Du lịch và những nguy cơ với sức khỏe
Song song với việc “tận hưởng” kỳ nghỉ sẽ không thừa khi nói đến các mối nguy cơ về bệnh tật.
i du lịch là được ăn – chơi – nghỉ dưỡng. Các món đặc sản luôn là điều hấp dẫn du khách. Song song với việc “tận hưởng” hoàn toàn sẽ không thừa khi nói đến các mối nguy cơ về bệnh tật. Nhất là thức ăn và nước uống là nguồn gây bệnh thường gặp cho các bệnh nhiễm khuẩn khi đi du lịch.
Mầm bệnh đến từ thức ăn
Việc lựa chọn thức ăn luôn là khâu quan trọng. Dù có được giới thiệu là ngon, bổ hay hấp dẫn đến mấy thì tất cả các món gỏi, món sống đều là loại thức ăn không an toàn, nguy cơ chứa mầm bệnh rất cao. Ở những điểm du lịch mà điều kiện vệ sinh còn kém như: nhìn thấy có súc vật thả rông, dùng phân tươi để chăm bón hoa màu… thì “thông minh” nhất là không ăn các món rau sống, salad hay uống sữa tươi chưa tiệt trùng. Các món cá gỏi, thịt sống là ổ chứa mầm bệnh của nhiều loại tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hoá và từ đường tiêu hoá tới các cơ quan bộ phận khác.
Có thể kể đến như ăn gỏi cá là nguy cơ mắc bệnh sán lá gan nhỏ, ăn nem thính có nguy cơ mắc bệnh sán dây lợn và ấu trùng sán lợn, ăn hải sản nấu chưa chín có nguy cơ mắc tả…Trong mọi trường hợp khi đi du lịch, thức ăn chín luôn là sự ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Khi có trẻ nhỏ đi cùng thì khẩu hiệu “Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất” luôn là nguyên tắc cần được tuân thủ. Trong trường hợp trẻ không được bú mẹ hoàn toàn thì các loại sữa công thức luôn phải được chuẩn bị sẵn và mang theo. Và không quên nước để pha sữa bắt buộc phải là nước chín. Với một số loại thức ăn lạ tốt nhất là không nên thử bởi ngoài chuyện nhiễm khuẩn thì dị ứng là điều hoàn toàn có thể.
Video đang HOT
Khi đi nghỉ mát, bạn rất có nguy cơ bị lây bệnh.
Đừng dễ dãi khi lựa chọn nước uống
Ở những nơi chưa có nguồn nước máy thì chỉ uống nước khi đã đun sôi. Tại một số đô thị lớn, hệ thống cung cấp nước ổn định và dù là nước đã được xử lý bằng hoá chất khử khuẩn thì có một số loài virut và ký sinh trùng vẫn có khả năng sống sót như Giardia, amíp, Cryptosporidium. Vì thế cũng không nên uống nước trực tiếp từ vòi mà không đun sôi. Trong nhiều trường hợp cần thiết, du khách nên chuẩn bị những chai nước đóng sẵn ngay từ lúc khởi hành, điều này giúp tránh những phiền toái không cần thiết trong suốt cuộc hành trình. Đi du lịch vào mùa hè, việc sử dụng nước đá là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên nhiều loại vi sinh vật hay gây ra nhiễm khuẩn đường tiêu hoá vẫn có khả năng tồn tại trong nước đá. Việc lựa chọn nước đá sạch khi sử dụng là điều không nên bỏ qua.
Nguy cơ mắc bệnh khi bơi lội
Khi đi du lịch vào mùa nóng, hầu hết du khách đều quan tâm liệu có nơi để tắm, bơi lội được không? Mặc dù vậy cũng cần lưu ý rằng rất nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác nhau có liên quan đến việc bơi lội cho dù đó là tắm biển, tắm sông, tắm hồ hay thậm chí là tắm trong bể bơi. Các loại nhiễm khuẩn thường gặp trong trường hợp này là nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn ở tai, mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn thần kinh và tiêu chảy. Nguồn nước có thể bị ô nhiễm bởi các loại nước thải, chất thải từ người, súc vật, thậm chí bởi chính khách du lịch… Du khách có thể mắc tiêu chảy và một số bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường nước nếu tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm bởi chất thải của người hay súc vật.
Cố gắng đừng để bị uống nước khi bơi, tắm hay tham gia các hoạt động dưới nước bởi đó có thể là “đường vào” của một số bệnh. Nước trong bể bơi hầu hết đã được xử lý bằng hoá chất như chlorine, tuy nhiên một số loài vi sinh vật gây bệnh như Giardia, Cryptosporidium, viêm gan A hay Norovirus lại có tính kháng rất cao với hóa chất (ở nồng độ pha trong bể bơi) chỉ qua một vài ngụm nước nước nhỏ chúng cũng có thể xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Biểu hiện thường gặp nhất là tiêu chảy.
Một số tác nhân gây bệnh có trong nguồn nước bị ô nhiễm xâm nhập qua da vào cơ thể và gây bệnh. Du khách cần hết sức thận trọng với những hồ, đầm nước… nơi có nhiều súc vật qua lại và hết sức lưu ý khi tắm, bơi lội khi trên người có những vết rách da. Một số loại ký sinh trùng, ở giai đoạn ấu trùng chúng có khả năng bơi lội trong nước và xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh như sán máng. Vì vậy du khách cũng nên quan tâm đến tình hình lưu hành dịch bệnh ở những nơi chuẩn bị đến tham quan.
