Du lịch Thừa Thiên – Huế đang dần lấy được đà phục hồi
Kể từ khi mở cửa trở lại các điểm tham quan du lịch sau thời gian giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế xác định tập trung vào thị trường khách nội địa.
Khách du lịch tham quan tại Thừa Thiên – Huế. Ảnh tư liệu: Quốc Việt/TTXVN
Từ tháng 5 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng thị trường du lịch Thừa Thiên – Huế đang dần có những dấu hiệu phục hồi tốt.
Theo Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế, tổng lượt khách đến địa phương trong tháng 5/2020 đạt 63.618 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 6.112 lượt khách, khách nội địa đạt 57.506 lượt khách, khách lưu trú đạt 52.219 lượt.
Trong tháng 6/2020, tình hình khách du lịch đến Huế tiếp tục tăng mạnh với 131.150 lượt khách, trong đó có 5.082 khách quốc tế và 126.068 khách nội địa; khách lưu trú đạt 75.207 lượt. Công suất sử dụng phòng bình quân của các cơ sở lưu trú đạt khoảng 23%. Khách du lịch nội địa đến Thừa Thiên – Huế thường đi theo từng nhóm gia đình, thời gian ngắn, chủ yếu vào dịp cuối tuần.
Video đang HOT
Bên cạnh những điểm đến quen thuộc trong hành trình tham quan Quần thể di tích Cố đô Huế, hiện nay, xu hướng của khách du lịch nội địa là muốn trải nghiệm những tour khám phá khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, suối thác; nghỉ ngơi tại những bãi biển đẹp như Thuận An, Lăng Cô. Vào dịp cuối tuần, công suất phòng ở các nhà nghỉ thuộc khu vực bãi biển Thuận An ở huyện Phú Vang có thể đạt từ 80-100%.
Phó Giám đốc Công ty Cổ phần du lịch Đại Bàng Nguyễn Đình Thành cho biết, lĩnh vực du lịch sinh thái cộng đồng đang là loại hình được nhiều du khách nội địa lựa chọn khi đến Thừa Thiên – Huế. Công ty đang xây dựng nhiều tour đến những điểm du lịch cộng đồng ở huyện miền núi A Lưới, Nam Đông, hay khu đầm phá Tam Giang. Với khẩu hiệu truyền thông “Huế khác”, “Huế mình đẹp lắm bạn đã đi hết chưa”, công ty đang phối hợp với Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế giới thiệu chùm tour này trong chương trình quảng bá du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới, thông qua đó góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của vùng đất Cố đô.
Thời điểm sau dịch bệnh, các đơn vị lữ hành và lưu trú trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá để cạnh tranh, thu hút du khách. Đó cũng là yếu tố quan trọng khuyến khích thị trường du lịch nội địa khôi phục trở lại.
Một điểm mới đối với du lịch Thừa Thiên – Huế vào thời gian sau dịch bệnh là tăng cường quảng bá hình ảnh vẻ đẹp phong cảnh thiên nhiên, vẻ đẹp mới lạ ở những điểm di tích trên mạng xã hội, qua đó tạo sức hút để du khách tìm đến khám phá. Đồng thời những năm gần đây, Cố đô Huế còn được biết đến như một “ phim trường” của nhiều bộ phim Việt Nam gây sốt vé ở những rạp chiếu như “Mắt biếc”, “Gái già lắm chiêu 3″, hay là bối cảnh cổ trang của nhiều MV ca nhạc với lượng xem lớn. Sau khi những sản phẩm này được giới thiệu ra mắt, trình chiếu, sức hút khách du lịch tìm đến những địa điểm được ghi hình tại Thừa Thiên – Huế rất lớn. Qua đó, góp phần quan trọng để giới thiệu vẻ đẹp yên bình, thơ mộng, cổ kính của mảnh đất xứ Huế đến với du khách gần xa.
Đặc biệt, từ ngày 28/8-2/9/2020, Festival Huế lần thứ XI sẽ diễn ra với nhiều chương trình đặc sắc, hứa hẹn sẽ tạo sức bật mới cho ngành Du lịch Cố đô trong năm nay. Trong đó, chương trình nghệ thuật khai mạc sẽ diễn ra lúc 20 giờ ngày 28/8, tại Quảng trường Ngọ Môn. Chương trình nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống và đương đại của Huế cũng như các vùng miền của Việt Nam; giới thiệu Huế với vẻ đẹp khám phá bất tận, một thành phố của sự hài hòa trọn vẹn, bốn mùa rạng rỡ sắc hoa, thành phố xanh, thân thiện môi trường. Chương trình nghệ thuật bế mạc – Trình diễn Áo dài được tổ chức vào 20 giờ ngày 2/9, tại Quảng trường Ngọ Môn. Chương trình gồm 3 chương: “Bài thơ đô thị”, “Huế luôn luôn mới” và “Huế thành phố rực rỡ sắc hoa” sẽ là điểm nhấn khép lại Festival Huế lần thứ XI năm 2020.
Quyền giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế Lê Hữu Minh cho biết, thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục đa dạng, nâng cao chất lượng các loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch, tập trung các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng; phát triển các điểm vui chơi giải trí, nhất là các điểm dịch vụ về đêm. Đồng thời, tỉnh thúc đẩy công tác xúc tiến, quảng bá, tập trung vào thị trường khách du lịch nội địa, thông qua các chương trình, hình thức quảng bá phù hợp trong tình hình mới. Bên cạnh đó, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ sớm tham mưu cho lãnh đạo tỉnh ban hành chính sách giảm trừ phí tham quan tại các điểm di tích lịch sử, văn hóa Huế nhằm kích cầu, khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến với vùng đất Cố đô.
