần phải làm rõ với Việt Nam và cộng đồng quốc tế về cơ sở của những hoạt động hàng hải ngày một gia tăng này. Ông Kishida nhấn mạnh: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước diễn biến leo thang căng thẳng ở khu vực liên quan tới hoạt động khoan thăm dò dầu khí đơn phương của Trung Quốc trên các vùng biển không có đường biên giới cố định này. Chúng tôi coi vụ việc mới nhất này là một phần trong hàng loạt hoạt động hàng hải đơn phương và khiêu khích của Trung Quốc. Chúng tôi cho rằng Trung Quôc cần phải giải thích rõ cơ sở và chi tiết những hoạt động đó với Việt Nam và cộng đồng quốc tế”.
Tơ “Thời báo New York” cua My vừa đăng bài viết với tựa đề “Viêt Nam đương đâu vơi Trung Quôc ơ vung biên tranh châp” và nhân đinh: “Nhưng tranh châp nay không co gi mơi, nhưng môt Trung Quôc ngay cang hung manh, muốn khăng đinh yêu sach chu quyên cua minh, trong những năm qua đã làm dậy song toàn khu vưc”. Cung theo báo này, đương chin đoan cua Trung Quôc bi nhưng ngươi chi trich cho là không co cơ sơ theo luât phap quôc tê.
Trang mang cua Tạp chí “Forbes” dân nguôn tư Nelson Report, môt ban tin nôi bô cua Washington, nhân đinh: “Vơi hanh đông lân nay, Trung Quôc đa vươt qua hai ranh giới quan trong. Đây la lân đâu tiên Trung Quôc khoan ơ vung biên Viêt Nam. Ngoai ra, đây cung la lân đâu tiên Trung Quôc công khai sư dung tau hai quân đê hô trơ tau hang hai dân sư”. Bai bao viêt: “Du Trung Quôc co lam gi đi nưa thi các hành động của họ cung cưc ky nguy hiêm. Viêt Nam không co lich sư lui bươc, ngay ca khi phải đối mặt với sư khiêu khich cua người lang giêng không lô Trung Quôc. Ha Nôi không sơ ngươi lang giêng phương Băc. Không co kha năng ngươi Viêt Nam, vôn rât tư hao vê dân tôc cua ho, se đê yên cho Trung Quôc khoan ơ gân vung biên ngay sat ho”. Bai bao phân tich: “Trung Quôc muôn sơ hưu lanh thô va vung biên cua nhưng nươc xung quanh. Ho se không dưng lai cho đên khi co ai ngăn ho lai. Va co thê chi co ngươi Viêt Nam mơi ngăn ho đươc”.
Vào lúc 17h ngày 8.5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tổ chức họp báo quốc tế về việc doanh nghiệp Trung Quốc tác nghiệp tại biển Đông do Người phát ngôn Bộ Ngoại giao – Vụ phó Vụ Báo chí Hồng Lỗi chủ trì. Tham dự họp báo có Vụ phó Vụ Biên giới – Hải đảo Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dịch Tiên Lương (Yi Xianliang) và Giám đốc điều hành kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty dịch vụ Bãi dầu (COSL) Lý Dũng cùng đông đảo phóng viên trong nước và quốc tế.
Thông tin được phía Trung Quốc đưa ra vẫn là muốn khẳng định nơi đặt trái phép giàn khoan HD-981 không thuộc vùng biển tranh chấp với Việt Nam, “vùng biển này không có bất cứ liên quan nào đến Việt Nam”, để chứng minh câu nói này, ông Dịch Tiên Lương minh họa bằng bản vẽ giản lược có đánh dấu một số đảo tại biển Đông, nơi đặt giàn khoan HD-981, cách đảo Tri Tôn (bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép) 17 hải lý, cách bờ biển Quảng Ngãi 150 hải lý. Đối với vấn đề quan trọng thuộc về lịch sử liên quan đến chủ quyền của Việt Nam mà phía Trung Quốc chỉ có thể lấp liếm bằng cách làm phép tính so sánh giữa 17 hải lý và 150 hải lý xem khoảng cách nào gần hơn.
Video đang HOT
Số lượng tàu Việt Nam do phía Trung Quốc trắng trợn loan báo trong 5 ngày vừa qua là 35, số lần va chạm là 171, ngoài ra còn có người lặn sâu 5m. Việc Trung Quốc cử hàng chục tàu và máy bay hộ tống giàn khoan, gồm cả tàu quân sự và hải giám như tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh… được phía Trung Quốc lấp liếm giải thích là hành động “tự vệ, đảm bảo giàn khoan được tác nghiệp bình thường”.
