Du lịch xứ dừa
Khai thác tiềm năng tự nhiên độc đáo của vùng đất được mệnh danh xứ dừa của miền Tây Nam Bộ, Bến Tre đã tạo dựng những bản sắc đặc trưng cho các sản phẩm du lịch, hướng tới một thương hiệu du lịch xứ dừa độc đáo nhằm thu hút khách.
Vẻ đẹp sông nước xứ dừa Bến Tre luôn thu hút du khách.
ộc đáo chợ dừa nổi
Nhắc đến Bến Tre là nhắc đến dừa. Những rừng dừa, vườn dừa mênh mông trải dài trước mắt du khách ngay khi đặt chân qua cầu Rạch Miễu nối Tiền Giang với Bến Tre. Tuy vậy, điều gây ấn tượng với chúng tôi hơn cả là khung cảnh rộng lớn của khu chợ nổi mua bán dừa nằm hai bên bờ dòng sông Thom.
Mất khoảng 15 km di chuyển từ trung tâm TP Bến Tre theo quốc lộ 60 tới ngã ba chợ Thom, rẽ vào khoảng chừng 500 m, chúng tôi đã có mặt ở cây cầu sắt nối hai huyện Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam trên dòng sông Thom. i bộ lên giữa cầu, tại đây có thể phóng tầm mắt bốn phía và cảm nhận rõ hơn một chợ nổi rất quen thuộc ở miền Tây Nam Bộ. iều độc đáo là chợ nổi này chỉ có một sản phẩm duy nhất là dừa, đúng hơn là những gì liên quan đến dừa, từ trái dừa cùng các hoạt động sản xuất như lột dừa, phơi chỉ xơ dừa, bào dừa, cạy dừa, xúc mụn dừa…
Từ trên cầu nhìn xuống, cơ man là tàu chở dừa ra vào các vựa. Dừa được bốc lên trên, rồi được bốc trở lại sau khi đã lột vỏ hoặc trên các tàu chỉ chở có lá dừa hay chỉ là xơ dừa…
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Bến Tre Võ Thanh Sơn, không rõ chợ nổi dừa xuất hiện từ khi nào, nhưng sông Thom là con sông lưu thông giữa sông Cổ Chiên và sông Hàm Luông thông qua kênh Mỏ Cày – Vàm Thom được đào từ năm 1905. Sông có chiều dài 15 km, là một cung đoạn giao thông đường thủy quan trọng của tàu khách tuyến Trà Vinh – Vĩnh Long – Bến Tre.
Vì thế mà hai bên bờ sông Thom xuất hiện nhiều làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa của các xã Thành Thới B, An Thạnh, Tân Hội, a Phước Hội (huyện Mỏ Cày Nam) và Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc). Nếu toàn tỉnh Bến Tre có hơn 250 cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa thì chỉ tính riêng trên toàn tuyến sông Thom đã có khoảng 200 cơ sở, thu hút hàng nghìn lao động. iều đáng nói là ở đây, ngoài những công việc nhẹ nhàng, phụ nữ còn lấn sang làm những công việc nặng nhọc, đòi hỏi sức khỏe tốt và sự dẻo dai chỉ dành riêng cho nam giới như nghề lột dừa.
Nghề lột dừa ở đôi bờ sông Thom diễn ra suốt ngày đêm, thậm chí từ rất sớm để kịp phiên chợ khi trời vừa sáng. Tại một vựa dừa, chị Tuyết Nhung đứng lọt thỏm giữa những quả dừa chất cao quá đầu.
Trước mặt chị là những quả dừa khô hay dừa hột đã lột xong vỏ, hai bên là số dừa nguyên quả, phía sau là một chồng vỏ dừa rất cao đã được tách để chờ làm chỉ xơ dừa. Rất khó khăn chúng tôi mới leo xuống được gần chị Nhung mà không bị ngã, để quan sát đôi tay thành thục của chị khi lột từng trái dừa. Dụng cụ tách vỏ dừa là một loại dao sắt bản dày, nhọn, cứng được dựng thẳng đứng gọi là mũi nằm. Những quả dừa sẽ được cắm xuống, đôi bàn tay khỏe mạnh của chị Nhung sẽ tách vỏ ra. Mất bốn lần như vậy mới lấy được dừa hột, nhưng một giờ đồng hồ chị Nhung cũng lột được khoảng 200 quả dừa với tiền công 40 nghìn đồng.
