Dư luận Mỹ “nóng” vì Trung Quốc thâu tóm khách sạn Waldorf Astoria
Thông báo của tập đoàn Hilton Worldwide Holdings bán khách sạn sang trọng danh tiếng Waldorf Astoria 121 tuổi ở thành phố New York cho một công ty bảo hiểm của Trung Quốc với giá gần 2 tỷ USD tiếp tục được dư luận Mỹ phân tích và mổ xẻ về nhiều khía cạnh, nhất là về an ninh.
Khách sạn sang trọng danh tiếng Waldorf Astoria đã 121 năm tuổi. (Nguồn: Telegraph)
Khách sạn 5 sao Waldorf Astoria, 47 tầng, cao 191m tại địa chỉ 301 Park Avenue, New York, NY 10022, nơi hơn nửa thế kỷ qua các Tổng thống Mỹ và Quốc vương các nước Arập giàu có thường lui tới trong các kỳ họp chung của Đại hội đồng Liên hợp quốc, đã được rao bán cho công ty Anbang Insurance Group (có trụ sở ở Bắc Kinh) với giá 1,95 tỷ USD.
Ngay lập tức, sự kiện đã được giới chức chính phủ liên bang Mỹ đặc biệt quan tâm.
Ông Kurtis Cooper, người phát ngôn của phái đoàn thường trực của Mỹ tại Liên hợp quốc, ngay trong ngày 13/10 đã lên tiếng khẳng định, các cơ quan chức năng của Chính phủ Mỹ đang xem xét kỹ lưỡng thương vụ này, từ nội dung bản hợp đồng tới kế hoạch sửa chữa, tân trang khách sạn – nơi mà hơn 50 năm qua, các Đại sứ của Mỹ tại Liên hợp quốc đã cư ngụ, cũng là nơi mà Tổng thống Barack Obama thường nghỉ mỗi khi tới New York kể từ khi ông lên cầm quyền năm 2009.
Mối quan ngại nhất của Mỹ là nguy cơ Trung Quốc sẽ sử dụng khách sạn này để tiến hành các hoạt động tình báo và gián điệp, cho dù bản hợp đồng nói rằng, sau khi bán lại cho Anbang Insurance Group, Hilton Worldwide Holdings vẫn tiếp tục “giúp” Anbang điều hành khách sạn này thêm 100 năm.
Theo Washington Post, đây là thương vụ mua bán đầu tiên của Anbang Insurance Group ở Mỹ.
Công ty này hiện nằm dưới quyền điều hành của Wu Xiaohui, con rể cố Chủ tịch Trung Quốc Đặng Tiểu Bình và do tập đoàn dầu lửa quốc gia SINOPEC rót vốn khi thành lập năm 2004.
Năm 1974, khi thăm Mỹ lần đầu tiên với tư cách là Phó Thủ tướng Trung Quốc, ông Đặng Tiểu Bình cũng đã từng ở trong khách sạn này.
Khách sạn Waldorf-Astoria khi được nâng cấp lên 47 tầng vào ngày 1/10/1931 đã đi vào lịch sử với tư cách là khách sạn hùng vĩ nhất và cao nhất thế giới vào thời điểm đó.
Thương vụ đình dám này dự kiến sẽ hoàn tất vào ngày 31/12/2014, nếu có chậm trễ cũng không kéo dài quá ngày 31/3/2015.
Video đang HOT
Thông tin mới nhất cho biết bên dưới Waldorf-Astoria còn có một đường ngầm để các Tổng thống Mỹ có thể sơ tán trong những tình huống khẩn cấp.
Theo Vietnam
Chuyện chưa bao giờ kể về cuộc hôn nhân của công nương Diana
Một nhà báo từng là người phụ trách báo chí cho thái tử Anh Charles và công nương Diana mới đây đã lần đầu lên tiếng, hé lộ những tình tiết chưa bao giờ được công bố về sự đổ vỡ trong cuộc hôn nhân của hai thành viên hoàng gia Anh.
