Du lịch trang trại ở Bạc Liêu
Cà phê Trang trại cừu ở Bạc Liêu là điểm đến thu hút du khách thời gian gần đây. Khách tham quan có cảm giác như đặt chân đến thảo nguyên mộng mơ với cối xay gió, vui đùa cùng những chú cừu trắng phau, những chú ngựa lùn pony, la xinh xắn…
Đến đây, du khách còn được khám phá thế giới của những chú ngựa lùn pony đáng yêu.
Bầy cừu với hơn 80 con rất thân thiện, vui đùa với khách và vui vẻ “dùng bữa” khi khách cho ăn, là trải nghiệm ấn tượng ở đây.
Bên cạnh đó là những chú la xinh xắn, ngộ nghĩnh. Ngoài ra, những đàn thỏ, bồ câu, chó kiểng… cũng cùng chung sống ở trang trại này và rất thân thiện với khách.
Cà phê Trang trại cừu tọa lạc trên tuyến Quốc lộ Nam Sông Hậu, thuộc ấp Công iền, xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, cách trung tâm TP Bạc Liêu khoảng 7km về hướng thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Trang trại có diện tích khoảng 10.000m2, được trang trí đơn giản nhưng thơ mộng, hài hòa với thiên nhiên.
Một bé trai thích thú cưỡi trên lưng khủng long. Dù là mô hình nhưng khủng long này có thể chuyển động, rầm rú, mang đến cảm giác như lạc giữa rừng xanh.
Cà phê Trang trại cừu còn có nhiều không gian rất đẹp, mang đến cho du khách những bức ảnh ấn tượng. ể có những bức ảnh đẹp, du khách nên đến tham quan sớm, khoảng từ 6-9 giờ, để tránh nắng. Giá vé: 60.000 đồng/người lớn và 35.000 đồng/trẻ em cao trên 1,1m, trẻ em dưới 1,1m miễn phí, mỗi vé tặng một phần nước uống tự chọn. Do thời gian tham quan, chụp ảnh ở đây không quá lâu nên du khách có thể tranh thủ đến tham quan nhiều điểm du lịch gần đó (khoảng cách chỉ khoảng 10km), như: Quán Âm Phật ài, Cánh đồng điện gió, Chùa Xiêm Cán, Khu lưu niệm Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu…
Cô gái Đà Lạt xin đến các trang trại làm việc để đổi lấy chỗ ăn, ở
Trở về từ chuyến đi 100 ngày, Thảo Nguyên học hỏi được nhiều điều, thấy bản thân trưởng thành hơn và có cảm giác 'ghiền' xê dịch.
Video đang HOT
Mùng 10 Tết năm nay, Đinh Lê Thảo Nguyên (26 tuổi) rời TP Đà Lạt ra Bắc để thực hiện hành trình đến nơi xa sinh sống và làm việc.
Dừng chân ở Mộc Châu (Sơn La), Nguyên xin làm tình nguyện viên (TNV) trong homestay. Cô giúp gia đình chủ chăm vườn, phục vụ khách lưu trú cùng nhiều công việc khác để được ăn, ở miễn phí trong một tuần.
Trong vòng 3 tháng, Nguyên đi qua nhiều tỉnh, thành bằng cách tương tự: Bỏ sức phụ việc nhà, làm vườn để đổi lấy nơi ăn, chốn ở tại nơi xa lạ. Với cô, đây cách đi du lịch tiết kiệm mà học hỏi được nhiều điều thú vị.
"Gia đình mình có khu vườn ở trung tâm Đà Lạt và từng đón nhiều TNV ghé thăm, trải nghiệm cuộc sống bỏ phố về rừng. Qua câu chuyện họ kể, mình tò mò về những vùng đất chưa được đặt chân tới. Khi có bạn bè trải dài khắp đất nước, mình lên kế hoạch về hành trình đặc biệt. Đó thật sự là trải nghiệm đáng giá", cô nói với Zing.
Thảo Nguyên bắt đầu hành trình xê dịch một mình vào ngày 10/2 và kéo dài hơn 3 tháng.
Không đơn độc
Lần đầu ra khỏi vòng an toàn và đi xa một mình, Nguyên có chút lo lắng. Cô lên kế hoạch và dự trù các tình huống có thể gặp phải.
Nguyên chỉ đến nơi bản thân cảm thấy có sự kết nối nhất định và thường xuyên cập nhật trên đường đi để gia đình biết con gái vẫn ổn.
Rời Mộc Châu, nhờ người quen kết nối, Nguyên lên Hà Giang ở và có chuyến cắm trại thú vị tại sông Nho Quế. Cô cũng dừng chân tại Sapa, Y Tý (Lào Cai); Bắc Ninh; vịnh Hạ Long, đảo Tuần Châu, Yên Tử, Cẩm Phả (Quảng Ninh); Tam Chúc (Hà Nam)...
Giữa các chuyến đi, Nguyên đều trở về Hà Nội trước khi quyết định điểm đến tiếp theo.
Ngoài các hội nhóm có đăng tin tuyển TNV vào farmstay và homestay làm việc, Nguyên còn được nhiều người bạn từng đến vườn của gia đình cô hỗ trợ. Bởi vậy, dù đi một mình, cô không hề thấy lẻ loi.
