Du lịch Tây Thiên Tam Đảo
Nằm cách trung tâm Hà Nội chỉ khoảng 65km, Tây Thiên Tam Đảo là một trong những địa điểm du lịch tâm linh, nổi tiếng thu hút du khách của vùng núi phía Bắc.
Những ngôi chùa, ngôi đền uy nghiêm tại đây lúc nào cũng tấp nập du khách ghé thăm bởi sự linh thiêng và cả những công trình có kiến trúc độc đáo.
1. Vài nét về Tây Thiên Tam Đảo
Tây Thiên là tên gọi gắn liền với cửa Phật. Phật đến núi Thạch Bàn từ thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, lấy nơi ấy làm nơi trụ trì, từ đó núi mang tên Tây Thiên, là nơi các vị thiền sư đã xây thành Nê Lê và dựng tháp A Dục.
Các địa điểm du lịch tại Tây Thiên chủ yếu là các địa điểm tâm linh, ngoài ra còn có các điểm tham quan với vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng tự nhiên như Thác Bạc,… Vào mùa lễ hội, các ngôi chùa, ngôi đền tại đây cũng thu hút rất nhiều du khách tham gia. Hơn nữa, Tây Thiên thường được du khách kết hợp tham quan cùng thị trấn Tam Đảo. Cung đường du lịch quen thuộc thường là Hà Nội – Tây Thiên – Tam Đảo.
2. Thời điểm đẹp nhất để tới Tây Thiên Tam Đảo
Là một điểm du lịch gắn nhiều với các yếu tố tâm linh, vì vậy các bạn có thể sắp xếp tới Tây Thiên vào các dịp lễ đặc biệt của nhà Phật hoặc tham khảo thêm một vài thông tin gợi ý như dưới đây:
Lễ hội Tây Thiên được khai mạc vào ngày 15/2 (âm lịch) hàng năm, đây là một trong những lễ hội lớn của miền Bắc
Mùa hè, các khóa tu tại Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên thường được mở cho các bạn trẻ quan tâm.
Ngoài ra, bạn nên tham khảo dự báo thời tiết trước khi đi, tránh đi những ngày có mưa hoặc sương mù, đường khá khó đi và nguy hiểm.
3. Hướng dẫn đi tới Tây Thiên
Phương tiện đi tới Tây Thiên
Xe máy:
Từ Hà Nội đi ra hướng đường Phạm Văn Đồng (hoặc đường vành đai 3 thẳng lên) sau đó đi tới cầu Thăng Long. Xe máy không được phép đi trên tầng 2 của cầu nên các bạn chú ý theo biển chỉ dẫn đi dưới tầng 1. Qua cầu Thăng Long, đi thẳng đường Nội Bài đến ngã 4 Nam Hồng (có cầu vượt bắc ngang qua) các bạn rẽ trái theo hướng đi Mê Linh (Phúc Yên). Đi thẳng đường này theo biển chỉ dẫn để tiếp tục đi tới Vĩnh Yên. Ngay đầu vào thành phố sẽ có biển chỉ dẫn các bạn đi Tây Thiên – Tam Đảo, cứ đi theo biển chỉ dẫn khoảng 20km nữa sẽ tới khu danh thắng Tây Thiên.
Ô tô:
Nếu đi ô tô các bạn hãy đi theo hướng cầu Nhật Tân, tới ngã 4 QL2 thì rẽ phải đi về hướng Vĩnh Yên rồi rẽ vào cao tốc Hà Nội – Lào Cai, thoát khỏi cao tốc ở nút giao IC4 (nút giao QL2B) sau đó quay đầu xe và chạy thẳng theo tuyến quốc lộ này theo hướng đi Tam Đảo. Tới chân dốc Tam Đảo, các bạn đi thẳng theo biển hướng dẫn tới Tây Thiên.
Xe khách:
Hiện nay chưa có nhiều tuyến xe buýt khai thác đường đi tới Tây Thiên hay Tam Đảo. Bạn có thể di chuyển tới điểm buýt Mê Linh Plaza rồi bắt xe buýt VP01 (xe Vĩnh Phúc) tới bến xe Vĩnh Yên thì chuyển sang tuyến buýt VP07 của Vĩnh Phúc đi Tây Thiên. Thời gian di chuyển khá lâu, khoảng 2,5 tiếng.
