Dư luận bức xúc, đòi “bỏ tù” nam thanh niên cố tình trốn khỏi khu cách ly: “Vẫn chưa xét nghiệm Covid-19″
Thông tin nam thanh niên ở An Giang trở về Việt Nam từ Campuchia nhưng cố tình trốn khỏi khu cách ly khiến dư luận phẫn nộ.
Như đã thông tin trước đó, sáng ngày 13/05 ông Lê Văn Phước – Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang – Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh đã phát lệnh rà soát, truy tìm nam thanh niên 28 tuổi cố tình trốn khỏi khu cách ly.
Được biết, thanh niên Trần Văn Nam (28 tuổi, ngụ xã Kiến An, huyện Chợ Mới) trở về Việt Nam từ Campuchia bằng xuồng gỗ. Tuy nhiên khi qua xã Khánh An đã được Bộ đội Biên phòng giữ lại. Sau đó Nam tiếp tục được cơ quan chức năng đưa đến khu cách ly tập trung tại Trường THPT Lương Thế Vinh vào chiều 10/05. Đến rạng sáng ngày 11/05, cơ quan chức năng xác nhận đối tượng đã cố tình trốn khỏi khu cách ly. Điều đáng nói Trần Văn Nam vẫn chưa được lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Nếu không kịp thời ngăn chặn và đưa vào khu cách ly trở lại sẽ gây nhiều khó khăn trong quá trình kiểm soát dịch bệnh.
Một điểm cách ly trên địa bàn tình An Giang.
Dư luận dậy sóng với đối tượng Trần Văn Nam, đề nghị xử phạt thật nặng.
Video đang HOT
Bộ đội Đồn Cửa khẩu Long Bình (An Phú – An Giang) lập rào chắn và kiểm tra người qua cửa khẩu.
Mỗi bệnh nhân trước khi vào khu cách ly buộc phải khai báo lịch trình y tế cẩn thận.
Hơn 3 tháng chiến đấu cùng dịch bệnh Covid-19, có thể nói Việt Nam là nước duy nhất chưa có ca tử vong nào. Dù vậy dư luận vẫn bày tỏ bức xúc với rất nhiều trường hợp thiếu hợp tác, khai báo không trung thực, trốn khỏi khu cách ly…
Không chỉ là việc làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đây còn được xem là hành vi vi phạm pháp luật được quy định rõ ở điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 176/2013/NĐ-CP.
“Người nào có hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và buộc cưỡng chế áp dụng biện pháp cách ly trở lại.
Tuy nhiên, nếu hành vi trốn tránh cách ly đó là nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho cộng đồng hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, cụ thể ngoài việc phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, còn có thể bị phạt từ từ 01 năm đến 12 năm tùy mức độ vi phạm (theo quy định tại Điều 240 Bộ luật hình sự 2015).”
Trước đó tại An Giang có 63 người bị cách ly vì 2 học sinh từ Campuchia trốn về An Giang nhập học.
Giáo sư "quần đùi" Trương Nguyện Thành kể chuyện 2 tuần tự cách ly ở Mỹ vì thấy triệu chứng giống nhiễm Covid-19
Nhận thấy bản thân bị rát họng, sốt, ho khan, Giáo sư Việt Tại Mỹ cho rằng có thể mình bị nhiễm Covid-19 nên ông đã nhanh chóng tìm một nơi để sống cách ly mọi người xung quanh.
GS Trương Nguyện Thành, Phó hiệu trưởng ĐH Văn Lang, TP.HCM, hiện đang sinh sống và làm việc ở Mỹ. Trên trang cá nhân, ông kể lại hành trình 2 tuần đối mặt bệnh cúm. Ông cho rằng rất có thể mình đã nhiễm virus SARS-CoV-2 trong kỳ nghỉ tại Mỹ.
Ngày 28/3, khi đi siêu thị cùng vợ, ông đã phòng bị cho bản thân rất cẩn thận: "Hai tuần trước tôi có đăng một tấm hình mang găng tay, đeo khẩu trang đi chợ. Nghĩ rằng mình cẩn thận như thế là đủ nhưng những gì đã xảy ra trong hai tuần qua chứng minh tôi cũng có điểm mù. Hai ngày sau thì siêu thị ấy đóng cửa vì có nhân viên bị nhiễm Covid-19 và tôi cũng ngã bệnh."
