Du lịch văn hóa Bình Dương không chỉ có ‘đặc sản’ tượng phật trên mái nhà
Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bình Dương trong chuyến ra Hà Nội xúc tiến du lịch giới thiệu nhiều thế mạnh của du lịch Bình Dương, chiến lược phát triển trong thời gian tới.
Bức tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa 300 tuổi ở Bình Dương
Bình Dương có bức tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á-thuộc chùa Hội Khánh ở TP. Thủ Dầu Một. Lãnh đạo Sở Bình Dương nói thêm, Bình Dương cũng sở hữu nhiều thế mạnh khác về di tích lịch sử, hệ thống chùa có bề dày lịch sử và nhiều giá trị… nhằm phát triển du lịch văn hóa và lễ hội.
Trong buổi giới thiệu du lịch Bình Dương chiều tối 7/8 tại Hà Nội, ông Nguyễn Thanh Phong cho biết theo Quy hoạch phát triển du lịch Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, du lịch của tỉnh sẽ phát triển theo ba không gian.
Nhiều gợi mở du lịch Bình Dương
Cụ thể, không gian phía Nam, gồm khu vực thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An và một phần thị xã Bến Cát. Tại đây sẽ có các sản phẩm du lịch chính như: Du lịch miệt vườn, du lịch sông nước, tham quan di tích lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch thể thao…
Không gian phía Tây Bắc gồm khu vực hồ Dầu Tiếng, núi Cậu, hành lang sông Sài Gòn…, tỉnh tập trung phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng; du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa.
Không gian phía Đông với khu vực dọc theo lưu vực sông Đồng Nai và sông Bé thuộc thị xã Tân Uyên và huyện Phú Giáo. Khu vực này được quy hoạch với các sản phẩm du lịch sinh thái sông nước; du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần; du lịch thể thao cao cấp với các điểm nhấn như: Công viên văn hóa nghỉ dưỡng Mắt Xanh, vườn bưởi Bạch Đằng…
Video đang HOT
Hồ Dầu Tiếng ở Bình DươngBình Dương thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vùng đất hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội trong đó có du lịch. Tỉnh có vị trí thuận lợi, cách trung tâm TP HCM khoảng 30km, trên địa bàn có các trục lộ giao thông huyết mạch như quốc lộ 1, quốc lộ 3 có thể dễ dàng liên kết với các nước trong khu vực.
Ba sông lớn chảy qua (sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé) tạo nên cảnh quan thiên nhiên, những vườn cây trái xanh mượt thích hợp với du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Hiện địa phương đang xúc tiến xây dựng các bến đỗ du lịch dọc các con sông lớn chạy qua địa bàn tỉnh. Trong bán kính 10km từ bến đỗ sẽ phát triển đồng bộ các khu du lịch sinh thái để tạo sản phẩm hấp dẫn níu chân du khách ở lại với Bình Dương.
Từ thế mạnh này, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, chuyên gia tới từ Hiệp hội Lữ hành Hà Nội gợi ý Bình Dương nên chú trọng phát triển sản phẩm du lịch cuối tuần đặc thù của địa phương. Chẳng hạn, tỉnh có thể kết nối; tạo điểm nhấn từ điểm đến là vườn cây ăn trái Lái Thiêu và khu du lịch Đại Nam Văn hiến… Bởi thực tế là nhiều người khi nhắc tới Bình Dương chỉ nghĩ tới mảnh đất của khu công nghiệp, chưa tạo được dấu ấn về du lịch văn hóa, sinh thái nghỉ dưỡng.
Theo tienphong.vn
Giữ chút hồn xưa cầu Phú Long
Cây cầu 106 tuổi không chỉ nối vùng đất Sài Gòn - Gia Định với vùng cây trái Lái Thiêu - Bình Dương mà còn nối thời gian, lịch sử và nối con người với con người.
Ngày 20-4 tới đây, cầu Phú Long - 106 tuổi sẽ được tháo dỡ. Đây là cây cầu sắt lâu đời nhất nối vùng Sài Gòn - Gia Định với vùng đất cận kề Lái Thiêu - Bình Dương. Cây cầu là "nhân chứng" nối con người ở hai vùng đất với nhau qua cách nói của người bên này qua thì bảo "Đi Lái Thiêu", còn người ở bên kia lại thì bảo "Đi Sài Gòn".
Lịch sử đường sắt Sài Gòn - Gia Định cho hay, cầu Phú Long là nhịp nối của tuyến đường sắt từ Sài Gòn đi Lộc Ninh được người Pháp xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ trước.
Tuyến đường sắt này chạy từ ga Sài Gòn (khu vực công viên 23-9 và giờ đang là đại công trường xây dựng ga trung tâm đầu mối các tuyến metro của TP) sau đó nó đi vòng bên hông Nhà hát TP, ra đường Hai Bà Trưng, quẹo sang hướng đường Bùi Hữu Nhĩa, nối quận 1 với Bình Thạnh bằng cầu Sắt Đa Kao (để phân biệt với cầu Đa Kao bằng bê tông cốt thép mà sau này gọi là cầu Bông).
Cầu sắt Đa Kao xưa là cầu nằm trên tuyến đường sắt Sài Gòn - Lái Thiêu - Lộc Ninh.