"Tại mỗi nơi lưu trú, mình xin ở lại khoảng một tuần. Mình xác định đến đó làm TNV nên chủ yếu làm việc thay vì ra ngoài khám phá. Nếu có điều kiện, mình mới xin gia chủ cho theo đi loanh quanh. Với mình, khi đặt chân tới vùng đất mới, mình thích trò chuyện, giao lưu, gắn kết với mọi người hơn là đi thăm thú phong cảnh", cô kể.
Nguyên xin làm TNV ở homestay tại nhiều tỉnh thành phía Bắc.
Cuối tháng 3, Nguyên bay về TP.HCM, kết thúc 50 ngày lang thang ở miền Bắc. Sau chuyến đi Bến Tre để xả hơi, cô tới khu du lịch Hoa rừng U Minh (Cà Mau) để làm TNV.
Rời Hà Tiên, Phú Quốc (Kiên Giang), Nguyên về Đà Lạt được 2 ngày rồi lại vào Vĩnh Hy (Ninh Thuận) làm TNV bảo tồn rùa biển.
"Hàng đêm, mình cùng mọi người đi tuần và bảo vệ bãi để rùa lên đẻ trứng. Bên cạnh đó, chúng mình cũng nhặt và xử lý rác, vào vườn quốc gia Núi Chúa dọn vệ sinh, tắm cho rùa hay đi tàu tuần tra trên biển".
Kết thúc hành trình 3 tháng, Nguyên học hỏi được nhiều điều và cảm thấy trưởng thành hơn. Cô khoe bản thân tăng 8 kg.
Dù bị "ghiền" cảm giác xê dịch, Nguyên chưa thể tiếp tục lên đường vì mùa hè là thời điểm bận rộn ở vườn. Bên cạnh dọn dẹp khuôn viên trang trí bị cỏ "xâm chiếm" sau nhiều tháng đi xa, cô còn phụ cha mẹ thu hoạch bơ, mít, xoài.
"Mình đang dõi theo chương trình TNV bảo vệ động vật hoang dã ở vườn quốc gia Bù Gia Mập (Bình Phước) và hy vọng sớm được tham gia. Mình cũng mong khởi động lại chuyến đi đến những vùng đất ở Tây Nguyên, miền Trung. Sau khi khám phá hết Việt Nam, mình cũng đặt mục tiêu tới những nơi xa xôi hơn để thử thách bản thân", cô gái 26 tuổi chia sẻ.
Sau 50 ngày ở miền Bắc, Nguyên dành thêm 50 ngày sống và làm việc tại miền Nam.
Đón người lạ về vườn
Khu vườn của gia đình Thảo Nguyên rộng 7.000 m2, được bao quanh bởi những con suối và nằm ở trung tâm TP Đà Lạt. Nơi đây trồng nhiều loại cây ăn trái, cây cảnh, rau củ và hoa.
Sau khi bỏ ngang ĐH Đà Lạt vào năm 2015, Nguyên về nhà phụ giúp cha mẹ. Hai năm sau, cô nảy ra ý định mời người lạ về cùng làm vườn, trải nghiệm cảm giác bỏ phố về rừng.
Tuy nhiên, ông Lạc, cha Nguyên, không đồng ý.
Nguyên cho hay nhiều quốc gia trên thế giới có mô hình tuyển TNV làm vườn nhưng ở Việt Nam chưa phổ biến. Theo đó, khách đến trang trại được ăn ở miễn phí và tập làm nông, trong khi gia chủ giải quyết được vấn đề thiếu người chăm sóc.
Khu vườn của gia đình Nguyên cách Hồ Xuân Hương 2 km.
Cuối tháng 10/2020, do ảnh hưởng của Covid-19, Nguyên dừng công việc kinh doanh riêng để tập trung trồng thêm giống cây mới. Cô một lần nữa ngỏ ý xin cha cho mời người lạ về vườn.
Lần này, ông Lạc không còn phản đối. Nguyên đăng thông tin tìm các TNV có đam mê trồng cây, làm vườn và được nhiều người hưởng ứng.
"Mình chỉ chọn khách nữ và xem xét khá kỹ trước khi mời mọi người về vườn. Mỗi ngày, cả nhóm làm việc 4 tiếng, chia đều 2 buổi sáng, chiều. Công việc chính là gieo hạt, trồng hoa, tưới rau, nhặt rác, nhổ cỏ, hái trái cây. Còn lại, chúng mình cùng nấu ăn, chia sẻ và khám phá Đà Lạt", cô kể.
Sau khi chào đón hơn 20 người trẻ, Nguyên hiện tạm dừng chương trình vì thiếu kinh phí duy trì.
Thời gian tới, Nguyên ưu tiên phát triển vườn thành farmstay để các gia đình đưa con nhỏ đến thăm và làm quen với vườn tược. Ở đây, cô cũng mở lớp học nhỏ theo phương pháp giáo dục Montessori, từng tổ chức các hoạt động như gói bánh chưng, nấu bánh dịp Tết hồi đầu năm nay.
Nguyên phát triển vườn theo hướng farmstay để đón các gia đình đưa trẻ em tới trải nghiệm.
Lào Cai: Nhiều hoạt động, sản phẩm du lịch mới thu hút du khách Trong những tháng còn lại của năm 2022, Lào Cai tiếp tục tổ chức các sự kiện Lễ hội mùa Đông năm 2022 tại dinh thự Hoàng A Tưởng (Bắc Hà), Lễ hội Tuyết Sa Pa năm 2022... Trong 9 tháng của năm 2022, hoạt động du lịch Lào Cai đã từng bước phục hồi và trở lại mạnh mẽ sau đại dịch...