Du lịch trekking tự phát tại miền núi ở Khánh Hòa tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Loại hình du lịch trekking (đi bộ đường dài, khám phá thiên nhiên) hoạt động tự phát, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho du khách.
Những năm gần đây, du lịch trekking phát triển mạnh tại huyện miền núi Khánh Sơn, nhiều nhất tại Tà Giang, xã Thành Sơn. Để đến được với thảo nguyên Tà Giang, du khách phải mất 5 giờ đi bộ 10km băng qua nhiều cánh rừng, ngọn đồi, sông suối… Thảo nguyên Tà Giang vốn hoang sơ, nhiều bãi đất trống, bằng phẳng để du khách dựng lều, cắm trại nghỉ ngơi, thư giãn qua đêm. Bình quân mỗi tuần có khoảng 100 khách khám phá địa điểm này.
Từ đây, nở rộ hoạt động phục vụ đoàn, tạo việc làm cho 30 lao động người dân tộc thiểu số mang vác đồ, lương thực, thực phẩm cho du khách. Tuy vậy, đây là hoạt động tự phát, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho du khách. Thực tế, thời gian qua đã có nhiều du khách bị lạc rừng, mắc kẹt trên núi do mưa lũ.
Du lịch khám phá leo núi ở Khánh Sơn nguy hiểm khi mưa lũ.
Video đang HOT
Qua khảo sát của UBND huyện Khánh Sơn và Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, hoạt động trekking trên cung đường Tà Giang hội đủ các yếu tố để trở thành sản phẩm du lịch mới, độc đáo của địa phương. Du lịch trekking là hoạt động có điều kiện và phải được cấp phép hoạt động.
Ông Nguyễn Văn Nhuận, Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa cho biết, để có cơ sở xây dựng sản phẩm du lịch đảm bảo an toàn cho du khách, bảo vệ môi trường sinh thái, huyện đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa hướng dẫn, hỗ trợ địa phương trong công tác quản lý, tổ chức hoạt động.
Ông Nguyễn Văn Nhuận, Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn cho biết: “Doanh nghiệp đến huyện Khánh Sơn tổ chức tour tự phát rất nhiều. Đến thời điểm này, chúng tôi phải quản lý về mặt nhà nước chặt lại. Siết lại chỗ trekking ở Tà Giang, địa điểm đông nhất. Đơn vị đã tổ chức khảo sát tour này và nắm được danh sách những doanh nghiệp mà lâu nay tổ chức chui chưa giấy phép. Có phép thì mới cho đi, không thì không được phép hoạt động. Cần phải an toàn cho tính mạng du khách, quản lý rừng và môi trường”.
Kiểm soát hoạt động du lịch mạo hiểm tự phát ở Lạc Dương
Cắm trại là một trong những hoạt động du lịch mạo hiểm được nhiều du khách quan tâm khi đến Lạc Dương nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, yếu tố sức khỏe được mọi người quan tâm nhiều hơn. Các hoạt động du lịch mạo hiểm vừa là cơ hội để du khách trải nghiệm, thử thách bản thân, cũng là cách để vận động và rèn luyện sức khỏe.
Chính vì vậy, loại hình du lịch này ngày càng phổ biến. Từ đây, các nhóm tự phát tổ chức các hoạt động du lịch mạo hiểm cũng xuất hiện nhiều hơn. Nếu không có kinh nghiệm và chuyên môn, việc làm này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho du khách.
Hôm 30/8, nhóm 17 thiếu niên gặp nguy hiểm khi tự cắm trại ở khu vực ven suối chảy về thủy điện Ankroet, cách trung tâm xã Lát, huyện Lạc Dương khoảng 20 km.
Liên lạc với lãnh đạo huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), vị này cho biết: "Có lợi thế về mặt địa hình, nhiều rừng thông nên du khách thường lựa chọn địa bàn huyện để dựng lều, cắm trại".
Hoạt động này chưa được cấp phép nhưng lại thu hút lượng khách lớn, chủ yếu là người trẻ. Cũng theo vị lãnh đạo, khách du lịch thường chỉ tổ chức những buổi cắm trại trong ngày chứ không ở lại qua đêm vì thời tiết không thuận lợi.
Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) có địa hình khá lý tưởng cho các buổi cắm trại. Ảnh: GoCamping.
"Để tránh những rủi ro không đáng có, chúng tôi thường xuyên rà soát và kiểm tra các địa điểm được khách du lịch lựa chọn. Nếu xảy ra sai phạm sẽ nhắc nhở và đề nghị họ rời đi ngay", ông nói.
Các buổi cắm trại tự phát được vị này nhận xét không làm ảnh hưởng đến việc quản lý khách lưu trú trên địa bàn huyện nhưng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro liên quan đến cháy rừng, vệ sinh môi trường và tình hình an ninh trật tự.
Hiện, trên địa bàn huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) cũng chưa có cơ sở kinh doanh nào được cấp phép tổ chức các hoạt động du lịch mạo hiểm nói chung và cắm trại nói riêng. Du khách cần lưu ý khi có ý định đến đây du lịch.
Ngày 6/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng đưa ra văn bản đề nghị các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, rà soát, không cho phép các công ty lữ hành, khách du lịch tự tổ chức hoạt động, chương trình du lịch tham quan dã ngoại tại các khu vực nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở trong mùa mưa.
Chỉ trong vòng hơn một năm, Sở đã đưa ra 2 văn bản với cùng một nội dung. Thế nhưng, nhiều du khách vẫn không nắm được thông tin và vẫn tiếp tục các hoạt động du lịch mạo hiểm tự phát.
Trao đổi với Zing, một lãnh đạo ngành du lịch tỉnh cũng khẳng định: "Từ trước đến giờ tỉnh Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng vẫn chưa cho phép hoạt động cắm trại tự phát tại các khu vực nguy hiểm".
Khánh Hòa: Đón trên 356 nghìn lượt du khách dịp nghỉ lễ Quốc khánh Ngày 4/9, Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết, trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, Khánh Hòa đã đón trên 356 nghìn lượt du khách đến địa phương tham quan, nghỉ dưỡng; trong đó có gần 136 nghìn lượt khách lưu trú. Công suất sử dụng phòng bình quân của các cơ sở lưu trú đạt mức trên 65%. Tổng...