Dư luận quốc tế tiếp tục lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Trong tuyên bố ngày 17-3 tại Hội nghị về an ninh hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tổ chức tại Australia, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương thuộc Hải quân Mỹ, Đô đốc Scott Swift cho rằng, các hành động xây dựng, cải tạo đảo đá và diễn giải lại luật pháp quốc tế để bào chữa cho các hành động trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông đang làm xói mòn các nguyên tắc ứng xử toàn cầu.
Đô đốc Swift nhấn mạnh, hậu quả của những hành động này đã vượt ra khỏi khuôn khổ quân sự và làm ảnh hưởng đến kinh tế khu vực.
Có cùng quan điểm, chuyên gia Kishore Mahbubani – Hiệu trưởng trường Chính sách Công mang tên Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore – chỉ ra rằng, Bắc Kinh đã triển khai kế hoạch cải tạo và mở rộng đảo nhân tạo ở quy mô rất lớn tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Điều đáng nói là kế hoạch này được thực hiện sau khi Trung Quốc và ASEAN ký Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) năm 2002. Hàng loạt động thái của Trung Quốc như xây dựng đường băng cho máy bay chiến đấu, triển khai tên lửa đối không… đã khiến căng thẳng leo thang ở Đông Nam Á, buộc các nước phải tìm cách đối phó.
Tiêu biểu là việc ASEAN phải công khai bộc lộ mâu thuẫn, bất đồng tại hội nghị ngoại trưởng tháng 7-2012, rồi việc Ấn Độ ngày 24-11-2012 đã cho áp dụng thị thực có in hình bản đồ của mình lên hộ chiếu của khách nhập cảnh từ Trung Quốc, sau khi phát hiện Bắc Kinh in hình hai khu vực Arunachal Pradesh và Aksai Chin (mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền) lên hộ chiếu mới như là một phần lãnh thổ hiển nhiên của Trung Quốc. Philippines cũng đã nộp đơn kiện Trung Quốc áp dụng và giải thích sai Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông bất chấp việc Bắc Kinh tìm mọi cách vận động, cô lập Manila và ngăn chặn vụ kiện…
Hoạt động cải tạo trái phép ở Biển Đông của Trung Quốc khiến dư luận lo ngại. Ảnh: CSIS.
Chuyên gia Mahbubani nhận định, Trung Quốc đang mắc phải sai lầm nghiêm trọng trong khi theo đuổi chính sách ngày càng quyết liệt đối với Biển Đông. Tuy nhiên, chưa có vẻ là Trung Quốc muốn dừng lại.
Video đang HOT
Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson cho hay quân đội nước này đã phát hiện hoạt động của Trung Quốc quanh bãi cạn Scarborough (đảo Hoàng Nham), nằm ở phần phía Bắc của quần đảo Trường Sa của Việt Nam, mà Bắc Kinh giành quyền kiểm soát từ Philippines gần 4 năm trước và đây có thể là một bước đi nhằm tiếp tục cải tạo đất trái phép trên Biển Đông.
Đô đốc John Richardson cho rằng “hoạt động của một số tàu nổi, hoạt động dạng khảo sát đang diễn ra. Đó là một khu vực quan tâm… và một khu vực cải tạo tiềm tàng tiếp theo”.
Trong khi đó, liên quan tới việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong loạt bài về vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới góc độ luật pháp quốc tế, tờ The Korea Times viện dẫn các quy định của luật pháp quốc tế để khẳng định yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông thông qua cái gọi là “đường lưỡi bò” là hoàn toàn tùy tiện và không có căn cứ pháp lý.
Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra lý giải nào về tính hợp pháp của “đường chữ U” theo UNCLOS mà nước này cũng đã phê chuẩn. Dưới góc độ luật quốc tế hiện đại, cái gọi là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc không có tính ổn định và xác định. Theo các án lệ quốc tế, đặc tính quan trọng nhất của một đường biên giới quốc tế là “tính ổn định và dứt khoát”, vì vậy cái gọi là “đường lưỡi bò” không thể được coi là “biên giới quốc gia”.
