Dư luận Nhật Bản về quyết định nới lỏng kiểm soát biên giới của Chính phủ
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, kết quả thăm dò dư luận mới nhất của hãng tin Kyodo cho thấy sự chia rẽ trong dư luận Nhật Bản về quyết định nới lỏng kiểm soát biên giới của chính quyền Thủ tướng Kishida Fumio.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 3/2/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Cuộc thăm dò này do Kyodo thực hiện trong hai ngày 19 và 20/2, với sự tham gia của 1.054 người có đủ tư cách bỏ phiếu. Kết quả thăm dò cho thấy 34,7% người được hỏi cho rằng việc nới lỏng một số biện pháp kiểm soát biên giới là thích hợp, trong khi có 45,7% cho rằng là quá sớm và 16,3% cho là quá muộn.
Trước đó, ngày 17/2, Thủ tướng Kishida thông báo từ đầu tháng 3, Nhật Bản sẽ rút ngắn thời gian cách ly đối với các công dân nước này và người nước ngoài nhập cảnh vào nước này, từ 7 ngày hiện nay xuống còn 3 ngày. Thời gian cách ly sẽ kết thúc sau khi người nhập cảnh có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày cuối cùng của thời gian cách ly bắt buộc. Đối với những người đã tiêm đủ 3 mũi vaccine phòng COVID-19 và đến từ những nước có tình hình dịch bệnh đang ổn định sẽ không cần phải cách ly. Bên cạnh đó, Nhật Bản sẽ nâng giới hạn về số người nước ngoài được phép nhập cảnh mới, ngoại trừ khách du lịch, từ 3.500 người/ngày hiện nay lên 5.000 người/ngày.
Đối với quyết định gia hạn các biện pháp phòng dịch trọng điểm ở 17 trong số 47 tỉnh, thành cho tới ngày 6/3, 53,7% người được hỏi ủng hộ quyết định này, trong khi 30,2% cho rằng cần ban bố tình trạng khẩn cấp ở một số tỉnh để khống chế dịch COVID-19.
Liên quan tới chương trình tiêm mũi vaccine bổ sung, 73,5% nhận định tiến độ triển khai chương trình này là chậm. Theo thống kê của Chính phủ Nhật Bản, tính tới ngày 18/2, mới có khoảng 13% dân số nước này được tiêm mũi thứ 3, trong lúc số người tử vong vì dịch COVID-19 tăng cao kỷ lục trong làn sóng lây nhiễm thứ 6 hiện nay.
Video đang HOT
Về tổng thể, vẫn có 54,1% ủng hộ cách ứng phó với dịch COVID-19 của Chính phủ, giảm nhẹ 0,3 điểm phần trăm so với tháng trước. Bên cạnh đó, tỷ lệ ủng hộ đối với nội các của Thủ tướng Kishida cũng tăng nhẹ từ 55,9% trong tháng trước lên 56,6%, trong khi tỷ lệ phản đối là 27,4%, tăng 2,2 điểm phần trăm.
Trung Quốc cảnh báo Mỹ "đừng đùa với lửa"
Trung Quốc đã đưa ra những cảnh báo cứng rắn sau khi máy bay quân sự Mỹ hạ cánh xuống đảo Đài Loan.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian (Ảnh: China Daily).
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian ngày 15/7 kêu gọi Mỹ "không đùa với lửa", ngay lập tức dừng các hành động khiêu khích và mạo hiểm, không gửi tín hiệu sai cho lực lượng ly khai "Đài Loan độc lập" và tránh làm trầm trọng thêm căng thẳng ở eo biển Đài Loan.
Tuyên bố của Trung Quốc được đưa ra sau khi một máy bay vận tải quân sự Mỹ hạ cánh xuống đảo Đài Loan. Theo Taiwan News , chiếc C-146A Wolfhound của quân đội Mỹ đã đến Đài Bắc vào sáng nay để giao một kiện hàng cho Giám đốc Viện Mỹ tại Đài Loan (AIT) Sandra Oudkirk.
Máy bay khởi hành từ căn cứ Không quân Kadena ở Okinawa, Nhật Bản và hạ cánh xuống sân bay ở Đài Bắc lúc 9h32 sáng. Không có hành khách nào trên máy bay.
Sau khi kiện hàng được bàn giao thành công cho các quan chức AIT, máy bay đã cất cánh lúc 10h06 sáng mặc dù theo lịch trình ban đầu, máy bay dự kiến sẽ ở lại thêm 1 giờ.
Ông Wu nói rằng, Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc, và bất kỳ máy bay quân sự nước ngoài nào hạ cánh trên lãnh thổ Trung Quốc đều phải được sự cho phép của chính phủ Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng cảnh báo, bất kỳ sự xâm phạm nào của tàu hoặc máy bay nước ngoài vào không phận của Trung Quốc sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
"Chúng tôi đã cảnh báo các quan chức của đảng Dân Tiến (DPP) (Đài Loan) không tính toán sai tình hình, rước sói vào nhà hoặc thực hiện các động thái liều lĩnh. Thông đồng với các thế lực bên ngoài để tìm kiếm "độc lập" hoặc khiêu khích (đại lục) sẽ chỉ đưa Đài Loan vào vòng nguy hiểm", ông Wu cảnh báo.
Ông Wu tuyên bố Trung Quốc phải và sẽ thống nhất, và không ai được đánh giá thấp ý chí mạnh mẽ, quyết tâm và sức mạnh to lớn của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Ông Wu cũng cho biết quân đội Trung Quốc vẫn trong tình trạng cảnh giác cao độ và sẽ thực hiện bất kỳ biện pháp nào cần thiết để kiên quyết đè bẹp mọi âm mưu "độc lập Đài Loan".
Zhu Fenglian, người phát ngôn Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc, hôm nay cũng nói rằng Trung Quốc kiên quyết phản đối hành động thông đồng quân sự dưới bất kỳ hình thức nào giữa Đài Loan và Mỹ, đồng thời sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh của nước này.
"Về vấn đề Đài Loan, chúng tôi kêu gọi phía Mỹ tuân thủ 3 thông cáo chung giữa Trung Quốc và Mỹ và ngừng bất kỳ hành động khiêu khích nào", bà Zhu nói.
Bà Zhu cảnh báo sự thông đồng giữa DPP với các thế lực bên ngoài đang khiến người dân Đài Loan gặp thảm họa, và những nỗ lực của DPP chắc chắn sẽ thất bại.
Trước đó, trong bài phát biểu tại sự kiện kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra ngày 1/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố sẽ hoàn tất việc "thống nhất" Đài Loan và "đập tan" mọi nỗ lực nhằm giành độc lập cho hòn đảo.
Trung Quốc gần đây liên tục đưa máy bay quân sự áp sát không phận Đài Loan, thậm chí với quy mô chưa từng thấy.
Mỹ dù không có quan hệ chính thức với Đài Loan nhưng là đối tác thương mại và quân sự quan trọng nhất của hòn đảo. Vấn đề Đài Loan là một trong những điểm bất đồng chính trong mối quan hệ đang leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Các công ty Trung Quốc ráo riết thu mua đất khắp thế giới Một nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty Trung Quốc đang tích cực mua đất ở khu vực châu Á và châu Phi, với ước tính rằng họ đã mua gần 6,5 triệu héc-ta đất trên khắp thế giới trong 10 năm qua. Trong 10 năm qua, các công ty Trung Quốc đã đẩy mạnh việc thâu tóm hàng triệu héc-ta đất...