Phương tiện đi lại tại Tây Thiên
Nếu có sức khỏe và thể lực tốt, bạn có thể đi bộ và leo lên tới đỉnh núi Tây Thiên và tham quan từng địa điểm một. Tổng quãng đường khoảng 4km, giữa đường đi bạn có thể chủ động dừng lại nghỉ ngơi, tham quan, ngắm cảnh,…
Ngoài ra, bạn có thể đi cáp treo để tiết kiệm thời gian và sức lực. Nếu đi cáp treo thì chỉ mất khoảng 10 phút là lên tới đền Thượng. Từ khu vực Đền Thỏng, các bạn có thể đi bộ hoặc thuê xe điện để lên tới ga cáp treo. Đi bộ lên đến sân ga các bạn mua vé tại đây rồi sau đó di chuyển lên tầng 2 để vào cabin. Cabin có sức chứa tối đa 6 người, nếu đi vào mùa đông du khách thì có thể phải ngồi ghép. Giá thuê cáp treo là 200k khứ hồi, 130k một chiều. Vé xe điện 20k/ lượt.
4. Các địa điểm tham quan tại Tây Thiên
Đại bảo tháp Mandala
Video đang HOT
Điểm tham quan đầu tiên mà bạn nên tới là đại bảo tháp Mandala. Công trình này được xây dựng để tưởng nhớ công lao của các vị thiền sư đã có công khai sáng nền Phật giáo Kim Cương, đồng thời cũng là một biểu trưng cho tinh hoa nhật nguyệt, đại diện cho trời đất hòa hợp dựa vào thiết kế cân xứng từ chân lên đến đỉnh tháp. Thời gian tham quan khu này khoảng 45 phút.
Đền Thõng
Đền Thõng là cửa ngõ đưa chúng ta về với Mẫu và đến thăm một quần thể kiến trúc cổ của núi rừng Tây Thiên. Đến với nơi đây các bạn sẽ được chiêm ngưỡng Cây Đa Chín Cội, nằm ngay tại sân đền Thõng đã có niên đại hàng trăm năm tuổi, là biểu tượng linh thiêng, làm tôn lên vẻ đẹp của khu danh thắng . Vẫn tại nơi đó nay còn lưu giữ tấm bia đá được bảo tồn nguyên vẹn, có nội dung “Tam Đảo Linh Sơn”, một chứng tích lịch sử – văn hoá rất giá trị, khẳng định danh thắng Tây Thiên đã được nhiều triều đại hết sức quan tâm và coi trọng.
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Địa chỉ: Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong 3 thiền viện lớn nhất của Việt Nam. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên xây dựng ngay bên cạnh Khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự (Chùa Tây Thiên, Đền Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, Đền Cô, Đền Cậu, Đền Thõng, Thác Bạc).
Thiền viện Tây Thiên là nơi đào tạo về Phật giáo một cách có hệ thống, tạo điều kiện để Phật giáo Việt Nam phát triển cả về bề rộng cũng như chiều sâu và đẩy mạnh giao lưu với các dòng phật giáo của các nước khác.
Đền Cậu
Theo như lời kể của nhân dân thì đền Cậu khởi nguồn là khe Trường Sinh. Ở đây có đặt một bát hương và có một hòn đá, tương truyền là Cậu ngự ở đây, tập trung và nuôi quân trước khi đưa quân lên trên Mẫu. Đền được ban quản lý và nhân dân chung sức tu sửa lại vào năm 1993.
Đền Cô
Tiếp theo cuộc hành trình, từ đền Cậu “đi thêm khoảng 2km nữa chúng ta sẽ đến đền Cô. Đền Cô được xây dựng từ rất lâu đời và hiện đang thờ Cô Bé. Theo như lời kể lại, Cô Bé là con nhà trời, toạ lạc tại đây cùng Mẫu Thiên giúp dân, giúp nước.
Nằm trong khu rừng cấm quốc gia nên đền Cô gặp một số khó khăn trong quá 1 trình quy hoạch, xây dựng và tu sửa. Bù lại khung cảnh ở đây đẹp đến ngỡ ngàng. Xung quanh đền là các thực vật phong phú và không khí trong lành tạo nên 1 cảnh sắc thanh nhã, thoáng đãng, yên bình.
