Dữ liệu bảo mật của 25.000 quan chức Mỹ bị đe dọa
Dữ liệu bảo mật của ít nhất 25.000 quan chức chính phủ Mỹ đã bị xâm nhập sau khi hacker tấn công vào hệ thống mạng của công ty tư nhân dịch vụ điều tra Mỹ (USIS), Reuters dẫn lời đại diện cơ quan này cho biết.
USIS là công ty có trách nhiệm điều tra lý lịch cá nhân của các nhân viên Bộ An ninh nội địa Mỹ.
Theo báo cáo, các hoạt động giữa Bộ an ninh nội địa Mỹ và công ty USIS đã bị đình chỉ. Có dấu hiệu cho thấy các cuộc tấn công có sự bảo trợ của nước ngoài.
Người phát ngôn của bộ này cho biết các nhân viên của họ sẽ được thông báo về vụ việc trong những ngày tới. Còn chi tiết cụ thể hơn sẽ có trong một vài tuần khi các nhà chức trách điều tra kỹ hơn về các sơ hở, nguồn tin dấu tên nói với Reuters.
Video đang HOT
Hacker tấn công vào dữ liệu bảo mật của nhiều quan chức Mỹ
Trước đó, hồi đầu tháng 8, tờ New York Times dẫn nguồn tin cho biết tin tặc Trung Quốc đã đột nhập vào mạng lưới các cơ quan nhà nước của Mỹ vào tháng 3 làm tổn hại đến dữ liệu của hàng chục ngàn nhân viên.
Công ty an ninh mạng của Mỹ Crowdstrike đã cáo buộc một đơn vị thuộc quân đội Trung Quốc tấn công mạng. Các cuộc tấn công mạng nhằm vào các chương trình vệ tinh và vũ trụ.
Bộ Tư pháp Mỹ từng truy tố 5 quan chức thuộc quân đội Trung Quốc với cáo buộc tấn công mạng vào các công ty Mỹ để lấy cắp bí mật thương mại.
Bắc Kinh đã có phản ứng mạnh mẽ đối với bản cáo trạng của Bộ Tư pháp Mỹ, từ chối tham gia các cuộc đàm phán về tấn công mạng, phủ nhận việc tấn công mạng đồng thời cáo buộc Mỹ đang chiếm đoạt các bí mật chính trị và quân sự của Trung Quốc.
Theo VTC News
Nokia bắt đầu sản xuất Lumia tại Việt Nam ngay trong tháng 8
Các nhà nghiên cứu tại Đại học California và Đại học Michigan (Mỹ) đã tìm ra lỗ hổng trên các hệ điều hành di động (Android, Windows Phone, iOS) cho phép các ứng dụng độc hại thu thập thông tin cá nhân của người dùng với tỷ lệ thành công từ 82 - 92%.
Dù mới tiến hành thử nghiệm trên điện thoại Android nhưng nhóm nghiên cứu tin rằng phương pháp tấn công này có thể áp dụng trên cả 3 hệ điều hành do có cùng một tính năng: các ứng dụng đã cài đặt đều có thể truy cập bộ nhớ của thiết bị di động.
Đầu tiên người dùng sẽ tải về một tài liệu "hiền lành" nhưng chứa mã độc như hình nền, file nhạc, ứng dụng. Sau khi tải về máy, các chuyên gia bảo mật sẽ sử dụng tài liệu này để truy cập số liệu thống kê trong bộ nhớ chia sẻ của một ứng dụng bất kỳ có trong máy.
Sau đó các nhà nghiên cứu sẽ theo dõi những thay đổi trong bộ nhớ máy và thực hiện nhiều hoạt động ngầm trên smartphone, chẳng hạn như đăng nhập vào Gmail, H&R Block, chụp ảnh phiếu thanh toán online qua Chase Bank... Đây là ba ứng dụng dễ bị tổn thương nhất, tỉ lệ tấn công thành công trên ba ứng dụng này nằm trong khoảng 82-92%. Với một vài thao tác khác, nhóm nghiên cứu có thể theo dõi chính xác những gì người dùng đang làm trên smartphone trong thời gian thực.
Có hai điều kiện cần để tăng tỷ lệ tấn công thành công: thứ nhất, cuộc tấn công phải diễn ra đúng vào thời điểm mà người dùng thực hiện thao tác trên ứng dụng; thứ hai, cuộc tấn công phải tiến hành bí mật để người dùng không nhận ra. Vì thế nhóm nghiên cứu đã phải chọn thời gian tấn công rất cẩn thận.
"Chúng tôi biết thời điểm người dùng truy cập vào ứng dụng ngân hàng. Khi họ đăng nhập, chúng tôi cung cấp cho họ một màn hình đăng nhập giả giống hệt màn hình thật", tiến sỹ Alfred Qi Chen của Đại học Michigan cho biết. "Mọi thứ diễn ra liên tục vì chúng tôi nắm được lịch trình cụ thể".
Nhóm nghiên cứu sẽ trình bày kết quả nghiên cứu này tại hội nghị an ninh USENIX diễn ra ở San Diego (Mỹ) vào ngày 23/8 tới. Bạn đọc có thể xem thêm một số video mô phỏng quá trình tấn công smartphone ở trên.
Theo CNET
"Hacker" Trung Quốc hack thành công Tesla Model S Công ty Qihoo 360 Technology đã hack thành côgn chiếc Tesla Model S và có thể kiểm soát khóa, còi, đèn pha và cửa sổ trời của xe Cách đây không lâu, SyScan từng tổ chức một cuộc thi hack xe hơi mà cụ thể ở đây là Tesla Model S với giải thưởng 10.000 USD cho người thắng cuộc. Ngay trong ngày...