Ngoài nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, không thể không nhắc đến nguy cơ bị đuối nước khi tắm, bơi hay tham gia các hoạt động dưới nước. Cần hết sức lưu ý đến sự cảnh báo của những người quản lý, mang theo các dụng cụ cần thiết, không nên tắm một mình, chỉ tắm, bơi lội khi có đủ sức khoẻ để tránh những tai nạn như chuột rút, đột qụy…
Theo SK&ĐS
8 yếu tố gây bệnh bạn không ngờ tới
Những thói quen sau đây sẽ mang đến nhiều mầm bệnh và tác động tiêu cực tới sức khỏe của bạn nếu như không được thay đổi đúng cách.
1. Bọt biển rửa chén cáu bẩn
Miếng bọt biển rửa chén là vật dơ bẩn nhất trong nhà bếp. Nó được dùng để lau chùi chén đĩa bẩn, là nơi nuôi dưỡng các vi sinh vật. Vì thế, hãy cẩn thận với miếng rửa chén trong nhà bếp. Bạn cần thay bỏ khi nó quá cũ. Ngâm miếng bọt biển trong nước rửa chén hoặc trong nước trước khi sử dụng.
Máy hút bụi được sử dụng trong nhiều hộ gia đình, là một công cụ dọn dẹp đắc lực. Khi bụi đóng quá nhiều vào trong miếng xốp lọc, nó có thể khuyết tán lại trong không khí gây ra dị ứng. Các bụi bẩn trong nhà tích tụ trong máy hút bụi chứa nhiều chất độc hại như kim loại nặng, hóa chất, thuốc trừ sâu... Vì vậy, thường xuyên làm sạch bộ lọc không khí của máy hút bụi để máy hoạt động an toàn và đạt hiệu quả cao.
3. Ngủ với gối và nệm bẩn
Trung bình mỗi người chúng ta thay khoảng 1,5 triệu tế bào da mỗi giờ và đổ mồ hôi khoảng 950ml mỗi ngày, ngay cả khi không làm gì. Tất cả những tế bào da và mồ hôi thường được tích lũy trong nệm và gối chúng ta, tạo điều kiện lý tưởng cho các con ve bụi hoạt động. Trong những trường hợp nhất định, chúng có thể gây nhiễm trùng cho da chúng ta. Vì thế, cần thường xuyên thay giặt nệm gối để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe. 4. Ăn nhiều thịt nướng
Ăn thịt nướng nhiều có hại cho sức khỏe bởi vì khi thịt được nấu chín ở nhiệt độ cao, hợp chất gây ung thư - hydrocacabon thơm đa vòng và các amin dị vòng (HCAs) - có thể hình thành. Các hợp chất này hình thành khi nhiệt độ cao phá vỡ các creatinine acid amin. Để ngăn ngừa việc hình thành các hợp chất có hại như vậy, tránh nướng thịt ở nhiệt độ cao, cắt bỏ phần thịt bị đốt cháy. Ngoài ra, gói thịt trong lá sẽ giúp chất béo giảm nhỏ giọt.
5. Mở cửa sổ
Mở cửa sổ là môt cách cho phép phấn hoa và các bào tử nấm mốc bay vào các hộ gia đình. Chúng sẽ chạy qua hệ thống điều hòa không khí và được phân tán khắp nhà. Vì vậy, bạn cần giữ sạch môi trường xung quanh nhà, làm sạch điều hòa không khí ít nhất hai lần một tháng để ngăn ngừa bệnh tật không mong muốn.
6. Không kiểm tra ngày hết hạn thực phẩm
Bất cứ khi nào bạn mua bất kỳ sản phẩm, điều đầu tiên và quan trọng nhất để làm là kiểm tra thời hạn sử dụng. Thật đáng buồn là nhiều người lại quên đi việc này. Sử dụng thực phẩm hết hạn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Các bệnh bao gồm tiêu chảy, buồn nôn và ói mửa. Vì vậy, xem kĩ hạn dùng của thực phẩm trước khi mua, nếu đã lỡ mua chúng thì bạn không nên ngần ngại vứt chúng vào thùng rác.
7. Không tắm vật nuôi của bạn
Thú nuôi là nơi tập trung rất nhiều vi trùng, ký sinh trùng và thậm chí là bọ chét. Vì vậy, bạn cân tắm cho các con vật nuôi của mình thường xuyên nhằm tránh bệnh tật. Nếu bạn có vật nuôi, bạn nên tắm nó ít nhất một lần một tháng. Và nếu vật nuôi của bạn thường xuyên rong ruổi ngoài trời, bạn cần tắm vật nuôi của mình ít nhất một lần mỗi hai tuần.
Bể cá là nơi chứa nhiều vi trùng và vi khuẩn. Nếu không giữ sạch bể cá, nó có thể phát tán vi khuẩn trong không khí nhà bạn. Ếch và rùa có thể lây lan vi khuẩn salmonella, dẫn đến ngộ độc salmonella ở người. Để tránh những rủi ro này, thay nước bể cá ít nhất hai lần một tháng.
Theo PLXH
Những "ổ vi khuẩn" ngay trước mắt Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều "góc khuất" mà mắt bạn không nhìn thấy. Những "ổ vi khuẩn" đó đều có thể mang mầm bệnh đến cho bạn và những người xung quanh. 1. Tay Bàn tay không sạch sẽ là nơi dễ nhất để truyền nhiễm các mầm bệnh liên quan đến thực phẩm. Một nghiên cứu mới đây nhất của...