Dư luận quốc tế lên án kế hoạch phóng tên lửa của Triều Tiên
Ngày 3/2, tại Quốc hội Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe đã lên án kế hoạch phóng tên lửa của Triều Tiên đồng thời coi đây là hành động ‘ khiêu khích nghiêm trọng,’ sẽ vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un theo dõi vụ thử tên lửa tháng 7/1014. (Nguồn: Yonhap/TTXVN)
Bên cạnh đó, ông Abe còn khẳng định sẽ phối hợp với Mỹ và các nước khác nhằm “kiên quyết yêu cầu” Triều Tiên không thực hiện kế hoạch này.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho biết ông đã ra lệnh cho các Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến liên quan đến kế hoạch phóng tên lửa của Triều Tiên.
Trong khi đó, Hãng thông tấn Yonhap đưa tin Hàn Quốc ngày 3/2 đã kêu gọi Triều Tiên hủy bỏ kế hoạch phóng tên lửa, đồng thời cảnh báo rằng nước này sẽ phải “trả giá đắt” nếu vẫn cứ thực hiện kế hoạch trên.
Cho Tae-yong, một quan chức lãnh đạo của cơ quan phụ trách vấn đề an ninh quốc gia của Tổng thống Hàn Quốc, được dẫn lời tuyên bố: “Triều Tiên cần phải rút lại kế hoạch về vụ phóng này… Chúng tôi nghiêm khắc cảnh báo rằng Triều Tiên sẽ phải trả giá đắt nếu vẫn cứ thực hiện kế hoạch trên.” Quan chức này cũng gọi thông báo của Triều Tiên ngày 2/2 với Tổ chức Hàng hải Quốc tế rằng họ sẽ phóng một vệ tinh trong khoảng thời gian từ ngày 8-25/2 là một “thách thức” đối với cộng đồng quốc tế.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 2/2, Mỹ cũng đã lên án kế hoạch nêu trên của Triều Tiên, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest tuyên bố: “Cộng đồng quốc tế sẽ coi một động thái như vậy của Triều Tiên là một hành động khiêu khích vô trách nhiệm và rõ ràng vi phạm các nghĩa vụ quốc tế.”
Cũng trong ngày 2/2, ông Farhan Haq – Phó phát ngôn viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc thông báo Liên hợp quốc đang theo dõi sát kế hoạch theo như Triều Tiên vừa mới thông báo là sẽ “một phóng vệ tinh quan sát Trái Đất” – động thái được đông đảo dư luận cho rằng thực tế đây là kế hoạch phóng thử tên lửa đạn đạo tầm xa./.
Theo Vietnam
Liên quân quốc tế tính đến việc mở rộng cuộc chiến chống IS sang Libya
Đại diện 23 nước tham gia liên minh quốc tế chống IS ngày 2/2, đã bày tỏ lo ngại về sự phát triển của nhóm cực đoan tại Libya.
Phát biểu tại cuộc họp, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh, chiến dịch không kích của liên quân quốc tế đã giúp làm suy yếu nhóm IS tại Iraq và Syria, song nhóm cực đoan này lại đang tăng cường hoạt động tại Libya, với mục tiêu hàng đầu là các nguồn lực của quốc gia Bắc Phi này.
Phiến quân IS tại Libya. Ảnh AP
Theo ông Kerry, một số nước cũng đã triển khai quân tới Libya và một cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng sẽ diễn ra tại Brussels (Bỉ) vào tuần tới để thảo luận về chiến dịch không kích.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục gia tăng sức ép với IS trên mọi phương diện, ngăn không cho chúng mở rộng mạng lưới, cắt các nguồn tài chính, phơi bày sự dối trá của chúng. Và chúng tôi cam kết sử dụng mọi nguồn lực trong khả năng của mình để duy trì đà tấn công trên mọi mặt trận", ông Kerry nói.
Những ngày qua, nhiều nhà lãnh đạo phương Tây đã bóng gió về khả năng mở rộng chiến dịch chống IS sang quốc gia dầu mỏ lớn nhất khu vực Bắc Phi.
Lợi dụng khoảng trống quyền lực tại Libya, nhóm khủng bố đã chiếm được quyền kiểm soát thành phố Syrte và nhiều lần mở các đợt tấn công vào những cơ sở dầu mỏ của Libya.
Đại diện các nước tham gia cuộc họp tại Rome đều nhất trí rằng, Libya đã sẵn sàng cho một chính phủ đoàn kết dân tộc. Quốc gia này có những nguồn lực và cộng đồng quốc tế không muốn những nguồn lực đó rơi vào tay các nhóm khủng bố.
Thủ tướng Italy Matteo Renzi nói: "Chúng tôi rất lo ngại về cuộc khủng hoảng tại Libya và những tác động của nó đối với khu vực. Chúng tôi tiếp tục kêu gọi toàn thể người dân Libya và các đối tác quốc tế hỗ trợ tiến trình chính trị tại nước này, cũng như đánh giá cao vai trò xây dựng của các đối tác châu Phi và Liên minh châu Phi trong việc hỗ trợ hòa giải Libya và những nỗ lực của Liên Hợp Quốc thúc đẩy một giải pháp chính trị".
Năm năm sau khi chính quyền Tổng thống Mouamar Kadhafi sụp đổ, Liên Hợp Quốc đã triển khai nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy thông qua một kế hoạch chuyển giao chính trị tại Libya và một chính phủ đoàn kết dân tộc dường như đã sẵn sàng.
Tuy nhiên, Quốc hội Libya được quốc tế công nhận hồi tuần trước đã bác bỏ thành phần chính phủ đoàn kết được xây dựng trong khuôn khổ tiến trình này.
Vì thế, những nước tham gia liên minh quốc tế chống IS tại Iraq và Syria đã không hề che giấu ý định mở rộng chiến dịch sang Libya dù vẫn khẳng định sẽ chỉ can thiệp nếu được sự cho phép của chính phủ đoàn kết dân tộc trong tương lai của Libya.
Trước thềm cuộc họp, nhật báo Figaro của Pháp cho biết, Pháp đang chuẩn bị các kế hoạch để can thiệp chống IS tại Libya. Chính phủ Pháp dù ngay sau đó đã bác bỏ thông tin, song cũng không hoàn toàn loại trừ khả năng này.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tuyên bố, tuyệt đối không có chuyện Pháp can thiệp quân sự tại Libya, đây không phải là lập trường của chính phủ Pháp.
Theo ông Fabius, quả thật, Pháp lo ngại về sự phát triển của IS và đó là lý do cần phải thúc đẩy việc thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc. Mọi triển vọng khác đều không nằm trong chương trình nghị sự. Một khi chính phủ được thành lập và được Quốc hội thông qua, thì khi đó Libya mới có thể nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế./.
Thu Hoài Tổng hợp
Theo_VOV
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án vụ đánh bom đẫm máu tại Syria 15 thành viên Hội đồng Bảo an khẳng định, khủng bố dưới mọi hình thức đều cấu thành mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với hòa bình và an ninh quốc tế. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 1/2 đã kịch liệt lên án loạt vụ đánh bom liên tiếp nhằm vào một đền thờ Hồi giáo dòng Shiite ở...