Dư luận Argentina tiếp tục lên án hành động của Trung Quốc
Viện văn hóa Argentina-Việt Nam (ICAV) bày tỏ tình đoàn kết đối với nhân dân Việt Nam trước những gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời hy vọng những bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền biển đảo sẽ được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình, ngoại giao và sự tôn trọng lẫn nhau.
Chủ tịch Viện văn hóa Argentina-Việt Nam Poldi Sosa trả lời phỏng vấn phóng viên. (Ảnh: Minh Tâm/Vietnam ))
Trong một bức điện gửi Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch ICAV Poldi Sosa Schmidt chia sẻ với nhân dân Việt Nam mối quan ngại lớn trước việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS) mà Bắc Kinh đã ký thông qua.
Bà Poldi khẳng định hành động trên cho thấy rõ Trung Quốc muốn đưa ra cộng đồng quốc tế một thông điệp của một cường quốc, và tìm cách kiểm soát các quần đảo đang tranh chấp với các nước láng giềng.
Bức điện tố cáo Trung Quốc theo đuổi mục tiêu kinh tế vì vùng biển đặt giàn khoan có nguồn dầu khí và hải sản dồi dào, đồng thời theo đuổi mục đích chính trị nhằm thống trị trên biển, ảnh hưởng không chỉ đến Việt Nam mà cả Philippines, Nhật Bản và các nước khác.
Tất cả các hành động trên nằm trong chiến lược thống trị của Trung Quốc thông qua hăm dọa hống hách, bức điện khẳng định.
Bức điện chỉ rõ thái độ của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối và lên án của những ai đang đấu tranh vì hòa bình và sự tôn trọng tuyệt đối chủ quyền của tất cả các nước, không phân biệt tiềm lực kinh tế và quân sự hùng hậu hay bé nhỏ.
Video đang HOT
Trước đó, trao đổi với phóng viên Vietnam , Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư phụ trách quan hệ quốc tế Đảng cộng sản Argentina (PCA) Jorge Alberto Kreyness bày tỏ tin tưởng Việt Nam và Trung Quốc sẽ giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc chung sống hòa bình, công pháp quốc tế và đặc biệt là UNCLOS.
Trong khi đó, ông Ezequiel Ramoneda, Điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học quốc gia La Plata (Argentina) khẳng định việc Trung Quốc đặt giàn khoan dầu khí sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vi phạm Công ước Liên hiệp quốc về luật biển.
Học giả này ủng hộ lập trường của Việt Nam trong xử lý tranh chấp với Trung Quốc, đó là thúc đẩy đàm phán trên cơ sở các văn bản pháp lý quốc tế.
Theo ông Ramoneda, hành động của Trung Quốc mang động cơ chính trị. Thông qua nó, Bắc Kinh muốn khoa trương sức mạnh, dẫn tới căng thẳng leo thang và làm tăng nguy cơ bất ổn tại khu vực.
Về phần mình, ông Juan Carlos Minghetti, thuộc Trung tâm nghiên cứu về kinh tế và xã hội (CIEYS) của Argentina, khẳng định việc Trung Quốc đặt giàn khoan và điều cả tàu và máy bay quân sự tới Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để bảo vệ cho thấy Bắc Kinh tìm cách giải quyết tranh chấp với một nước được cho là yếu hơn thông qua sức mạnh quân sự.
Theo ông Minghetti, Trung Quốc tăng cường thăm dò dầu khí để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, tuy nhiên Bắc Kinh cần phải tôn trọng chủ quyền của các nước láng giềng.
Trong khi đó, ông Eduardo R. Hernández, giảng viên của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo Mácxít Héctor P. Agosti, khẳng định Trung Quốc đã có cách hành xử không đúng trong tranh chấp biển đảo với Việt Nam. Theo ông, các bên cần phải đàm phán để giải quyết tranh chấp./.
Theo Vietnam
Bộ ngoại giao Trung Quốc: Tăng chi tiêu quân sự là để "đóng góp hòa bình" (?)
Vừa qua, Lầu Năm góc đã đưa ra con số mà Trung Quốc chi cho hoạt động quân sự năm 2013 là 145 tỷ USD cao hơn 20% so với những gì mà họ thông báo với thế giới. Trước đó, con số mà Bắc Kinh chính thức công bố là 119 tỷ USD. Dưới con mắt của phương Tây và láng giềng, việc Trung Quốc thiếu minh bạch trong chi tiêu quốc phòng là đáng lo ngại.
Tại sao việc giấu giếm của TQ đáng lo ngại?
Khi nhìn con số ngân sách quốc phòng của một nước, người ta có thể hiểu anh đang chạy đua vũ trang ở mức độ nào hay tình trạng quân đội của anh như thế nào trong chiến tranh. Thông thường, nếu chi tiêu quốc phòng chỉ dành cho việc bảo vệ và phòng ngự thì sẽ không cao nhưng nếu chi tiêu quốc phóng để hướng sang mục tiêu ra bên ngoài thì ngân sách tốn hơn rất nhiều.