Video đang HOT
Nếu chăm chỉ và có sức khỏe, trung bình mỗi ngày, một phụ nữ như chị Nhung tách được 1.000 quả dừa và nhận 200 nghìn đồng tiền công. Nếu làm ít khoảng 600 đến 700 quả, tùy thuộc vào số dừa mà vựa thu mua. Riêng với loại dừa mủ, giá tiền công cao gấp hai lần do vỏ rất cứng. Trong trường hợp tham gia đếm dừa đưa xuống ghe, họ sẽ nhận thêm 4.000 đồng cho mỗi lần 200 trái. Tuy nhiên, để có thể làm thành thục công việc này là không dễ. Chị Nhung đã có gần 20 năm trong nghề và gặp không ít tai nạn như đứt tay, gãy dao. Mỗi mũi dao chuyên để tách dừa có giá khoảng 400 đến 500 nghìn đồng và trong trường hợp đó, xem như chị đã mất đi hai ngày công của mình.
Hướng tới một thương hiệu đặc trưng
Cùng với sự phát triển du lịch của đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung, Bến Tre từng bước xây dựng thương hiệu du lịch “Sinh thái sông nước xứ dừa” mang đặc trưng riêng của địa phương, nhằm phát triển du lịch bền vững.
Theo Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Bến Tre Lê Văn Luông, du lịch đa dạng loại hình, nhưng ở miền Tây Nam Bộ này, du lịch sinh thái sông nước miệt vườn thì trùng lặp khá nhiều bởi những tiềm năng sông nước tự nhiên tương tự. ể tạo sự khác biệt và điểm nhấn, Bến Tre đã hướng tới xây dựng thương hiệu du lịch “Sinh thái sông nước xứ dừa” khác với du lịch sông nước ở các tỉnh trong khu vực như: Sông nước chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang hay chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ hoặc vùng nước nổi “Búp sen hồng” – ồng Tháp, sông nước miệt vườn Cù lao An Bình – Vĩnh Long,…
ây là hướng đi riêng, mang nét đặc trưng độc đáo, để khách du lịch trong nước và ngoài nước đến Bến Tre không còn ám ảnh bởi câu nhận xét quen thuộc của dân lữ hành dẫn khách đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long “đến một tỉnh là biết cả vùng”. ó cũng là lý do để chợ nổi dừa sông Thom trở thành một phần quan trọng trong việc phát triển du lịch sinh thái sông nước xứ dừa.
Với hơn 70 nghìn ha dừa, Bến Tre chiếm một phần hai diện tích vùng dừa cả nước. Hiện nay, bên cạnh những tua du lịch do các công ty lữ hành tự xây dựng và tổ chức, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Bến Tre đã tập trung, quảng bá năm tua du lịch gồm: Châu Thành, TP Bến Tre, Giồng Trôm – Ba Tri, Mỏ Cày Bắc – Chợ Lách và Mỏ Cày Nam – Thạnh Phú.
Riêng tua Mỏ Cày Nam – Thạnh Phú, du khách có thể đi thuyền trên sông Thom – Mỏ Cày Nam, chèo thuyền trong rạch dừa nước, tham quan chợ nổi dừa, làng nghề chế biến dừa, lò kẹo dừa, thủ công mỹ nghệ từ gỗ dừa; thăm Khu di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt ồng Khởi – Mỏ Cày Nam; nhà cổ Huỳnh Phủ – ại iền, Thạnh Phú; Khu di tích lịch sử cách mạng ầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc – Nam của đường Hồ Chí Minh trên biển tại xã Thạnh Phong và Thạnh Hải cùng khu du lịch sinh thái “rừng ngập mặn” biển Thạnh Phú.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo ngành văn hóa, thể thao và du lịch Bến Tre và không ít đơn vị lữ hành, việc xây dựng thương hiệu “Sinh thái sông nước xứ dừa” không thể do riêng đơn vị nào hay cá nhân nào mà phải có sự đồng thuận, đồng hành trong chia sẻ, quảng bá, góp phần phát triển thương hiệu du lịch chung của Bến Tre. Chẳng hạn như các điểm tham quan du lịch, khu bảo tồn thiên nhiên cần được sự chung tay của các cấp, ngành trong đầu tư chỉnh trang và xây mới; đầu tư trùng tu các di tích văn hóa lịch sử, bảo tồn, phát huy giá trị các làng nghề và nghề truyền thống…
Bên cạnh đó, rất cần sự kết nối tua, tuyến giữa các điểm đến trong tỉnh với các tua, tuyến du lịch, điểm đến trong khu vực… Tất cả sẽ góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch, giúp Bến Tre tạo nên một con đường du lịch “Sinh thái sông nước xứ dừa”. Ba năm gần đây, tỉnh đón một lượng khách khá lớn so với các tỉnh trong khu vực. Năm 2016 đạt gần 1,2 triệu lượt khách thì đến năm 2018 là gần 1,6 triệu lượt khách, nâng doanh thu từ khách du lịch năm 2016 là 860 tỷ đồng lên 1.057 tỷ đồng năm 2017 và 1.329 tỷ đồng năm 2018…
Rời sông Thom với những mái ngói đỏ ẩn hiện trong rừng dừa xanh mướt và trĩu quả, chúng tôi vẫn không quên được hình ảnh cần mẫn, chất phác mà đầy phóng khoáng của những người dân miệt dừa chân chất, nghĩa tình. Chính họ bằng lao động của mình và tình yêu quê hương, tình yêu sông nước, miệt vườn, đã tạo nên sức hấp dẫn với khách du lịch gần xa, để biết và thêm yêu một Bến Tre gần gũi, thân thương.