Đền Thượng Tây Thiên
Đền Thượng là nơi thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, vị thần chủ của Tây Thiên và nữ chúa vùng đất Tam Đảo. Tương truyền bà được sinh ra từ khí thiêng của ngọn Tam Đảo, kết duyên cùng Hùng Chiêu Vương thứ 7 và đã có công giúp vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, dạy dân trồng lúa. Sau đó bà được phong là “Tam Đảo Sơn Trụ Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thần” và danh vị Quốc Mẫu Tây Thiên.
Thác Bạc Tây Thiên
Thác Bạc là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi có dịp tới Tây Thiên Tam Đảo. Ẩn mình thật sâu bên trong cánh rừng già, đường xuống thác Bạc không xa nhưng lại cheo leo với nhiều con dốc dựng đứng sừng sững. Những bậc tam cấp trên lối dẫn xuống thác được phủ một màu đá xanh mưới, bạn phải di chuyển thật cẩn thận để tránh trơn trượt.
5. Một số kinh nghiệm hữu ích khi đến Tây Thiên
Nếu đi vào mùa hè, bạn nhớ chuẩn bị áo dài tay, mũ rộng vành và mang theo nước. Ngoài ra, nếu đi xuyên trưa các bạn cũng nên chuẩn bị đồ ăn nhẹ dọc đường.
Nếu tự đi xe cá nhân, khi đến ngay đầu Trung tâm Lễ hội Tây Thiên các bạn đừng rẽ vào đó, cứ đi thẳng sát vào tận trong chân núi để đỡ phải đi bộ xa.
Nếu xác định leo bộ lên Tây Thiên các bạn nhớ chuẩn bị sẵn dép (hoặc thuê ở chân núi). Bởi khi leo sẽ phải vượt qua khá nhiều đoạn suối, đi giày dễ ướt.
Nếu thích không khí náo nhiệt của lễ hội, các bạn nên đến Tây Thiên vào các ngày 15,16,17/2 (âm lịch). Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của miền Bắc. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ bà Quốc Mẫu Tây Thiên.
Chùa Dơi Sóc Trăng Ngôi chùa hơn 400 tuổi
Chùa Dơi Sóc Trăng là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và khám phá.
1. Giới thiệu vài nét về chùa Dơi Sóc Trăng
Chùa Dơi Sóc Trăng là một ngôi chùa cổ nằm ở đường Văn Ngọc Chính, Phường 3, thành phố Sóc Trăng. Được xây dựng vào năm 1569, tính đến này đã trải qua hơn 440 năm. Chùa còn có nhiều tên gọi khác như Mahatup hay Mã Tộc. Đây là một trong những ngôi chùa tiêu biểu cho tín ngưỡng của người Khmer. Vào năm 1999, ngôi chùa này chính thức được công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia.
Tính đến thời điểm hiện tại, chùa dơi đã trải qua rất nhiều lần trùng tu, sửa chửa. Năm 1960 sữa chữa ở chánh điện. Và đến năm 2013, ngôn chùa này xây dựng thêm khuôn viên cũng như các công trình tiện ích khác để phục vụ du khách. Khi đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo, mới lạ trong không gian thiên nhiên huyền bí và đầy thanh tịnh ở đây.
2. Di chuyển đến chùa Dơi Sóc Trăng như thế nào?
Di chuyển đến chùa Dơi nếu bạn là người trong tỉnh
Đi từ trong trung tâm thành phố đến chùa Dơi Sóc Trăng, bạn chỉ cần di chuyển theo các tuyến đường sau đây:
Từ trung tâm thành phố đi về hướng Nam tầm 800m, bạn sẽ nhìn thấy khúc giao giữa đường Hai Bà Trưng và đường Trần Hưng Đạo. Hoặc bạn cũng có thể di chuyển trực tiếp về hướng đường 30 tháng 4. Đến đường Trần Hưng Đạo, đi tầm khoảng 800m, bạn sẽ thấy một vòng xuyến. Ở đây, bạn đi theo lối thứ 2 để chạy thẳng vào đường Lê Hồng Phong. Đến đường Lê Hồng Phong, di chuyển thêm 850m, bạn sẽ thấy đường rẽ vào Ngọc Chính. Sau đó đi tầm 1 km là đến Chùa Dơi.