Chẳng hạn chi phí quốc phòng của Mỹ trong năm 2013 là 495 tỷ USD là do họ tốn kém quá nhiều cho việc rải quân khắp thế giới, chỉ riêng cuộc chiến tại Afghanistan đã khiến họ tốn đến 82 tỷ USD. Do vậy, tổng thống Barack Obama phải triệt thoái quân khỏi Afganistan hay rút quân khỏi Iraq cũng là để đỡ tốn kém.
Việc xoay trục châu Á cũng là cách Mỹ giảm bớt gánh nặng ở các khu vực khác để đặt trọng tâm ở châu Á - Thái Bình Dương. Những con số chi phí quốc phòng của Mỹ đều là thật vì Nhà trắng hay Lầu 5 góc muốn tiêu thế nào đều phải hỏi quốc hội và phải minh bạch với người dân đóng thuế cho chính phủ Mỹ.
Ngân sách của các nước tập trung cho lĩnh vực phòng thủ cũng đều không tốn kém lắm. Cường quốc như Nga thì ngân sách quốc phòng chỉ là 69,5 tỷ USD, Nhật Bản là 56,9 tỷ USD, Ấn Độ là 39,2 tỷ USD và Hàn Quốc ở mức 31 tỷ USD. Căn cứ vào quy mô quân đội thì con số 119 tỷ USD mà Trung Quốc đưa cho hoạt động quốc phòng năm 2013 có vẻ phù hợp với chiến lược phòng vệ chứ không phải tấn công.
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc ước tính ngân sách quân sự của Trung Quốc cao hơn nhiều so với số tiền mà họ đưa ra. Thậm chí con số 145 tỷ USD cũng chưa hẳn là một con số chính xác. Theo Bloomberg hồi tháng 3, Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc có thể đã chi đến 240 tỷ USD cho quốc phòng. Con số này vượt quá xa cho một nước xây nền quốc phòng mang tính phòng vệ và chỉ có một cách giải thích là họ muốn xây dựng nền quốc phòng không chỉ để phòng vệ.
Nếu Trung Quốc đưa ra con số thực tế cao đến như vậy thì Mỹ và các láng giềng của Trung Quốc sẽ phản ứng và sẽ nâng cao cảnh giác quốc phòng. Do vậy, họ luôn yêu cầu Bắc Kinh phải đưa ra con số thực tế để hiểu Trung Quốc muốn gì?
Đứa trẻ ngày càng phá phách
Trung Quốc có thể không đưa ra con số chi tiêu thực tế để tránh sự phản ứng của Mỹ, Nhật và láng giềng. Tuy nhiên, họ luôn khẳng định liên tục tăng số tiền chi tiêu cho quốc phòng. Đó cũng là một cách để khoe cơ bắp và sức mạnh để láng giềng đủ dè chừng (nhưng đủ để Mỹ không phản ứng).
Hồi tháng 3, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết ngân sách quốc phòng của chính phủ trung ương - mà sẽ tăng 12,2 % trong năm 2013, lên đến đến 808,2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 131,6 tỷ USD). Số tiền khổng lồ này sẽ được sử dụng để hiện đại hóa lực lượng và tăng cường quốc phòng cho thủy lục không quân. Quốc phòng sẽ chiếm một phần lớn hơn một chút trong tổng chi tiêu của chính phủ so với năm ngoái
Bộ ngoại giao Trung Quốc còn diễn đạt chi tiêu quân sự là cần thiết để "đóng góp hòa bình" cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và để thể hiện vóc dáng một cường quốc khu vực. "Quân đội Trung Quốc không phải là Boy Scout (tiếng lóng chỉ đứa trẻ quậy phá với vũ khí như súng, gươm trong tay) như nước ngoài đặt điều", ông Hồng Lỗi - phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc từng tuyên bố.
"Nhưng kể cả có là Boys Scout thì hàng năm nó cũng lớn lên và cần mua sắm quần áo, giày dép mới. Nó không thể mặc mãi quần áo cũ, đi giày chật của năm ngoái", ông Hồng Lỗi lý giải về việc tăng ngân sách quốc phòng.
Trên thực tế, chính Trung Quốc đang gây sóng gió trong khu vực khi đơn phương đặt giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đâm chìm thuyền ngư dân Việt Nam. Vậy ai là đứa trẻ phá phách trong khu vực?
Theo Một Thế Giới
Tàu Trung Quốc lại hung hăng đâm trực diện vào tàu Kiểm ngư Việt Nam Ngày 7/6, Trung Quốc duy trì lực lượng với khoảng 120 tàu, tổ chức thành nhóm sẵn sàng đâm va, hú còi, phun vòi rồng vào các tàu Kiểm ngư Việt Nam. Lúc 14 giờ chiều nay, tàu kéo Trung Quốc đã đâm trực tiếp vào mạn trái tàu Kiểm ngư của Việt Nam. Tin từ Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và...