BÀI, ẢNH: MẠNH HÀO, TUẤN DŨNG VÀ HOÀNG TRUNG
Theo nhandan.com.vn
Loay hoay với chương trình giáo dục địa phương
Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục địa phương (GDĐP) là nội dung bắt buộc, có vị trí tương đương với một môn học.
Việc xây dựng chương trình GDĐP có chức năng bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc, thống nhất trong cả nước là điều không hề đơn giản đối với các Sở GD&ĐT.
HS Đà Nẵng tham quan triển lãm Tư liệu báo chí về Hoàng Sa tại Nhà trưng bày Hoàng Sa (Đà Nẵng). Ảnh: T.G
Rập khuôn nội dung giáo dục chính khóa
Thực hiện Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT, từ năm học 2008 - 2009 đến nay, phần chương trình địa phương đều trở thành môn học của các khối lớp. Những tiết học đan xen nội dung lịch sử - địa lí - văn hóa của địa phương, HS không chỉ có điều kiện hiểu sâu hơn, cụ thể hơn về môn học mà còn có sự liên hệ thực tế rất gần gũi, tạo được hứng thú mới đối với các môn xã hội và góp phần củng cố thêm vốn kiến thức và tình yêu quê hương.
Qua nghiên cứu tài liệu GDĐP của một số địa phương như Gia Lai, Quảng Bình, Bình Dương, Đồng Nai, Cà Mau, Hưng Yên, ông Bùi Quý Khiêm - Chánh Văn phòng, Sở GD&ĐT Đồng Tháp nhận xét: "Cách thực hiện của các địa phương tương đối giống nhau: Tài liệu phân thành từng môn riêng: Lịch sử, Ngữ văn, Âm nhạc, Giáo dục công dân địa phương... Trong từng môn phân chia theo từng cấp học, trong từng cấp phân thành từng bài, từng tiết cụ thể".
Ông Khiêm cho rằng: Việc thực hiện như trên là đúng với tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, bảo đảm khối lượng kiến thức cung cấp, phù hợp với năng lực tiếp thu của từng đối tượng HS. "Tuy nhiên, việc biên soạn tài liệu GDĐP như trên có phần máy móc và rập khuôn, giống như nội dung giáo dục chính khóa. Trong quá trình dạy học, GV và HS dường như sẽ đóng khung trong nội dung, kiến thức của tài liệu đó, độ "mở" của tài liệu chắc chắn sẽ có nhưng chưa đủ rộng và phù hợp với thực tế của địa phương trong từng tỉnh, thành phố" - ông Khiêm cho biết.
Các tài liệu GDĐP hiện nay cũng chưa thể hiện định hướng phát triển năng lực người học, cấu trúc bài học còn đơn giản, chưa chú ý đến việc tích hợp kiến thức liên ngành và tổ chức các hoạt động học tập cho HS... Cách xây dựng nội dung lâu nay của các Sở chủ yếu dựa vào quy định của chương trình giáo dục hiện hành và minh họa các quy định đó bằng dữ liệu địa phương, sau đó tổ chức các hội đồng thẩm định và thông qua Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy địa phương.
Tuy nhiên, với Chương trình GD phổ thông mới, các địa phương phải tự tổ chức xây dựng, thẩm định nội dung giáo dục của địa phương, sau đó báo cáo để Bộ GD&ĐT phê duyệt.