Dickie Arbiter từng là thư ký báo chí cho hoàng gia Anh từ năm 1988 trước khi nghỉ hưu năm 2000. Đây cũng là khoảng thời gian ông được chứng kiến những thăng trầm trong cuộc hôn nhân rất được chú ý của thái tử Charles và công nương Diana. Những tình tiết chưa hề được tiết lộ cho công chúng Anh mới đây đã được bật mí trong một cuốn sách chuẩn bị được xuất bản vào tháng 10.
Vẻ ngán ngẩm thấy rõ khi thái tử Charles cùng công nương Diana dự một sự kiện vinh danh các cựu chiến binh
Theo đó, trong những ngày đầu hẹn hò, giữa hai người cũng có những sự lãng mạn, âu yếm như bất kỳ cặp đôi nào, trái với những đồn đoán rằng thái tử chưa hề có tình cảm với công nương Diana trước đó.
Tuy vậy, đến đầu những năm 1990, tức khoảng 9 năm sau cuộc hôn nhân, và không lâu sau khi Arbiter được chọn làm thư ký báo chí, tình cảm giữa hai người ngày một lạnh nhạt thấy rõ, chỉ có điều không nhân viên nào trong hoàng gia được hé răng nửa lời.
Thời gian này, thái tử Charles thường sống tại khu dinh thự tại Highgrove, cách điện Kensington hơn 160km, để công nương Diana sống một mình tại đây. Ngay cả khi có những cuộc hẹn cần phải về London, thái tử nước Anh cũng sẽ trở lại Highgrove ngay khi có thể.
Nếu buộc phải xuất hiện cùng nhau tại London, cả hai sẽ làm điều đó để tránh những ánh mắt dò xét. Tuy nhiên trên đường về, xe chở họ sẽ ghé lại lâu đài St James, nơi một chiếc xe khác đón thái tử đi đường khác, để Diana một mình về lâu đài Kensington.
Bằng chứng rõ ràng hơn về sự rạn nứt trong hôn nhân của cặp đôi hoàng gia Anh đến vào tháng 6/1990, khi thái tử Charles bị ngã gãy tay trong một trận chơi khúc côn cầu trên cỏ.
Sau khi vội vã tới viện để thăm thái tử, cũng như công bố thông tin với báo giới chờ đợi bên ngoài, Dickie Arbiter trở vào trong viện thì nhìn thấy một người phụ nữ khác, bà Camilla Parker Bowles, bất ngờ xuất hiện bên thái tử.
Cho dù còn lơ mơ vì thuốc gây mê, Charles đã bớt khó chịu hơn khi có người phụ nữ này ở bên cạnh. Và đó là lúc vị thư ký báo chí phần nào biết được tình trạng thực sự của cuộc hôn nhân hoàng gia từng thu hút dư luận.
Công nương Diana ngồi một mình trước đền Taj Mahal
Trong một dịp khác vào năm 1992, khi thái tử và công nương nước Anh tới thăm Ấn Độ, thì vết nứt trong cuộc hôn nhân giữa họ đã thực sự được phơi bày.
12 năm trước đó, thái tử Charles từng tới thăm đền Taj Mahal, ngồi một bình trên chiếc ghế đá màu trắng, được xem như biểu tượng của tình yêu và tuyên bố rằng, một ngày nào đó ông sẽ tới đây cùng người mình yêu.
Thế nhưng trong lần tới Ấn Độ này, trong khi công nương Diana tới thăm ngôi đền và ngồi một mình trên chiếc ghế đá đó, Charles lại chọn tham dự một sự kiện gặp gỡ giới doanh nhân cách đó hàng nghìn cây số, tại Bangalore.
Và báo giới đã được một ngày bận rộn khi chính công nương Diana tiết lộ về cuộc hôn nhân trong chuyến thăm ngôi đền. Khi được hỏi có cảm nhận gì khi đứng trước khu lăng mộ tuyệt vời này, bà đã đáp lại rằng "đó là một kỷ niệm...giúp hàn gắn rất nhiều".
Và khi được phóng viên đề nghị làm rõ hơn phát biểu của mình, Diana đã nói điều mà báo giới khi đó chờ đợi để chộp lấy: "bạn hãy tự tìm hiểu đi".
