Du lịch Thanh Hóa để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho du khách trong kỳ nghỉ lễ 2/9
Không nằm ngoài dự đoán, du lịch Thanh Hóa tiếp tục là ‘điểm sáng’ trên bản đồ du lịch cả nước, thu hút gần 396 nghìn lượt khách trong 4 ngày nghỉ lễ (31/8 – 3/9).
Điều đáng mừng hơn cả chính là các sản phẩm, điểm đến, dịch vụ du lịch trong kỳ nghỉ lễ này tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh được đông đảo du khách đón nhận và đánh giá cao về chất lượng.
Không gian biển tại Flamingo Ibiza Hải Tiến (Hoằng Hóa) mang đến cho du khách những trải nghiệm đầy thú vị.
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, thay vì những chuyến đi xa, phần lớn du khách chọn những cung đường, điểm đến gần, với mức chi phí hợp lý. Trước xu hướng này, du lịch Thanh Hóa được xem là sự lựa chọn hoàn hảo khi sở hữu đa dạng sản phẩm du lịch, thêm vào đó là các hoạt động vui chơi, giải trí được tổ chức xuyên suốt dịp nghỉ lễ, đáp ứng nhu cầu của Nhân dân và du khách.
Với thời tiết thuận lợi, Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước) đã đón lượng lớn khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng. Trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ, công suất phòng tại đây đạt khoảng 90%, tuy nhiên lượng phòng trống đã được “lấp đầy” ngay sau đó. Khép lại 4 ngày của kỳ nghỉ lễ, khu du lịch này đã đón 59.500 lượt khách, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách trong nước và quốc tế.
Video đang HOT
Du khách Hoàng Quang Huy (Hà Nội) ấn tượng với những không gian xanh, gần gũi với thiên nhiên tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước).
Du khách Hoàng Quang Huy (Hà Nội) cho biết: “Là người trong ngành dịch vụ du lịch, song tôi luôn dành tình cảm và sự yêu thích đặc biệt đối với Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông, trước hết là bởi những không gian xanh, cảnh quan thiên nhiên trong lành và những trải nghiệm tuyệt vời tại đây. Chúng tôi đã dành thời gian để đi tham quan thác Hiêu, hang Kho Mường và tổ chức teambuilding tại khu nghỉ dưỡng. Trong khoảng thời gian lưu trú tại đây, mặc dù lượng khách rất đông song mọi dịch vụ đều rất ổn, nhân viên nhiệt tình, thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ các thành viên trong đoàn khi cần thiết. Nói chung, tôi và các thành viên trong đoàn đã có một kỳ nghỉ với những trải nghiệm rất vui, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về một điểm đến trong lành, hấp dẫn”.
Show ca nhạc “Soul of the Sea” bên bãi biển mang đến không gian lãng mạn dành cho du khách khi đến biển Hải Tiến trong kỳ nghỉ lễ.
Thời tiết trong những ngày nghỉ lễ khá thuận lợi, do đó cùng với các “điểm đến xanh”, các khu du lịch biển tiếp tục khẳng định sức hút trong kỳ nghỉ lễ này. Tại Flamingo Ibiza Hải Tiến (Hoằng Hóa), xuyên suốt kỳ nghỉ lễ là những hoạt động vui chơi, giải trí, lễ hội đặc sắc, hấp dẫn. Theo thống kê nhanh của Flamigo Ibiza Hải Tiến, mỗi ngày tổ hợp đón từ 6 – 8 nghìn lượt khách, gồm cả khách lưu trú và sử dụng dịch vụ vui chơi, giải trí. Trong đó, dịch vụ lưu trú đạt 100% công suất phòng; các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí hoạt động tối đa công suất.
Du khách Nguyễn Thị Hoa đến từ tỉnh Thái Nguyên chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi cùng bạn bè đến Khu Du lịch sinh thái biển Hải Tiến, và cũng không biết ở Flamingo Ibiza Hải Tiến tổ chức nhiều hoạt động đến vậy. Đặc biệt, điểm đến còn miễn phí vé vào cổng, từ buổi chiều cho đến tối là đa dạng các hoạt động vui chơi, giải trí vô cùng hấp dẫn nên chúng tôi khá háo hức. Thời tiết thuận lợi nên các hoạt động ngoài trời thu hút đông đảo du khách, tạo nên không khí sôi động. Đặc biệt là chương trình ca nhạc bên bãi biển “Soul of the Sea” đã mang đến một không gian lãng mạn, kết hợp với đó là các lễ hội đường phố đặc sắc, tạo nên sự khác biệt và đẳng cấp cho du lịch biển Hải Tiến”.
