Du lịch trải nghiệm một ngày làm nông dân ở Làng cổ Đường Lâm thu hút khách quốc tế
Trải nghiệm nông nghiệp một ngày làm nông dân là một trong các sản phẩm du lịch đang thu hút nhiều khách quốc tế tại Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
Khách quốc tế hào hứng trải nghiệm hoạt động cấy lúa tại Làng cổ Đường Lâm. Ảnh: TTXVN phát
Du khách có thể tham quan di sản Làng cổ kết hợp trải nghiệm nông nghiệp, thưởng thức ẩm thực, vừa khám phá giá trị văn hóa di sản, vừa trải nghiệm nông nghiệp tại Làng cổ.
Trưởng Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm Nguyễn Đăng Thạo cho biết: Làng cổ Đường Lâm gắn với lối sống nông nghiệp, là điểm đến thu hút đông khách trong và ngoài nước. Nhằm phát triển du lịch bền vững, Ban Quản lý Làng cổ đã xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm với nhiều loại hình: Trải nghiệm nghề (làm kẹo, làm tương, làm bánh), trải nghiệm nông nghiệp (ra đồng cấy hái, trồng trọt và các hoạt động gắn với lối sống nông nghiệp), trải nghiệm ở các không gian sáng tạo. Trong đó, sản phẩm trải nghiệm nông nghiệp tạo ấn tượng cao, phù hợp với đối tượng khách quốc tế và học sinh các trường quốc tế tại Hà Nội.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đăng Thạo cho biết, thời điểm này phù hợp với sản phẩm trải nghiệm nông nghiệp do thời tiết mát mẻ, đang trong vụ trồng trọt. Trong khi đó, khách nước ngoài rất thích tìm hiểu đời sống nông nghiệp của người dân Làng cổ Đường Lâm, muốn tận mắt tìm hiểu và trải nghiệm việc cày bừa, cấy lúa. Ban Quản lý Làng cổ bố trí các nông dân tại làng trình diễn cho khách xem việc cày bừa. Du khách được tham gia trải nghiệm, vào vai những người nông dân trực tiếp cấy lúa. Để tổ chức cho khách trải nghiệm, Ban Quản lý phối hợp với Hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cùng tham gia vào chuỗi. Các nông dân trong làng là người trực tiếp hướng dẫn trên tư liệu sản xuất là ruộng đồng, hoa màu họ đang trồng.
Sau khi thăm di sản Làng cổ buổi sáng, trải nghiệm nông nghiệp buổi chiều, Ban Quản lý hướng dẫn du khách tham gia nấu các món ăn truyền thống và thưởng thức bữa ăn truyền thống của Đường Lâm ở các nhà cổ hoặc không gian văn hóa làng. Buổi tối du khách có thể tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại làng. Sáng hôm sau, du khách được xem người dân nướng thịt quay đòn, đi chợ quê. Tour du lịch trọn gói trong hai ngày, giúp tăng trải nghiệm cho khách, giữ chân khách ở lại với Đường Lâm lâu hơn.
Khách quốc tế hào hứng tham gia trải nghiệm “Một ngày làm nông dân” tại Làng cổ Đường Lâm. Ảnh: TTXVN phát
Ngày 26/3 vừa qua, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Du lịch Di sản Đông Dương – Indochina Heritage đã tổ chức đoàn khách quốc tế gồm 46 người đến từ Singapore, Malaysia, Australia, Nhật Bản trải nghiệm làm nông dân tại Làng cổ Đường Lâm. Du khách được trải nghiệm cày bừa, cấy lúa và đều tỏ ra thích thú, hào hứng. Được biết, từ hiệu ứng của việc Làng cổ Đường Lâm được vinh danh “Sản phẩm Du lịch bền vững ASEAN năm 2024″ (vào tháng 1/2024), đoàn khách đã tìm hiểu về giải thưởng và đặt tour tham quan, trải nghiệm tại Làng cổ.