Dù vậy, đây vẫn chưa phải "món quà" lớn nhất mà báo giới được nhận liên quan đến rạn nứt trong hôn nhân của hai thành viên hoàng gia Anh.
Cũng trong chuyến thăm Ấn Độ đó, thái tử Charles được lên kế hoạch chơi một trận khúc côn cầu giao hữu với đội chủ nhà. Và như lẽ thường, sau trận đấu sẽ là lễ trao giải, nơi cầu thủ đội chủ nhà cũng như hàng nghìn khán giả mong chờ được thấy công nương nước Anh.
Thế nhưng Diana ban đầu đã từ chối tới dự khán trận đấu. "Tôi không muốn đi", bà nói khi được thư ký báo chí và thư ký riêng của chuyến đi Peter Westmacott tới khẩn khoản thuyết phục. "Tôi không hề có ý định làm việc đó".
Trước những lời lẽ thuyết phục rằng việc bà không dự khán có thể ảnh hưởng xấu ra sao tới nước chủ nhà và người dân Ấn Độ, và báo chí thế giới sẽ đồn đoán ra sao, Diana đáp lại:
"Các anh nghĩ tôi còn quan tâm đến chuyện đó sao? Các anh thực sự nghĩ rằng tôi vẫn còn quan tâm? Đơn giản là tôi không quan tâm.
Tôi giờ không quan quan tâm họ nghĩ gì, và càng không muốn biết báo chí viết gì. Tôi sẽ không trao những giải thưởng đó, vậy thôi!"
Nhưng sau khi nghe những lời khuyên can về ấn tượng xấu sẽ tạo ra trong lòng người dân Ấn Độ, và rằng các cầu thủ chủ nhà xứng đáng được nhận cái bắt tay từ công nương, cuối cùng Diana đã dự khán.
Nụ hôn bị từ chối của thái tử Charles
Kết quả trận đấu là đội của thái tử đã thắng với 4 bàn, trong đó có 3 bàn do chính Charles ghi. Trong khi chồng vui vẻ ra mặt với nụ cười chiến thắng, Diana tỏ rõ vẻ ngán ngẩm trên khán đài.
Và kịch tính đã đến ở phần trao giải khi Charles phạm một sai lầm chết người. Thay vì ngả về phía trước để nhận nụ hôn từ vợ, điều không thể thiếu trong một sự kiện như vậy, ông lại quay mặt và bỏ đi.
Khi nhận ra sai lầm, ông lập tức quay lại để hôn lên má vợ, trước ánh mắt của đám đông. Tuy nhiên, bực tức bởi thái độ của chồng trước đó, công nương Diana đã né sang một bên, khiến nụ hôn không đậu trên má mà sượt qua phía tai. Hình ảnh đó đã lập tức được báo giới phát đi khắp thế giới.
Sau đó, khi nhân viên bảo vệ của công nương là Ken Wharfe hỏi vì sao bà làm vậy, bà đáp: "Tôi không phải kẻ dắt gái cho ông ta! Tại sao tôi lại phải làm thế? Nếu ông ta muốn biến tôi thành con ngốc với mụ đàn bà đó, ông ta đáng phải nhận điều đó. Nhưng tôi sẽ không biến mình thành kẻ ngốc để bạn bè của ông ta cười nhạo tôi".
Không lâu sau "sự cố" trên, Charles và Diana mỗi người mỗi ngả. Trong khi thái tử nước Anh tới Nepal thì công nương vẫn ở lại Ấn Độ, tiếp tục hành trình tới Calcutta, để lại cho những nhân viên báo chí như Dickie Arbiter phải lo giải quyết hậu quả truyền thông.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ Daily Mail
Vì sao phe "Không" chiến thắng ở Scotland? Scotland vừa trải qua một cuộc trưng cầu dân ý quan trọng, với kết quả đa số cử tri nói "Không" với việc tách khỏi khỏi Vương quốc Anh. Vậy vì sao phe Không thắng thế? Hãng tin BBC nêu ra một số lý do sau: Họ được yêu mến Phe Không có một khởi đầu thuận lợi. Khi Thỏa thuận Edinburgh được...