Du lịch Thái Nguyên gắn với ‘Vòng cung Đông Bắc’
Ngày 4/6, tại tỉnh Thái Nguyên, Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên tổ chức chương trình khảo sát du lịch ‘ Vòng cung Đông Bắc’ và Tọa đàm chủ đề ‘ Kích cầu du lịch Thái Nguyên gắn với vòng cung Đông Bắc’.
Du khách trên thuyền du lịch khám phá những đảo đất nhỏ trên hồ Núi Cốc. Ảnh: vietnam.vnanet.vn
Chương trình có sự tham gia của Hiệp hội Du lịch, các doanh nghiệp du lịch lữ hành của nhiều địa phương trong cả nước.
Dịch COVID-19 tại Việt Nam hiện đã cơ bản được khống chế nhưng ngành du lịch vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, trong tháng 5/2020, một số điểm du lịch của Thái Nguyên đã du khách đến thăm, tuy nhiên, chủ yếu vẫn là khách nội tỉnh với loại hình chính là du lịch về nguồn. Tổng lượng khách đến tham quan đạt gần 30,5 nghìn lượt, doanh thu đạt 1,3 tỷ đồng.
Trong đó, du khách tập trung ở một số địa điểm như Khu Di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hóa, Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam; Không gian văn hóa Trà Tân Cương, Khu Du lịch Hồ Núi Cốc, Hang Phượng Hoàng – suối Mỏ Gà, Khu Bảo tồn Làng nhà sàn du lịch sinh thái Thái Hải…
So với cùng kỳ năm trước, lượng khách trong tháng 5 giảm 41%, doanh thu giảm 75%. Tuy nhiên, con số này được ngành du lịch Thái Nguyên đánh giá là bước khởi đầu thành công sau đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, chia sẻ: Dịch COVID-19 ảnh hưởng nhiều đến ngành du lịch trong cả nước, trong đó có Thái Nguyên, song ngay từ khi dịch mới xuất hiện, sở đã xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể, gắn với điều kiện du lịch địa phương theo từng diễn biến của dịch, trong đó có việc khôi phục ngành du lịch của tỉnh gắn với du lịch cả nước.
Hiệp hội Du lịch, Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch, các khu, điểm du lịch và các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện song hành nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, dịch vụ, xây dựng các chương trình, tour du lịch để kích cầu.
Tại chương trình, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực nhằm tăng cường quảng bá, kích cầu phát triển du lịch tại Thái Nguyên gắn với vòng cung Đông Bắc như: mở rộng sản phẩm tour du lịch từ Thái Nguyên đến các tỉnh vùng Đông Bắc; quy hoạch các điểm du lịch kết hợp với vùng cây ăn quả đặc sản vùng miền… Trước mắt, các doanh nghiệp, công ty du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên kích cầu bằng việc giảm giá một số các dịch vụ lưu trú, tour, giá vé cổng, giá bán hàng lưu niệm và ẩm thực, mở thêm sản phẩm du lịch mới… với mục tiêu hướng tới hiệu quả kinh tế du lịch và phát triển du lịch bền vững.
Lấy lại đà tiến từ kích cầu du lịch
Gần 1 tháng thực hiện chương trình kích cầu, hiện du lịch Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt sau ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.
Bức tranh du lịch Việt sáng hơn với nhiều hoạt động đón khách sôi nổi. Dù vậy, ngành Du lịch vẫn cần những chương trình mang tính dài hơi để lấy lại đà tiến và sự phát triển bền vững.
Khách du lịch tham quan Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: Đỗ Tâm
Bức tranh sáng
Tour du lịch 4 ngày 3 đêm (từ ngày 30-5 đến 2-6) Hà Nội - Cần Thơ - Bạc Liêu - Cà Mau của Công ty Du lịch Hanoi Redtour có 40 suất đăng ký, chủ yếu là khách lẻ. Ông Hoàng Văn Vĩnh (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm), một du khách tham gia chuyến đi này chia sẻ: "Ai cũng phấn khởi vì tour có giá rẻ, nhưng khách được tận hưởng dịch vụ 4 sao".
Tương tự, anh Nguyễn Quang Thành (phường La Khê, quận Hà Đông) cùng nhóm bạn thân tận dụng "thời điểm vàng" để đi du lịch. Nhóm không mua tour trọn gói vì muốn tự khám phá các điểm đến, nên thông qua công ty du lịch đặt mua gói dịch vụ kép (combo) gồm vé máy bay và khách sạn tại Phú Yên với mức giá 2,7 triệu đồng/người cho 3 ngày 2 đêm. Anh Thành hào hứng: "Đây là điều kiện tốt để đi du lịch sau những ngày bí bách bởi dịch Covid-19".