Khu Di tích lịch sử Lam Kinh là điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách.
Nhằm mang đến cho du khách một kỳ nghỉ lễ thực sự ý nghĩa, cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ, tại các trọng điểm du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch biển và văn hóa lịch sử – tâm linh đều chú trọng làm mới sản phẩm du lịch, tăng tính trải nghiệm. Chính vì vậy, các điểm đến trên địa bàn tỉnh không chỉ khẳng định sức hút đối với du khách ngoại tỉnh, mà đông đảo người dân địa phương cũng đã chọn du lịch nội tỉnh trong kỳ nghỉ lễ này. Chị Lê Thị Phương (huyện Đông Sơn, Thánh Hóa) cho biết: “Do gia đình chủ động được phương tiện nên kỳ nghỉ rất thoải mái, các thành viên đã đến được nhiều điểm du lịch yêu thích như Khu Di tích lịch sử Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, suối cá Cẩm Lương và tắm biển Sầm Sơn. Chuẩn bị bước vào năm học mới nên việc giữ gìn sức khỏe cho các bạn nhỏ vô cùng quan trọng nên du lịch nội tỉnh được gia đình ưu tiên lựa chọn, mặt khác đây còn là cơ hội để các con biết thêm về những giá trị văn hóa, lịch sử, du lịch của địa phương. Điều khiến chúng tôi ấn tượng nhất ở mỗi điểm đến đó là không gian sạch đẹp, nhân viên thân thiện, nhiệt tình và giá cả dịch vụ rất phù hợp”.
Trong những năm gần đây, vào các kỳ nghỉ lễ, lượng khách đến các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn xếp trong tốp đầu cả nước. Và một trong những dấu ấn quan trọng đó là khép lại một kỳ nghỉ lễ, du lịch xứ Thanh đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách. Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 4 ngày nghỉ lễ, tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm… luôn được đảm bảo, không xảy ra “sự cố”. Để có được kết quả đó, các cấp, ngành, địa phương đã phối hợp với các lực lượng chức năng nỗ lực triển khai, thực hiện đồng bộ các giải pháp, đảm bảo các điều kiện trong quá trình đón tiếp, phục vụ khách. Cùng với đó là sự vào cuộc, cố gắng nỗ lực của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, góp phần khẳng định hình ảnh “Du lịch Thanh Hóa – Điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn”.
Giữ bản sắc, tăng sức hút cho du lịch đô thị
Cùng với các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng,... du khách đến Thanh Hóa trong những năm gần đây còn có nhu cầu mua sắm, trải nghiệm văn hóa ở các khu đô thị.
Theo đó, để tăng sức hút cho điểm đến, các khu đô thị trên địa bàn tỉnh đã, đang phát triển du lịch dựa trên những giá trị cốt lõi, đặc thù riêng, tạo ấn tượng trong lòng du khách.
Du khách ấn tượng với các hoạt động trải nghiệm "Tết xưa làng cổ" tại làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa).
Nằm trên trục giao thông Bắc - Nam, tọa lạc trên vùng đất cổ của văn hóa Núi Đọ và Đông Sơn, TP Thanh Hóa đã, đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn bởi nhiều sản phẩm, điểm đến du lịch đặc trưng của thành phố bên bờ sông Mã. Giờ đây, khi nhắc đến du lịch TP Thanh Hóa, du khách sẽ nghĩ ngay đến Khu Di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, tour "Ngược xuôi sông Mã", làng cổ Đông Sơn, công viên văn hóa Hội An, Thái miếu nhà Hậu Lê... Cùng với đó là đa dạng các hoạt động khám phá ẩm thực, mua sắm, vui chơi, giải trí thú vị.
Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, TP Thanh Hóa hiện đang tập trung phát triển 3 dòng sản phẩm du lịch chủ đạo, gồm: du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh; du lịch sinh thái, nông nghiệp; du lịch đô thị. Trong đó, du lịch đô thị được định hướng phát triển dựa trên việc khai thác các giá trị văn hóa đặc trưng và thế mạnh về cơ sở vật chất, hạ tầng. Với các điểm nhấn phải kể đến của dòng sản phẩm này như: phố đi bộ Phan Chu Trinh; du lịch MICE mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế (du lịch kết hợp sự kiện, hội nghị, hội thảo); Thanh Hóa city tour.