The Korea Times dẫn chứng rằng, cách xác định đường chữ U của Trung Quốc không nằm trong 3 phương pháp vạch đường cơ sở trong UNCLOS, bao gồm Đường cơ sở thông thường được quy định tại Điều 5, Đường cơ sở thẳng tại Điều 7 và Đường cơ sở quần đảo tại Điều 47. Do đó, quy định đường cơ sở của Trung Quốc đã vi phạm hai nguyên tắc cơ bản đó là vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam và vi phạm các quy định của UNCLOS về vạch đường cơ sở.
Mặt khác, cho dù Bắc Kinh có tự cho rằng, tất cả các thực thể trong cái gọi là “đường lưỡi bò” là thuộc về nước này thì những đảo hay thực thể nằm trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển đều không thuộc về Trung Quốc, kể cả trong trường hợp các thực thể trong quần đảo tranh chấp là đảo và được hưởng các vùng biển như quốc gia đất liền.
Trong loạt bài viết, The Korea Times cũng đưa ra các tư liệu lịch sử cho thấy quá trình Trung Quốc sử dụng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa của Việt Nam, đồng thời cũng đưa ra những căn cứ lịch sử khẳng định Việt Nam có đầy đủ chủ quyền về mặt lịch sử đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và trong suốt hơn ba thế kỷ qua, Việt Nam đã liên tục bảo vệ và thực thi chủ quyền của mình trên hai quần đảo này phù hợp với luật pháp quốc tế.
Theo Công an Nhân dân
Tổng thống Barack Obama đề xuất tăng chế tài đối với Triều Tiên
Trước hàng loạt vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa lý lệnh bổ sung những biện pháp chế tài mới đối với chính quyền Bình Nhưỡng.
Triều tiên liên tục thử hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo trong thời gian gần đây. Ảnh chỉ mang tính minh họa.
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa ký một lệnh hành chính, áp đặt những biện pháp chế tài mới đối với Triều Tiên để đáp trả những vụ thử nghiệm hạt nhân và phóng phi đạn đạn đạo gần đây nhất của chính phủ Bình Nhưỡng, theo đài VOA tiếng Việt.
Lệnh này được đưa ra sau vụ thử nghiệm hạt nhân vào ngày 6/1/2016 và vụ phóng phi đạn đạn đạo vào ngày 7/2 vừa qua, vi phạm những nỗ lực quốc tế lâu nay nhằm ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest đã loan báo quyết định này của tổng thống Obama trong ngày 16/3.
Ông Earnest cho biết, những biện pháp chế tài đơn phương mới (trong lệnh hành chính của Tổng thống Mỹ PV) sẽ cho phép chính phủ Mỹ thi hành những chế tài đã được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhất trí thông qua.
"Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới sẽ không dung thứ những hoạt động hạt nhân và phi đạn đạn đạo bất hợp pháp của Triều Tiên" Ông Earnest nói, và, "chúng ta sẽ tiếp tục làm cho Triều Tiên chịu nhiều thiệt hại cho đến khi nước này tuân thủ những nghĩa vụ quốc tế".
Tổng thống Barack Obama vừa đề xuất tăng chế tài đối với Triều Tiên.
Những chế tài được đưa ra này nhằm phong tỏa những tài sản của bất cứ người nào vi phạm cấm vận quốc tế đối với Triều Tiên. Nghĩa là, ngay cả một số quốc gia có quan hệ thương mại với Triều Tiên như Trung Quốc cũng sẽ ngần ngại và không làm như thế nữa.
Lệnh chế tài cũng nhắm vào những vi phạm nhân quyền của Triều Tiên, cho phép Bộ Tài chính Mỹ phong tỏa những tài sản của bất cứ bên nào bị phát hiện tham gia vào việc xuất khẩu công nhân của Triều Tiên.
Theo một bản phúc trình gửi Liên Hiệp Quốc năm ngoái cho thấy, trong năm, Triều Tiên đã nhận được khoảng 2,3 tỉ đôla từ nguồn xuất khẩu lao động sang các nước khác, là những nơi họ thường bị lạm dụng và bóc lột.
Thanh Trà (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Trung Quốc thiếu người tài trong các tổ chức quốc tế Ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng trên thế giới nhưng người tài của nước này tham gia các hoạt động quốc tế rất ít, nhất là ở các cơ quan lớn như Liên Hiệp Quốc, South China Morning Post dẫn nhận định từ chuyên gia. Một cuộc họp giữa Tổng thư ký LHQ với đại diện WB và IMF. Nhân tài...