Di chuyển đến chùa Dơi nếu bạn là người ngoài tỉnh
Từ Hà Nội vào thành phố Sóc Trăng
Nếu bạn đang sinh sống ở Hà Nội thì tốt nhất bạn bay thẳng đến Cần Thơ. Chỉ mất tầm 2 tiếng là bạn đã đến được đây. Có rất nhiều hãng máy bay nổi tiếng để bạn lựa chọn như Vietjet, Vietnam Airlines,Bamboo Airways... Sau đó bạn có thể thuê xe từ Cần Thơ đi Sóc Trăng tầm 60km, mất khoảng 45 phút. Di chuyển từ Cần Thơ theo đường QL1A, đến Hậu Giang. Rồi đến thị xã Ngã Bảy là bạn đã đến được Sóc Trăng rồi.
Từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Sóc Trăng
Di chuyển từ Tp. Hồ Chí Minh đến Sóc Trăng khoảng 230km. Do vậy, bạn sẽ mất khoảng 6 tiếng để di chuyển đến đây. Với khoảng cách như này, bạn có thể đi xe khách để vừa đi vừa ngắm cảnh, giá vé đến đây rất hợp lí từ 160k - 200k. Trước khi đi, bạn cũng nên tìm hiểu các nhà vận chuyển uy tín của tuyến đường Sóc Trăng. Và khi đến Sóc Trăng, bạn di chuyển theo các tuyến đường như đã giới thiệu ở trên để đến chùa Dơi.
3. Những câu chuyện truyền thuyết về chùa Dơi Sóc Trăng
Sự tích về loài Dơi
Giống như cái tên của ngôi chùa này, những câu chuyện về loài dơi đã trở thành một biểu tượng huyền bí ở đây. Khuôn viên của chùa Dơi trồng rất nhiều cây Sao và cây Dầu, đây chính là nơi trú ẩn của hàng nghìn con dơi. Do vậy, cứ đến tầm chiều tối, hàng vạn con dơi như thường lệ lại kéo về vây kín cả bầu trời và đậu ở các cây trong khuôn viên.
Các vị sư ở đây cho rằng, việc hàng nghìn con dơi đổ về chùa là điều may mắn, là phúc lành, nên họ rất bảo vệ chúng. Đặc biệt hơn nữa, dù Sóc Trăng sở hữu rất nhiều ngôi chùa tâm linh, thanh tịnh nhưng chỉ duy nhất chùa Dơi là nơi được hàng nghìn con dơi chọn làm nơi trú ngụ.
Truyền thuyết lợn 5 móng
Đến với chùa Dơi Sóc Trăng, du khách còn vô cùng tò mò với những ngôi mộ kỳ lạ. Trên mỗi ngôi mộ ở đây lại vẽ hình một con lợn. Đặc biệt, những con lợn này có 5 móng, được các vị sư nuôi ở chùa. Sau khi chết, chúng sẽ được chôn ở đây.
Đối với người Khmer, lợn 5 móng được xem là "cốt tinh" của con người. Nên nó mang một ý nghĩ tâm linh không mấy tốt lành, nếu gia đình nào nuôi có thể gặp điều xúi quẩy, bất hạnh bởi lợn sẽ quấy phá. Do vậy, lợn 5 móng đã được gửi vào chùa nhờ chăm sóc. Khi đến tham quan ở chùa Dơi, nếu muốn tận mắt thấy lợn 5 móng, các vị sư sẽ dẫn bạn đi xem nữa đấy!
4. Khám phá những điều thú vị ở chùa Dơi Sóc Trăng
Khuôn viên rộng lớn, không gian cây xanh trong lành
Ngay từ khi bước vào cổng, du khách sẽ ấn tượng ngay bởi khuôn viên của ngôi chùa này. Những tán cây cổ thụ xanh mướt, rợp bóng mát. Những bóng cây này cũng chính là chỗ trú ngụ của hàng nghìn con dơi ở đây. Điểm đặc biệt là những con dơi ở chùa không bao giờ ăn, phá hoại trái cây hoa. Chúng treo mình lủng lẳng trên cây tạo nên một khung cảnh rất sức độc đáo, lạ mắt.
Không gian trong lành, gần gũi... mang đến cho du khách những cảm nhận hết sức thoải mái, thư giãn. Ngoài ra, chùa còn sở hữu rất nhiều cây cảnh, bonsai độc đáo. Nếu bạn là người yêu thích không gian thanh tịnh, thì chùa Dơi Sóc Trăng chắc chắn là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn đấy!
