Dư luận Hà Quốc yêu cầu cuộc điều tra mới về vụ chìm phà Sewol
Thân nhân của các nạn nhân cho rằng cuộc điều tra năm ngoái là chưa thỏa đáng, cần tiến hành cuộc điều tra độc lập và minh bạch.
Một năm sau thảm họa chìm phà Sewol, những ngày qua, gia đình các nạn nhân tiếp tục gia tăng sức ép yêu cầu chính phủ Hàn Quốc tiến hành cuộc điều tra độc lập về vụ tai nạn cướp đi sinh mạng của hơn 300 người, phần lớn là học sinh.
Phà Sewol bị chìm trong lúc trở về từ chuyến đi dã ngoại tới đảo Jeju. Chính phủ của Tổng thống Park Geun-hye đã bị chỉ trích dữ dội vì cách thức xử lí yếu kém đối với công tác cứu hộ sau thảm họa.
Chiếc phà Sewol mất thăng bằng và bị chìm, khiến hơn 300 người thiệt mạng (ảnh: Yonhap)
Qua điều tra, chiếc phà này đã bị thay đổi kết cấu, được cơi nới để tăng hành khách, chở quá tải, khiến phà mất thăng bằng, dễ bị lật nghiêng.
Hơn 2/3 trong số 476 hành khách trên phà Sewol là học sinh. Chỉ có 172 người được cứu. Trong số 304 người được xác nhận thiệt mạng, có 250 học sinh phổ thông.
Ngày 1/4 vừa qua, chính phủ Hàn Quốc thông báo sẽ bồi thường 380.000 USD cho mỗi gia đình có học sinh thiệt mạng. Tuy nhiên, các gia đình cho rằng chính phủ đưa ra quyết định bồi thường nhằm mục đích đánh lạc hướng dư luận khỏi cuộc điều tra.
Thân nhân của các nạn nhân cho rằng cuộc điều tra năm ngoái là chưa thỏa đáng, cần tiến hành cuộc điều tra độc lập và minh bạch. Các gia đình cũng muốn trục vớt chiếc phà nhưng chính phủ chưa có quyết định về kế hoạch này./.
Trần Nga Theo Reuters
Theo_VOV
Doanh nhân Hàn tự tử, để thư tuyệt mệnh tố cáo 8 quan chức chính phủ
Vụ Chính phủ Hàn Quốc "dính" tai tiếng nhận hối lộ bùng nổ sau vụ tự sát của một doanh nhân. Trong túi quần nạn nhân có tờ giấy ghi rõ tên tuổi 8 công chức cấp cao trong chính phủ nữ Tổng thống Park Geun-hye nhận tiền hối lộ, gồm thủ tướng và hai chánh văn phòng Phủ tổng thống (còn gọi là Nhà Xanh).
Cựu chánh văn phòng Nhà Xanh Kim Ki-choon bị tố cáo nhận 100.000 USD
Viện công tố hôm 10.4 cho biết đã phát hiện tờ giấy ghi rõ tên và số tiền nhận đút lót của những công chức chính phủ Hàn Quốc dính tai tiếng nhận hối lộ này, trong túi quần của Sung Wan-jong, cựu chủ tịch công ty xây dựng Keangnam Enterprises.
Video đang HOT
Sung được cảnh sát tìm thấy chết treo cổ bằng cà-vạt, trên một nhánh cây cao 300 mét trên cổng bán vé vào Núi Bukhan ở bắc Seoul hôm 9.4, trong lúc cảnh sát chờ có trát của tòa án để bắt ông.
Lần cuối cùng Sung còn ở nhà là 5 giờ 10 phút 9.4. Tài xế và con trai báo ông mất tích sau khi họ tìm thấy thư tuyệt mệnh của Sung.
1.300 cảnh sát, chó cảnh sát, quân lính và trực thăng được triển khai ở khu vực có các tín hiệu điện thoại di động cuối cùng của Sung.
Sung ra đời trong cảnh nghèo, bỏ học tiểu học để trở thành một nhà thầu. Ông là nghị sĩ năm 2012, đến tháng 6.2014 thì mất ghế này, do Tòa án tối cao tuyên ông vi phạm luật tranh cử và buộc ông nộp phạt 5 triệu won.
Phe bà Park "đánh" phe ông Lee?