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình, chương trình kích cầu du lịch nội địa đang được triển khai mạnh mẽ trên cả nước. Các doanh nghiệp hàng không, lữ hành, lưu trú, điểm đến đã liên kết xây dựng sản phẩm kích cầu chất lượng với mức giá giảm từ 40% đến 50% so với trước. Đây là đợt kích cầu thứ hai mà Liên minh kích cầu du lịch 2020 thực hiện kể từ khi xuất hiện dịch Covid-19.
Hiện tại, nhiều doanh nghiệp tham gia chương trình kích cầu như: Vietravel, Hanoitourist, Hanoi Redtour, Vietrantour... đã bán được khoảng 60%-70% số lượng tour kích cầu. Theo Giám đốc Công ty Du lịch Hanoi Redtour Nguyễn Công Hoan, du lịch nội địa đã khởi sắc, nhiều cơ sở lưu trú kín phòng vào cuối tuần. Còn Giám đốc Công ty Du lịch Vietrantour Nguyễn Thị Huyền thông tin, hoạt động kinh doanh, bán tour sôi động cả ở hình thức trực tiếp cũng như qua mạng internet...
Kế sách đường dài
Hoạt động kích cầu đã đem lại hiệu ứng tích cực cho ngành Du lịch. Trong ảnh: Đông đảo du khách tham quan Khu du lịch sinh thái Tràng An (tỉnh Ninh Bình).
Hoạt động kích cầu hưởng ứng chương trình "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động giữa tháng 5-2020 đã mang lại hiệu ứng tích cực. Tuy nhiên, hoạt động kích cầu tập trung vào tháng 5 và 6 mới chỉ tiếp cận đến đối tượng khách lẻ, chủ yếu là người độc thân, giới trẻ, người về hưu. Vì thế, ngành Du lịch cần có chiến lược đường dài để khi chương trình kích cầu kết thúc, các hoạt động du lịch vẫn thu hút đông du khách.
Theo khảo sát mới nhất của Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB), nhu cầu du lịch ở Việt Nam phục hồi từ giữa tháng 4-2020, trong đó hơn 53% số người được khảo sát chọn đi du lịch ngay trong mùa hè này và khoảng 50% chọn tour ngắn ngày (2-3 ngày). Đây là cơ sở để các công ty du lịch xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với xu hướng và thị hiếu của du khách.
Đề cập đến giải pháp phát triển bền vững, Tổng Giám đốc Công ty Vietravel Nguyễn Quốc Kỳ cho rằng, khi học sinh kết thúc năm học (giữa tháng 7-2020), nhu cầu du lịch sẽ tăng mạnh. Các đơn vị cần chủ động thực hiện kích cầu theo từng vùng. Hà Nội sẽ là trung tâm du lịch, kết nối với các tỉnh, thành phố phía Bắc; ở miền Trung là Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Nha Trang... Còn theo Phó Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Hanoitourist Nguyễn Thị Vân, bên cạnh sản phẩm du lịch biển, các địa phương, đơn vị cần đẩy mạnh xúc tiến du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái.
Tại Hà Nội, kế hoạch phục hồi, phát triển du lịch bền vững đã được xây dựng. Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Đức Hải cho biết, Hà Nội đã chủ động liên kết kích cầu du lịch với các tỉnh: Khánh Hòa, Quảng Bình, Nghệ An... Bên cạnh đó, thành phố đã đưa ứng dụng công nghệ trong quản lý du lịch, quảng bá điểm đến và giới thiệu sản phẩm kích cầu trên website của Sở.
Để ngành Du lịch phát triển bền vững, phục hồi thị trường nội địa và chuẩn bị cho việc đón khách quốc tế, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29-5-2020 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19, trong đó yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch cấp quốc gia; tăng cường truyền thông, quảng bá, phát triển các sản phẩm mới thu hút du khách...
Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Quang Tùng, trong thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Tài chính đưa Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch vào hoạt động để hỗ trợ những doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch Covid-19. Điều cần nhất lúc này là sự gắn kết, chia sẻ của các đơn vị để cùng định vị tiềm năng, thế mạnh của du lịch Việt Nam với du khách trong nước và quốc tế, từ đó tạo đà để du lịch lấy lại tốc độ phát triển...
Nhiều khách sạn, điểm du lịch ở Cần Thơ giảm giá mạnh kích cầu du lịch Ngày 3/6, Sở VH-TT&DL Cần Thơ cho biết đã có hàng chục đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn đăng ký tham gia chương trình kích cầu du lịch, với những mức giảm giá 'khủng' cho du khách. Theo đó, tính đến cuối tháng 5/2020, có 21 đơn vị đăng ký tham gia, từ những khách sạn 4-5 sao...