Đón chuyến tàu hỏa charter đầu tiên chở khách du lịch đến Quảng Bình
Chuyến tàu charter chở hơn 350 khách du lịch đến Quảng Bình là tín hiệu phục hồi tích cực của du lịch Quảng Bình hậu Covid 19.
Ngày 10/7, Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình và Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội cùng các doanh nghiệp du lịch đã đón chuyến tàu charter đầu tiên khởi hành từ ga Hà Nội đến ga Đồng Hới. Chuyến tàu charter chở hơn 350 khách du lịch đến Quảng Bình là tín hiệu phục hồi tích cực của du lịch Quảng Bình hậu Covid 19.
Chào đón du khách trên chuyến tàu hỏa charter đầu tiên đến Quảng Bình.
Đông đảo các đơn vị lữ hành, khách sạn tại tỉnh Quảng Bình đã đón tiếp các du khách với băng rôn, hoa tươi chào mừng và dịch vụ vận chuyển ngay tại sân ga Đồng Hới. Chuyến tàu charter là sản phẩm du lịch độc đáo lần đầu có tại Quảng Bình để du khách có trải nghiệm thú vị trên những toa tàu thế hệ mới trong hành trình về với Quảng Bình- điểm đến an toàn và khác biệt. Chị Trần Thị Thủy ở tỉnh Thái Bình cho biết, chị rất vui khi là du khách trên chuyển tàu charter đầu tiên đến với vùng đất này: "Tôi cũng muốn đi du lịch Quảng Bình từ lâu rồi, đầu tiên là mức giá hiện tại rất tốt, thứ 2 là dịch vụ rất tốt, chu đáo, phục vụ khách hàng rất nhiệt tình. Chuyến đi tàu đầu tiên này là trải nghiệm rất thú vị, nghỉ ngơi thoải mái. Hy vọng đến với Quảng Bình sẽ có trải nghiệm như mình mong muốn".
Chào đón du khách đến với Quảng Bình.
Chuyến tàu charter là chương trình liên kết, hợp tác giữa Sở Du lịch Quảng Bình với Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội trong năm nay. Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội đã phối hợp với Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội và các đơn vị lữ hành xây dựng và chào bán gói du lịch Hà Nội- Quảng Bình trong 3 ngày 4 đêm bằng tàu hỏa theo hình thức thuê nguyên chuyến tàu cho khách du lịch. Hoạt động này hưởng ứng Chương trình "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, tham gia Chương trình kích cầu du lịch Quảng Bình.
Ông Phùng Gia Tuấn, Ủy viên Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội cho biết, Quảng Bình là điểm đến hấp dẫn, nằm trên cung đường không quá xa đối với du khách. Trong tháng 7 và đầu tháng 8, sản phẩm này được gần 15 doanh nghiệp lữ hành thành viên của Câu lạc bộ chào bán với 7 chuyến tàu charter khởi hành từ Hà Nội vào Quảng Bình với số lượng khách khoảng 350- 400 người/chuyến. Theo ông Phùng Gia Tuấn, trong thời gian tới, các chuyến tàu này sẽ được bán với tần suất tàu chạy cao hơn, có khả năng mang lại cho Quảng Bình gần 20.000 khách du lịch qua sản phẩm này. "Đây là hoạt động kích cầu du lịch theo chủ trương chung của Đảng và nhà nước, Tổng Cục Du lịch Việt Nam để phát triển và đưa du khách Việt Nam quay trở lại với các điểm du lịch nhằm đưa hoạt động du lịch trở lại bình thường sau đợt giãn cách xã hội. Chúng tôi hy vọng đây là chương trình có thể coi là đợt kích cầu, tạo cú hích lớn cho du lịch Việt Nam, đặc biệt là du lịch đường sắt", ông Phùng Gia Tuấn chia sẻ.
Những du khách trên chuyến tàu charter đầu tiên đến Quảng Bình.
Trong chương trình, du khách được trải nghiệm tàu hỏa du lịch chất lượng cao đến các điểm tham quan hấp dẫn, các giá trị văn hóa, lịch sử, thiên nhiên tươi đẹp của Quảng Bình. Hoạt động này có ý nghĩa trong việc kích cầu du lịch Quảng Bình sau thời gian bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid 19. Ông Đặng Đông Hà, Phó Giám đốc sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cho biết, từ thành công ban đầu của sản phẩm này, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với Câu lạc bộ lữ hành UNESCO Hà Nội, Hiệp hội Du lịch Quảng Bình và các đơn vị phát triển thêm các sản phẩm du lịch mới để tạo sức hút lớn, thúc đẩy sự tăng trưởng khách.
"Đây là chuyến tàu charter đầu tiên với hình thức bao nguyên trọn gói cho khách du lịch từ Hà Nội đến Quảng Bình. Trong thời gian tới có khoảng 6 chuyến tàu như thế này đưa khách du lịch Hà Nội cũng như các tỉnh phía Bắc đến với Quảng Bình. Trong tháng 7, tháng 8 tới đây, chúng tôi hy vọng sẽ đón trên 20.000 lượt khách bằng hình thức charter tàu này. Đây là chương trình có ý nghĩa trong việc phục hồi du lịch Quảng Bình sau đại dịch Covid-19", ông Đặng Đông Hà cho biết./.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Quảng Bình cần tiếp tục quảng bá hình ảnh du lịch để thu hút khách Về phát triển du lịch Quảng Bình sau dịch Covid-19, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh, Quảng Bình tiếp tục quảng bá hình ảnh du lịch trên các kênh truyền thông với hình thức đa dạng để quảng bá, kết nối hình ảnh để thu hút du khách. Ngày 10/7, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã có buổi làm việc...