Nhằm định vị thương hiệu điểm đến, trong thời gian qua TP Thanh Hóa thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm văn hóa, biểu diễn nghệ thuật đặc sắc phục vụ Nhân dân và khách du lịch. Trong đó, chuỗi hoạt động "Tết xưa làng cổ" diễn ra tại làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng đã để lại cho du khách những ấn tượng sâu sắc cùng nhiều trải nghiệm văn hóa hấp dẫn. Theo đó, cùng với việc tổ chức không gian phục vụ du khách khám phá văn hóa ẩm thực, tìm hiểu và mua bán sản phẩm đặc sản, nông sản tại khu vực "Chợ quê"... xuyên suốt chuỗi hoạt động "Tết xưa làng cổ" là những không gian tổ chức trò chơi, trò diễn dân gian như: bịt mắt đập nồi, cà kheo, chọi gà, ném còn, cờ tướng, cờ người, bịt mắt bắt dê, đá cầu, kéo co... Đặc biệt, với việc bố trí các điểm check-in mang đậm dấu ấn làng cổ Đông Sơn đã góp phần tăng sức hút cho điểm đến.
Dự kiến, trong thời gian tới, TP Thanh Hóa sẽ nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch "Ký ức Hàm Rồng". Trong đó tập trung khai thác và phát huy giá trị các di tích, hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng của TP Thanh Hóa về "Hàm Rồng chiến thắng". Cùng với đó là các chương trình nghệ thuật tái hiện lại bản anh hùng ca Hàm Rồng chiến thắng, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của du khách trong nước và quốc tế.
Còn tại TP Sầm Sơn, hướng tới mục tiêu trở thành thành phố của lễ hội, Sầm Sơn đã chủ động phối hợp với các ban, sở, ngành cấp tỉnh, các doanh nghiệp để tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch xuyên suốt bốn mùa trong năm. Trong đó, nhiều lễ hội truyền thống của vùng biển Sầm Sơn đến nay đã trở thành "điểm hẹn văn hóa" hấp dẫn du khách, như: Lễ hội cầu Phúc đền Độc Cước; Lễ hội bánh chưng - bánh giầy; Lễ hội cầu ngư bơi trải... Qua đó, du khách hiểu thêm về văn hóa vùng đất Sầm Sơn và con người nơi đây. Điều đó cũng cho thấy, dù là khu đô thị du lịch biển hiện đại, song du lịch Sầm Sơn luôn chú trọng tạo dựng thương hiệu, bản sắc riêng dựa trên chính những giá trị cốt lõi, văn hóa đặc trưng của điểm đến.
Hướng tới phát triển Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch quốc gia theo chiến lược phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, TP Sầm Sơn đã, đang tập trung mọi nguồn lực nhằm xây dựng, phát triển du lịch theo hướng bền vững, chuẩn khu vực và quốc tế. Trong đó, tập trung phát triển sản phẩm du lịch hiện có, đồng thời nghiên cứu, đưa vào khai thác thêm các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới, hình thành nên các không gian trải nghiệm văn hóa như: chợ đêm, phố đi bộ,... Đồng thời, đẩy mạnh các mối liên kết với các địa phương trong và ngoài tỉnh dựa trên thế mạnh, đặc trưng của từng điểm đến, nhằm hình thành các tour, tuyến du lịch hấp dẫn, mang tính bền vững. Cùng với đó, thành phố cũng tập trung hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các dự án trọng điểm, sớm hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án du lịch quy mô lớn, đẳng cấp, mang tầm quốc gia và quốc tế, các trung tâm giải trí chất lượng cao... hướng tới phát triển đô thị theo hướng thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc văn hóa. Đây cũng là cơ sở để TP Sầm Sơn thu hút thị trường khách có khả năng chi trả cao, thời gian lưu trú dài, dần xóa bỏ tính mùa vụ trong thời gian tới.
Theo các chuyên gia du lịch, để du lịch đô thị phát triển, nâng cao giá trị cạnh tranh trước hết cần dựa trên giá trị cốt lõi, tạo dựng bản sắc đặc trưng và thương hiệu cho điểm đến. Đối với các khu đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đứng trước cơ hội phát triển trong tình hình mới, theo hướng tăng trưởng xanh, cần nắm bắt thời cơ, chú trọng phát triển hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng đi đôi với khai thác các sản phẩm du lịch đặc trưng, có dịch vụ chất lượng cao.
Bất ngờ du lịch đầu hè Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, các khu, điểm du lịch ở Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An đã đón hàng trăm nghìn lượt du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng. Tổng doanh thu của ngành du lịch 3 tỉnh này trong dịp nghỉ lễ lên tới hơn 6.000 tỷ đồng. Điều đáng nói, nhiều du khách bất ngờ với cung cách phục...