PGS.TS Hà Thanh Việt - Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP Hồ Chí Minh cho rằng: Khi triển khai Chương trình GD phổ thông mới, nếu các Sở GD&ĐT vẫn dựa vào chương trình quốc gia để phiên sang hoặc địa phương hóa các nội dung sẽ rất khập khiễng. "Khập khiễng vì ngay từ mục tiêu của hai chương trình đã không giống nhau cả về cấp độ và quy mô. Khả năng này về cả tính khoa học, tính thực tiễn đều không cho phép" - PGS.TS Hà Thanh Việt phân tích.
Điều chỉnh để đón đầu đổi mới
Ông Bùi Quý Khiêm nhận định: "Việc điều chỉnh dạy học nội dung GDĐP ngay từ thời điểm này theo hướng tiếp cận quan điểm của Chương trình GD phổ thông mới là cần thiết".
Theo đó, ngoài cập nhật thêm các nội dung về những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp... của địa phương vào tài liệu hiện có. "Sở GD&ĐT Đồng Tháp chủ trương từng bước điều chỉnh phương pháp dạy học nội dung GDĐP từ việc giảng dạy các tiết học theo bài, mô đun, chủ đề... đã quy định dành cho GDĐP, đưa nội dung này thành một phần của tiết học như hiện nay chuyển sang hướng dạy học tích hợp, khai thác sâu các nội dung có liên quan đến địa phương vào bài học chính khóa.
Dự kiến, Sở GD&ĐT Đồng Tháp sẽ thực hiện 2 tài liệu: Tài liệu GDĐP tỉnh Đồng Tháp cấp tiểu học và tài liệu GDĐP cấp THCS và THPT. Ngoài ra, Sở sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng một phần mềm trực tuyến phục vụ cho HS và GV trong việc dạy - học nội dung GDĐP" - ông Khiêm thông tin.
PGS.TS Hà Thanh Việt lý giải: "Để thực hiện nhiệm vụ GDĐP trong chương trình tổng thể quy định, việc biên soạn chương trình khung về địa phương là điều kiện tiên quyết. Việc chuẩn bị nguồn nhân lực biên soạn và ngữ liệu về các vấn đề thời sự, kinh tế, văn hóa của địa phương dưới dạng các văn bản đa phương thức rất quan trọng, quyết định đến việc biên soạn thành công tài liệu dạy học địa phương theo nhiệm vụ giáo dục phổ thông trong chương trình mới".
Theo kinh nghiệm của các GV Tổ Ngữ văn, Trường THCS Kim Đồng (Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng), bài giảng chương trình địa phương nên dạy bằng giáo án điện tử, bởi cần phải có nhiều hình ảnh minh họa. Phần trình chiếu trên máy tính bao giờ cũng đẹp hơn nhiều so với hình ảnh quá nhỏ trên giấy, nếu scan lớn trên giấy để học trò có thể quan sát được thì rất đắt và tốn kém. Dạy trên máy, GV có thể sử dụng các hình ảnh động và có thể tận dụng các hiệu ứng theo ý đồ của bài dạy, vừa tạo trực quan sinh động vừa có tính giáo dục cao. Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy nên lưu ý về các địa danh, bổ sung tài liệu hỗ trợ nghe, nhìn và tăng cường đi thực tế.
Ở một khía cạnh khác, ông Bùi Quý Khiêm cho rằng: Trong thực hiện nội dung GDĐP mới, cần chú ý tính "địa phương trong địa phương" vì nội dung GDĐP chung được biên soạn cho cả tỉnh, khó có thể bao quát được tính đặc thù của từng huyện, xã... "Để nội dung GDĐP đến và được HS tiếp nhận một cách thực chất, cần bổ sung thêm các nội dung liên quan trực tiếp đến địa phương nơi trường đóng, nơi HS ở.
Do vậy, ngay trong thời gian chuẩn bị triển khai Chương trình GD phổ thông mới, trong đó có nội dung GDĐP, các trường học và GV cần chủ động chuẩn bị các nội dung có liên quan đến địa phương mình để lồng ghép, tích hợp vào dạy học" - ông Khiêm gợi ý.
Hà Nguyên
Theo giaoducthoidai
Nhiều tour giá rẻ được chào bán ở Hội chợ Du lịch quốc tế Cần Thơ 2019 Tìm giải pháp đưa du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bứt phá trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng, quảng bá, chào bán sản phẩm du lịch...sẽ là nội dung chính của Hội chợ Du lịch quốc tế Cần Thơ- VITM 2019 khai mạc vào tháng 11 tới tại Cần Thơ. Năm 2018, Đồng bằng sông Cửu Long đã đón...