Sung là nghi can số 1 trong cuộc điều tra về những dự án đầu tư hàng ngàn tỷ won vào lĩnh vực dầu khí ở nước ngoài hồi đầu năm 2010 của chính phủ cựu Tổng thống Lee Myung-bak, tiền nhiệm của nữ Tổng thống Park.
Hai ông bà cùng đảng Đại dân tộc (GNP) vốn là tiền thân của đảng Saenuri hiện cầm quyền.
Chủ trương của nhằm giảm gánh nặng lệ thuộc nhập khẩu nguồn năng lượng của Hàn Quốc.
Nhưng ngành công tố Hàn từ lâu nghi ngờ một số quan chức thời tổng thống Lee "bán tầm ảnh hưởng" qua những vụ thỏa thuận bí mật với các công ty nước ngoài.
Quốc hội Hàn cũng đang điều tra riêng về chủ trương trên. Các nghị sĩ đối lập đòi cựu tổng thống Lee giải trình,trong khi một số nghị sĩ đảng Saenuri gọi cuộc điều tra này có "động cơ chính trị".
Ngành công tố cũng nghi các quan chức thời ông Lee đã dành nhiều ưu đãi tài chính cho các công ty, gồm Keangnam của Sung, một đảng viên Saenuri.
Sung bị nghi đã "thổi phồng" lợi nhuận của công ty để lấy 80 tỷ won (74 triệu USD) từ nguồn tiền cho vay của chính phủ (là tiền dân đóng thuế), nhằm đầu tư vào một dự án khai thác dầu khí ở Nga.
Sung còn bị nghi đã "rút ruột" số tiền vay này để lập quỹ đen 25 tỷ won. Ông đã khóc òa khi phủ nhận cáo buộc này trong một cuộc họp báo hôm 8.4.
Ông nói nhiều công ty khác tham gia chương trình phát triển năng lượng thời tổng thống Lee, nhưng ông không hiểu tại sao chỉ mỗi công ty ông bị điều tra.
Sung khẳng định ông ta không phải là bạn thân của cựu tổng thống Lee, và thân cận hơn với cánh của bà Park. Ông ta nói Huh là người giới thiệu ông ta với bà Park hồi năm 2007:
"Từ đó tôi làm việc hơn ai hết để giúp bà ấy giành được quyền đại diện GNP ra tranh cử tổng thống. Nhưng ông Lee giành quyền này, nên bà Park nói ông Lee phải được ủng hộ để trúng cử. Theo ý bà, tôi tích cực giúp ông Lee trúng cử tổng thống vào cuối năm 2007.
Tôi không thể hiểu tại sao một người trung thành với bà Park naylại bị cho là trung thành với ông Lee".
Doanh nhân Sung khóc trong cuộc họp báo 8.4
8 quan chức nhận hối lộ của Sung là ai ?
Ngành công tố hy vọng việc Sung có quan hệ làm ăn-chính trị có thể giúp họ có chứng cứ liên quan một số công ty năng lượng bị nghi đưa hối lộ và "mua" tầm ảnh hưởng của các chính khách.
Theo nhật báo Kyunghyang Shinmun hôm 10.4, Sung gọi cho một biên tập viên, đề nghị được phỏng vấn lúc 6 giờ sáng 9.4 (tức trước khi tự sát).
Qua đó, Sung nói ông có đút tiền cho hai cựu chánh văn phòng Nhà Xanh, cụ thể là hồi tháng 9.2006 đã đưa 100.000 USD cho Kim Ki-choon, trước khi Kim tháp tùng bà Park thăm Bỉ và Đức.
Sung nói thư ký của Kim cũng có mặt khi ông ta đưa số tiền này.
Sung cũng đưa 700 triệu won (640.000 USD) trong nhiều lần gặp Huh Tae-yeol tại một khách sạn hồi năm 2007, trước khi bà Park thua ông Lee trong cuộc chọn đại diện GNP tranh cử tổng thống.
Sung nói đã đưa tiền vì tin tưởng hai ông này và "Tôi giúp bà Park rất nhiều trong năm 2007".
Ngành công tố nói Kim và Huh có thể bị buộc tội nhận hối lộ, vì chưa hết thời hiệu 10 năm cho tội danh này.
Kim giữ chức chánh văn phòng từ năm 2013 đến đầu năm 2015. Huh là chánh văn phòng đầu tiên của bà Park hồi năm 2013.
Huh và Kim đều phủ nhận cáo buộc của Sung.