Phóng viên TTXVN và VOV ngồi ở vị trí trung tâm giơ tay hỏi nhưng đã bị bỏ qua, có 2 phóng viên Trung Quốc được gọi, trong đó một phóng viên đặt câu hỏi: “nếu theo như ông Dịch Tiên Lương vừa nói thì doanh nghiệp Trung Quốc đã bị tàu Việt Nam “xông” đến cửa ngõ “quấy nhiễu” và “uy hiếp” đến an toàn của nhân viên làm việc trên giàn khoan, gây thiệt hại không nhỏ, vậy liệu Trung Quốc có đưa ra Tòa án Quốc tế để kiện và đòi bồi thường không”, phía Trung Quốc cho rằng để giải quyết vấn đề này, hai bên sẽ tiếp tục thảo luận, không liên quan đến bên thứ ba. Sau buổi họp báo, nhiều phóng viên nước ngoài tỏ ra hoài nghi đối với những gì phía Trung Quốc vừa công bố.
Theo Laodong
"Với dân tộc Việt Nam, chủ quyền quốc gia là tối thượng"
"Với dân tộc Việt nam, chủ quyền quốc gia là tối thượng, không ai có quyền xâm phạm đến độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc", Tuyên bố của Hội Luật gia TPHCM khẳng định.
16h chiều 10/5, tại Hội trường lớn Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM đã diễn ra cuộc "Mít tinh phản đối việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam".
Cuộc mít tinh đã thu hút hơn 2.500 nhân sĩ trí thức, giới luật gia, tôn giáo, các tổ chức chính trị, nghề nghiệp, các đoàn thể, thanh niên... tham gia.
Mít tinh do Hội luật gia TPHCM tổ chức
Phát biểu mở đầu, bà Đồng Thị Ánh, Chủ tịch Hội luật gia TPHCM cho biết, ngày 2/5, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 sâu vào trong thềm lục địa Việt Nam 80 hải lý, đồng thời huy động số lượng lớn tàu hộ tống đi cùng, có cả tàu và máy bay quân sự. Các tàu này phun vòi rồng cực mạnh và cố tình đâm thẳng vào các tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt Nam đang hoạt động hợp pháp tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Hành động phi pháp này là bước đầu hiện thực hóa "đường lưỡi bò" bịa đặt mà Trung Quốc vẽ ra trên biển Đông sau hàng loạt hành vi ngày càng leo thang như: cắt cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam, đâm chìm tàu cá, bắt bớ, ngăn cản ngư dân Việt Nam mưu sinh trên biển Đông...
Bà Đồng Thị Ánh, Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM phát biểu
"Hội Luật gia TPHCM bày tỏ sự phẫn nộ và kịch liệt phản đối hành vi phi pháp xâm phạm lãnh hải Việt Nam của nhà cầm quyền Trung Quốc. Yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng và thực hiện Công ước Liên hiệp quốc về Biển 1982. Yêu cầu Trung Quốc thực hiện đúng DOC, dừng ngay các hành động bất hợp pháp, rút ngay giàn khoan Hải Dương - 981, các loại tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam và không được tái diễn", bà Đồng Thị Ánh hô to khẩu hiệu trong tiếng vỗ tay ủng hộ của hàng ngàn người tham dự.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội luật gia TPHCM cho biết: "Chúng tôi đang nghiên cứu để góp ý, đề xuất với Chính phủ và các cơ quan liên quan trong việc khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về Luật Biển theo quy định về giải quyết tranh chấp tại Chương 15 Công ước quốc tế về Luật Biển".
Hàng ngàn người tham dự mít tinh phản đối Trung Quốc
Đại diện cho cán bộ, giảng viên trẻ và sinh viên, Ths Nguyễn Thị Thu Trang (Trưởng phòng Công tác sinh viên, Giảng viên Khoa Luật Kinh tế, Đại học Kinh tế Luật TPHCM phát biểu: "Chúng tôi, những thanh niên đang học tập, giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực pháp lý, khẳng định: Hành vi hạ đặt giàn khoan của Trung Quốc tại vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam hoàn toàn vi phạm pháp luật quốc tế".
Với người Việt Nam, chủ quyền quốc gia là tối thượng
"Chúng tôi khẳng định, nếu đưa vụ việc trên giải quyết tại các cơ quan tài phán quốc tế thì chân lý sẽ thuộc về Việt Nam. Tại các diễn đàn quốc tế, Việt Nam có cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của mình. Ngoài ra, nhân dân tiến bộ trên thế giới sẽ luôn bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật quốc tế và sẽ ủng hộ Việt Nam".
Ngay sau phần phát biểu của đại diện các đoàn thể, tổ chức, Hội luật gia TPHCM đã ra Tuyên bố phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam.
"Với dân tộc Việt nam, chủ quyền quốc gia là tối thượng, không ai có quyền xâm phạm đến độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc", Tuyên bố khẳng định.
Nhiều tràng vỗ tay kéo dài của hàng ngàn con người trước khi buổi mít tinh kết thúc.
Theo Dantri
Người dân TPHCM diễu hành, mít tinh phản đối Trung Quốc Trước việc Trung Quốc hạ giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và có những hành vi ngang ngược trên biển, người dân TPHCM đã xuống đường phản đối ôn hòa và mít tinh tại Nhà văn hóa thanh niên TPHCM. 16h chiều nay, 10/5, tại Nhà văn hóa thanh niên TPHCM sẽ diễn ra buổi mít...