Tuy nhiên, ông cũng thông tin thêm: "Ở Mỹ không có khu cách ly tập trung, không ép phải sống cách ly, nhưng tôi cũng tìm một nơi sống cách ly để không ảnh hưởng đến gia đình và người xung quanh.
Bắt đầu tôi cảm giác cổ họng mình bị rát rất khó chịu, kế đến là sốt suốt hơn một ngày và rồi ho khan. Tất cả những triệu chứng về cúm Covid-19 tôi trải qua nhưng may mắn là khá nhanh chóng. Chỉ có đờm trong phổi, nó có sức bám khá lạ so với các cúm thường. Do đó chất nhờn này sẽ làm người rất khó thở.
Tôi hiểu được Covid-19 giết người không trực tiếp mà nó tấn công phổi tạo ra chất nhờn làm phổi mất dần khả năng hô hấp khí oxy cần thiết đến một mức nào đó thì cơ thể không thể duy trì sự sống. Nó như chết chìm từ bên trong. Vì thế những người phổi yếu có nguy cơ tử vong cao nhất với căn bệnh này."
Sau 4-5 ngày thì sức khỏe của GS Trương Nguyện Thành hồi phục từ từ. Khi thấy bản thân khỏe lên nhiều, ông mới tự lái xe đi xét nghiệm và kết quả âm tính virus SARS-CoV-2.
Ảnh chụp màn hình.
Dù ở độ tuổi U60 nhưng GS. Trương Nguyện Thành vẫn luôn luyện tập thể thao chăm chỉ và có một sức khoẻ dẻo dai. Ông từng đạp xe xuyên Việt cùng con trai và tham gia một thử thách chống đẩy trên truyền hình. Thế nhưng, trong những ngày chống chọi với cúm, ông dễ dàng cảm nhận sức khỏe và sự tập trung của mình kém đi nhiều bởi ông không thể đọc sách hay tập thể dục:
"Với lượng oxy không như bình thường, khả năng tập trung cũng như sức khỏe của tôi kém đi nhiều. Tôi có muốn đọc sách cũng không đọc được. Tôi có muốn tập thể dục cũng không có sức để tập. Cũng may tôi nhận thức được nếu không có tiêu cực (làm biếng) thì không có tích cực (siêng năng), nếu không có mềm dẻo thì sẽ không có cứng rắn, nếu không vô vọng thì làm sao tìm thấy tia sáng của hy vọng. Thế là tôi cứ thoải mái làm biếng, thoải mái ăn rồi ngủ, coi phim, không làm gì cả. Không phải suy nghĩ gì hay làm công việc gì mà chỉ lắng nghe cơ thể mình nói chuyện với mình. Có lẽ nhờ thế mà tôi hồi phục khá nhanh! Giờ thì tôi khỏe rồi."
Trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành, bản thân ông cũng nhận ra một bài học nữa: "Hiện tại cho dù trong người miễn nhiễm nhưng tôi cũng phải sống cách ly xã hội vì không muốn mang nguy cơ nhiễm bệnh cho người thân. Covid-19 giúp tôi nhận thức mình không sống chỉ cho mình mà cho những người xung quanh.
Chấp nhận bóng tối thì sẽ tìm thấy ánh sáng. Chấp nhận đau khổ thì sẽ tìm thấy hạnh phúc. Chấp nhận thất bại sẽ tìm thấy thành công. Chấp nhận vô vọng để tìm thấy tia sáng hy vọng."
PV
Những hình ảnh truyền năng lượng tích cực từ các khu cách ly vì Covid-19 Được ăn uống theo tiêu chuẩn, xem tivi, truy cập internet, tự do chơi thể thao..., các công dân về từ các vùng dịch Covid-19 được cách ly tại các khu cách ly tập trung trên cả nước đa phần cảm thấy thoải mái, không quá tù túng như họ từng nghĩ trước khi vào đây. "Sống chậm" tại các khu cách ly...