Trưởng Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm Nguyễn Đăng Thạo cho biết: Nếu trước kia tour du lịch trải nghiệm nông nghiệp ở Làng cổ Đường Lâm chủ yếu được các trường quốc tế lựa chọn cho học sinh tham gia thì đến nay, các đoàn khách quốc tế cũng yêu thích sản phẩm này. Ban Quản lý Làng cổ thay vì cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của các đoàn thì đã xây dựng thành sản phẩm, chủ động cung cấp cho các công ty lữ hành và các trường học. Từ đầu năm đến nay, Ban Quản lý tổ chức cho hơn 30 đoàn tham gia trải nghiệm hoạt động nông nghiệp tại Làng cổ. Thời gian tới, lượng khách đặt tour tham quan di sản Làng cổ gắn với trải nghiệm dự kiến sẽ tăng cao. Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm định hướng phát triển các sản phẩm du lịch bền vững gắn với bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
Hà Nội: Cuối tuần về làng cổ Đường Lâm
Sau cánh cổng làng Mông Phụ, ngôi làng Đường Lâm bình dị, thân thuộc mà có sức hấp dẫn lạ kỳ.
Nhất là vào ngày cuối tuần, rời phố về quê để bắt nhịp điệu với những chiều ngồi nhẩn nha bên quán nước đầu làng hay tản bộ trên con đường đá ong rực rỡ.
Cuối tuần về làng cổ Đường Lâm
Với những du khách đến Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) lần đầu, họ sẽ vô cùng thích thú khám phá không gian văn hóa, kiến trúc truyền thống của ngôi làng cổ đặc trưng Bắc Bộ. Có những ngôi nhà mái ngói đã trải qua bốn thế kỷ nhưng khi quay lại lần thứ hai, thứ ba, rất nhiều người đã nhận ra: trải nghiệm đáng giá nhất cho những ai bận rộn chính là đặc quyền được "sống chậm".
Đến Đường Lâm, chẳng có lý do gì khiến du khách phải vội vã. Cổng làng dưới tán đa cổ thụ che bóng mở ra một thế giới bình dị mà thân quen, nơi dân làng ngày ngày đi làm, ra đồng. Mấy quán nước đơn sơ kê dọc theo đường làng, bày bán những đồ ăn dân dã, từ nước vối, kẹo lạc, chè lam, trở thành nơi nghỉ chân lý tưởng. Tại đây, những người dân địa phương sẽ trở thành những "thuyết minh viên" mộc mạc, giới thiệu về quê hương mình.
Đó là vẻ đẹp của những công trình cổ làm bằng đá ong, từ nhà ở, tường vách hay giếng nước, được xem như trầm tích của thời gian. Men theo lối đi trong làng, du khách sẽ thấy sự tinh tế, tỉ mỉ của thế hệ trước từ những con đường lát gạch nghiêng, cánh cổng gỗ cổ kính được điểm thêm bằng những giàn hoa thiên lý, hoa dây đầy sức sống. Đến mùa thu hoạch, đường làng thơm mùi rơm, những khoảng sân rộng nhuộm sắc vàng của thóc, ngô...
Không chỉ "mắt thấy, tai nghe", du khách đến Đường Lâm đã có thêm những cơ hội được trải nghiệm cuộc sống xứ Đoài một cách chân thật, từ việc sống trong nhà cổ, cùng làm ruộng, hái sen đến học cách làm tương, làm kẹo lạc. Không thể thiếu trong số những điều cần bỏ túi khi tới Đường Lâm là thưởng thức những món ăn nông thôn dân dã như gà mía, bánh tẻ, canh rau muống chấm tương, cá kho, tôm đồng, ăn một lần mà nhớ mãi.
Để trọn vẹn hành trình về làng, mỗi người có thể lựa chọn đạp xe qua rặng duối cổ, dừng lại bên lũy tre xanh ngắm cảnh ao làng, đầm sen, thăm các đền thờ, miếu mạo trong vùng... và tận hưởng không khí trong lành, thư thái của vùng quê yên bình.
Du lịch Việt Nam bứt phá mạnh mẽ ngay từ đầu năm Ngay trong những tháng đầu năm, các địa phương trên cả nước đã đón lượng lớn khách du lịch tới tham quan, nghỉ dưỡng chào đón năm mới và trải nghiệm các lễ hội đầu xuân. Đây là những tín hiệu tích cực để ngành du lịch Việt Nam kỳ vọng về một năm phát triển bứt phá. Việt Nam đặt mục tiêu...