Kim nói ông thương tiếc cái chết của Sung, nhưng cáo buộc của ông này là "nói dối phi lý và không có cơ sở", chứ ông không hề nhận tiền của Sung và không hề quen Sung.
Huh cũng nói "chuyện đút tiền là không thể tưởng tượng được", vì lúc đó bà Park nhấn mạnh việc cần có "một cuộc bầu cử sơ bộ sạch sẽ".
Trên tờ giấy trong túi quần, còn Sung "bêu" tên đương kim Thủ tướng Lee Wan-koo, đương kim chánh văn phòng Nhà Xanh Lee Byung-kee nhưng không ghi số tiền họ nhận.
Các người khác nhận tiền của Sung gồm Yoo Jeong-bok (thị trưởng Incheon) nhận 300 triệu won, Hong Joon-pyo (tỉnh trưởng Nam Gyeongsang) nhận 100 triệu won, nghị sĩ Hong Mun-jong của đảng Saenuri nhận 200 triệu won, và "thị trưởng Busan" nhận 200 triệu won. Suh Byung-soo hiện là thị trưởng Busan.
Thủ tướng Lee nói không có quan hệ nào với Sung, Suh nói cáo buộc ông là "không có cơ sở. Tôi chỉ làm việc với Sung như một đồng nhiệm khi ông ta là nghị sĩ. Chúng tôi không chơi thân".
Theo người phát ngôn Nhà Xanh Min Kyung-wook, Chánh văn phòng Lee nói trong một cuộc điện thoại gần đây, Sung tuyên bố vô tội, xin nhờ giúp đỡ với cuộc điều tra vụ Sung bị nghi rút ruột công quỹ.
Lee cho Sung hay, rằng ông không thể can thiệp vào cuộc điều tra của ngành côn tố, và Sung nên nói sự thật với họ.
Hiện ngành công tố đang xác minh tờ giấy có phải do Sung viết.Nếu đúng thì "chắc chắn tất cả những người bị kể tên đều sẽ bị thẩm vấn, không thể tránh được".
"Vụ tai tiếng chính trị nghiêm trọng nhất trong lịch sử Hàn Quốc" ?
Lãnh đạo đảng Saenuri dự tính họp khẩn cấp nhưng phút chót lại hủy. Người phát ngôn Kim Young-woo của đảng Saenuri nói: "Quan điểm của chúng tôi là trước tiên phải làm rõ sự thật...Khó có thể tuyên bố chính thức khi chưa thể làm rõ vụ việc".
Đảng Tân liên minh chính trị vì dân chủ (NPAD) là phe đối lập chính, nói những cáo buộc của Sung là "bằng chứng của vụ tai tiếng chính trị nghiêm trọng nhất của chính phủ Park và trong lịch sử chính trị Hàn Quốc".
NPAD yêu cầu bà Park phải tự giải quyết vụ việc, vì những người bị nêu danh đều là các trợ lý thân cận nhất của bà.
Trong khi một số người đòi điều tra đặc biệt về những cáo buộc này, những người khác tỏ ra cẩn trọng hơn, nêu khó tìm ra sự thật vì Sung đã chết, và khó thu thập tài liệu liên quan.
Nhưng các cáo buộc của của Sung có thể cản trở chủ trương chống tham nhũng mới đây của chính phủ tổng thống Park, do các công chức cấp cao bị dính líu vào những cáo buộc.
Các chuyên gia nói cuộc điều tra cũng có thể tác động đến cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ trong tháng này, vì nhiều người bị cáo buộc là đảng viên Saenuri.
Cuộc bầu cử này được cho là cuộc thăm dò chuẩn bị cho kỳ tổng tuyển cử năm 2016.
Trần Trí (tổng hợp các báo Hàn Quốc)
Theo Một Thế giới
Tổng thống Poroshenko trực tiếp "dâng" Donbass cho Nga? Ngày 6-4, tạp chí Forbes đăng tải thông tin cho rằng, Tổng thống Ukraine, Petro Poroshenko đã trực tiếp "dâng" Donbass cho Nga, tuy nhiên Tổng thống Nga, Vladimir Putin đã từ chối lời đề nghị này. Tổng thống Ukraine, Petro Poroshenko đã trực tiếp "dâng" Donbass cho Nga? Theo Forbes, ngày 19-3, Tổng thống Putin đã có "cuộc họp bí mật" với...