Dữ liệu radar: QZ8501 gặp nạn vì vọt lên quá nhanh
“Cho đến nay, những chỉ số mà radar ghi nhận được cao đến mức không thể tin được. Máy bay vọt lên rất cao, quá cao, vượt qua cả khả năng chịu đựng của nó”.
Ngày 31/12, một nguồn tin thân cận với cuộc điều tra vụ tai nạn máy bay QZ8501 cho biết những dữ liệu radar mà các điều tra viên đang xem xét cho thấy trước khi gặp nạn, chiếc máy bay này đã vọt lên nhanh đến mức “không thể tưởng được” và có thể đã vượt qua ngưỡng an toàn của máy bay Airbus A320.
Những dữ liệu này được truyền đến màn hình radar của đài kiểm soát không lưu Jakarta ngay trước khi chiếc máy bay mất liên lạc và biến mất.
Nguồn tin này khẳng định: “Cho đến nay, những chỉ số mà radar ghi nhận được cao đến mức không thể tin được. Máy bay vọt lên rất cao, quá cao, vượt qua cả khả năng chịu đựng của nó”.
Cứu hộ Indonesia đưa thi thể nạn nhân đầu tiên lên bờ bằng trực thăng
Tuy nhiên, nguồn tin này cũng lưu ý rằng những dữ liệu để đưa ra nhận định trên vẫn chưa đầy đủ để có thể đưa ra kết luận cuối cùng. Trong khi đó, bạn bè và đồng nghiệp của cơ trưởng trên chuyến bay cho biết ông này là một phi công chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm.
Những phát hiện ban đầu này càng củng cố nhận định của một số chuyên gia rằng thời tiết xấu cộng với sai sót của phi công là nguyên nhân khiến chiếc máy bay đâm xuống biển Java và khiến toàn bộ hành khách, phi hành đoàn trên máy bay thiệt mạng.
Video đang HOT
Mặc dù vậy, việc tìm thấy hộp đen của máy bay mới là yếu tố quan trọng để hoàn chỉnh dữ liệu và đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân máy bay gặp nạn. Nguồn tin trên nói: “Bằng các dữ liệu hộp đen, chúng tôi có thể biết được điều gì đã diễn ra trong buồng lái và trên chiếc máy bay, từ đó mới xác định được dữ liệu radar có chính xác hay không”.
Vọt lên quá chậm?
Lúc 6:20 sáng hôm Chủ nhật, phi công trên chiếc QZ8501 xin phép đài kiểm soát không lưu được tăng độ cao từ 32.000 feet lên 38.000 feet (11.582 mét) và lượn sang trái để tránh một cơn bão ở phía trước.
Hai phút sau, đài kiểm soát không lưu trả lời và yêu cầu QZ8501 chuyển hướng sang trái 7 dặm và tăng độ cao lên 34.000 feet, thế nhưng họ không nhận được phản hồi từ phi công. Lúc đó radar vẫn bắt được tín hiệu của chiếc máy bay, nhưng 6 phút sau đó, tín hiệu hoàn toàn biến mất.
Một hình ảnh rò rỉ từ Lực lượng Phòng không Hải quân Indonesia chịu trách nhiệm giám sát không phận nước này cho thấy chiếc QZ8501 đã tăng độ cao lên 36.300 feet và đang tiếp tục vọt lên với tốc độ 353 knot (653,7 km/h).
Hình ảnh radar rò rỉ cho thấy QZ8501 đã đột ngột vọt lên quá cao với vận tốc quá chậm
Hai phi công kỳ cựu khẳng định rằng nếu dữ liệu rò rỉ này là chính xác, điều đó cho thấy chiếc máy bay QZ8501 đã vọt lên quá đột ngột với tốc độ quá chậm khiến nó bị mất sức nâng và bị “khựng”.
Lúc này sức đẩy của động cơ không đủ để chiếc máy bay vừa vọt lên vừa tiến lên phía trước, khiến máy bay rơi vào tình trạng mất kiểm soát và lao nhanh xuống mặt biển ở phía dưới.
Một phi công giải thích rằng máy bay A320 thường bay bằng ở vận tốc khoảng 516 knot (955,6 km/h) khi ở độ cao 32.000 feet. Tuy nhiên khi gặp phải vùng không khí nhiễu loạn, phi công phải giảm tốc độ xuống mức được gọi là tốc độ xuyên bão để có thể vượt qua được vùng không khí này an toàn.
Theo Khampha
Các thi thể nạn nhân QZ8501 được trục vớt đều không mặc áo phao
Giới chức Indonesia cho biết 7 thi thể nạn nhân trên chuyến bay QZ8501 đều không mặc áo phao. Trước đó, thông tin phát hiện 1 thi thể mặc áo phao đã làm dấy lên những chỉ trích về sự chậm trễ của công tác tìm kiếm.
Hai trong số 7 thi thể được tàu hải quân Indonesia Bung Tomo trục vớt đã được chuyển về thành phố Surabaya, Indonesia.
Trang Detik chiều nay 31/12 dẫn lời ông Tatang Zainuddin, Phó giám đốc nhân sự cơ quan tìm kiếm và cứu nạn quốc gia Indonesia (Basarnas), cho hay lực lượng tìm kiếm chỉ tìm thấy 1 thi thể của nam giới nổi trên mặt biển gần chiếc áo phao.
Phó giám đốc Basarnas Zainuddin kết luận rằng: "Cho đến nay, chưa tìm thấy thi thể nào mặc áo phao".
Trước đó, trang CNA dẫn nguồn tin từ giới chức Indonesia thông báo 1 trong số 7 thi thể được tàu Bung Tomo của hải quân Indonesia trục vớt có mặc áo phao cứu hộ.
Trưa nay 31/12, giới chức Indonesia đã xác nhận đã trục vớt 7 thi thể, trong đó có 1 nữ tiếp viên hàng không. Trang Guardian cho hay bảng tên trên một thi thể được trục vớt vào thứ 4 ngày 31/12 cho thấy đây có thể là xác của Khairunisa Haidar Fauzi, một tiếp viên hàng không tập sự mới 20 tuổi.
Hai trong số 7 thi thể đã được chuyển về thành phố Surabaya, nơi những người thân đang ngóng chờ tin tức của hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay xấu số.
Trong ngày 31/12, cuộc tìm kiếm máy bay QZ8501 đang gặp nhiều khó khăn. Tờ Straits Times cho hay những cơn sóng lớn trên biển Java đã khiến các thi thể dạt đi hơn 50km về phía Đông.
Tờ báo này cũng cho biết hiện có 90 thợ lặn đã sẵn sàng lặn xuống vị trí phát hiện hình ảnh siêu âm của thân máy bay nhưng biển động khiến họ chưa thể bắt đầu tiến hành công tác tìm kiếm thân máy bay QZ8501.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Vụ QZ8501: Thi thể nạn nhân vẫn nắm chặt tay nhau Những thi thể đầu tiên được tìm thấy khi vẫn đang nắm chặt tay nhau và trôi dạt trên vùng biển cách nơi máy bay mất tín hiệu khoảng 10 km. Ngày 31/12, một phi công tham gia vào chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay gặp nạn QZ8501 cho biết 3 nạn nhân đầu tiên thiệt mạng trong thảm kịch được họ...