Đến khoảng năm 1994 -1997 cầu sắt Đa Kao được tháo dỡ để xây cầu bê tông cốt thép mới (mà nay gọi là cầu Bùi Hữu Nghĩa).
Các hình ảnh xưa cho thấy, sau khi vượt qua cầu sắt Đa Kao, tuyến đường sắt đi tiếp trên đường Bùi Hữu Nghĩa hiện nay để ra chợ Bà Chiểu.
Tàu lửa xưa đi trên đường Bùi Hữu Nghĩa để ra ga Gia Định, hay còn gọi ga Bà Chiểu. Ảnh tư iệu
Ga Gia Định (Bà Chiểu) xưa. Ảnh tư liệu
Sau đó tuyến đường sắt này đi tiếp về hướng ga Gò Vấp hiện nay, nối vào khu nhà máy Z 751 mà nay đã thành khu siêu thị lớn nằm hướng ra đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp.
Tuyến đường đi qua vùng Thạnh Xuân, Thạnh Lộc, quận 12 để "bắt" vào, kết nối với tuyến đường sắt Sài Gòn - Phnôm Pênh (dự định) và nay nó để lại cho Sài Gòn địa danh: "Ngã tư Ga".
Theo kỹ sư Hà Ngọc Trường, Tổng thư ký Hội cầu đường cảng TP, hiện ngành đường sắt Việt Nam dự định xây dựng các tuyến đường sắt quốc gia mới qua địa bàn TP và chập chững làm các tuyến metro, đường sắt đô thị. "Điều thú vị là hướng tuyến của các tuyến đường sắt quốc gia mới và đường sắt đô thị đều dựa trên hướng, tuyến mà người Pháp đã vạch ra từ cả trăm năm trước! Trong đó có quy hoạch lấy khu vực Ngã tư Ga làm ga trung tâm, kết nối giữa đường sắt đô thị với đường sắt Bắc - Nam để đi về miền Tây!" - Kỹ sư Trường nói.
Từ Ngã tư Ga, tuyến đường sắt đi trên đường Hà Huy Giáp hiện nay ra tới bờ sông Sài Gòn để gặp cầu Phú Long.
Cầu Phú Long có đặc trưng do người Pháp xây dựng là các trụ đúc bê tông cốt thép bên trong và bọc đác hộ bên ngoài.
Cầu Phú Long xưa có hai mối, năm trụ bọc đá hộc và sáu nhịp với lần lượt hai nhịp vòm cong nối từ hai đầu bờ ra; bốn nhịp giữa làm theo kết cấu Eiffel kiểu bộ dàn khung thép nối với nhau bằng các thanh ngang, dọc, chéo...
Nét độc đáo trong kỹ thuật xây dựng cầu Phú Long là các nhịp thép ở giữa gối lên trụ rồi lao hẫng về phía bờ như cánh tay đón lấy nhịp vòm từ bờ lao ra. "Đây là biện pháp kỹ thuật mà sau này ngành cầu đường hiện đại vận dụng thành cách đúc hẫng cân bằng, nối kết các nhịp cầu với nhau" - Kỹ sư Trường nói.
Qua thời gian và chiến tranh, các trụ, nhịp giữa bị đánh sập và cầu được làm lại bằng hệ cọc vuông cắm xuống lòng sông để tạo ra hệ bệ trụ bên trên và gác các dàn khung sắt Bailey kiểu của Mỹ lên trên.
Chứng tích chiến tranh còn lại là ở đầu cầu phía Lái Thiêu vẫn còn một phần của lô cốt bảo vệ cầu với các lỗ châu mai hướng ra các phía.
Lỗ châu mai ở lô cốt phía bờ Lái Thiêu hướng ra sông Sài Gòn.
Cầu Phú Long cũng là "nhân chứng" cho cách quản lý "mỗi nơi, mỗi kiểu". Cụ thể đường xe máy chạy bên trên phía quận 12 do TP quản lý thì được rải bằng những vỉ sắt hàn kiểu ca rô nên khi xe chạy trên thì kêu lụp cụp, loạt roạt. Còn nửa phía Lái Thiêu, do tỉnh Bình Dương quản thì trải bê tông nhựa láng o, xe chạy êm ru.
Ngày 20 - 4 tới toàn bộ cầu Phú Long sẽ được tháo dỡ. Theo dự tính tấm bảng ghi tên hãng làm cầu và năm xây xong cầu (1913) sẽ được cắt tháo ra đưa về bảo tàng TP.HCM.
Tấm bảng này sẽ được cắt tháo đưa về bảo tàng TP. Ảnh: Tư liệu
Như thế xem ra, chút hồn xưa của cầu Phú Long còn được giữ lại.
Theo plo.vn
Giới trẻ rủ nhau 'sống ảo' bên bức tường nổi tiếng ở Bình Dương Bức tường xanh dương, khung cửa trắng cùng dàn hoa giấy rợp kín... tạo nên góc sống ảo đẹp chẳng khác trời Âu ngay giữa khuôn viên Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương. Mới đây, những bức ảnh check-in bên bức tường xanh lam phủ kín hoa giấy tại Đại học Thủ Dầu Một được nhiều bạn trẻ chia sẻ trên mạng...