Xem thêm: Kinh nghiệm đi khu du lịch sinh thái Đồng Sen Tháp Mười
Kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn người Khmer
Chùa Dơi Sóc Trăng là quần thể gồm rất nhiều kiến trúc độc đáo: ngôi chánh điện, đền Sala, nhà hội của các vị sư và tín đồ, phòng ở của trụ trì, tháp đốt tro, phòng thiền... Kiến trúc mỗi loại hình lại có một phong cách độc đáo riêng, mang đậm dấu ấn của đồng bào Khmer.
Các ngôi chùa ở đây đều được lợp mái ngói đỏ, toàn bộ đều được sơn màu vàng nổi bật. Ngôi chính điện còn được thiết kế thêm bốn đầu mái cong vút chạm trổ hình rắn Naga. Và đỉnh mái còn nổi bật với một ngọn tháp nhọn. Xung quanh chánh điện còn được bao quanh bởi các cột hình trụ chắn chắn. Trên mỗi cột là một tượng tiên nữ Kemnar với hai bàn tay chắp phía trước ngực.
5. Những địa điểm ăn uống gần chùa Dơi
Khi đã thấm mệt tham quan ở chùa Dơi, dưới đây là một số nhà hàng, quán ăn mà du khách có thể tham khảo:
Nguyen Thi Diem Trinh Vegetable Store: 185/7B Văn Ngọc Chính, Phường 3, Tp. Sóc Trăng, Sóc Trăng
Quán Chay Phát Tâm: 561 Đường Lê Hồng Phong, Phường 3, Sóc Trăng
Quán Ăn An Lạc: 110, Đường Văn Ngọc Chính, Phường 3, Sóc Trăng
Quán Nhậu Văn Liêm: 68 Dương Minh Quan, Phường 3, Sóc Trăng
Quán Ăn Sân Vườn Đồng Quê: 123 Dương Minh Quan, Phường 3, Sóc Trăng
Quán Ăn Gia Đình Hai Lúa: 42 Võ Thị Sáu, Phường 3, Sóc Trăng.
Quán Cháo Cá Phú Lợi: 2G Phú Lợi, Phường 2, Sóc Trăng
6. Những thức quà nên mua về khi đến chùa Dơi Sóc Trăng?
Nếu đã có dịp đến với chùa Dơi Sóc Trăng thì đừng quên mua những món đặc sản nơi đây nhé! Chắc chắn hương vị thơm ngon, giản dị sẽ khiến bạn "mê mẩn" ngay từ lần đầu thưởng thức đấy!
Bánh Pía
Đặc sản Sóc Trăng đầu tiên không thể bỏ qua đó là bánh Pía Sầu Riêng. Bánh được bọc nhiều lớp da bằng bột, bên trong có nhân trứng muối, đậu xanh và sầu riêng thơm phức. Đặc biệt, bánh Pía Sóc Trăng còn có rất nhiều phiên bản khác nhau từ nhân mặn, nhân ngọt, ít đường cho khách hàng lựa chọn.
Khô trâu Thạnh Trị
Khô trâu Thạnh Trị được làm từ thịt trâu chọn lọc. Ngoài những chất dinh dưỡng tốt có ở trong thịt trâu, nó còn có thể chữa được bệnh tê thấp. Khô trâu ở đây được tẩm ướp gia vị đậm đà, vô cùng thơm ngon. Kết hợp với rất nhiều gia vị dậy mùi khác như tỏi, ớt, hành lá...
Lạp xưởng Vũng Thơm
Lạp xưởng Vũng Thơm là cái tên quá nổi tiếng ở Sóc Trăng. Lạp xưởng ở đây được làm theo công thức gia truyền nên hương vị vô cùng thơm ngon. Du khách có thể lựa chọn các loại lạp xưởng như lạp xưởng tôm, lạp xưởng thịt, lạp xưởng gà...
Ghé thăm Chùa Phổ Minh: điểm du lịch tâm linh ở Nam Định Là quê hương của các đời vua nhà Trần, tỉnh Nam Định nổi tiếng với những ngôi đền, chùa, miếu linh thiêng, cổ kính. Trong số đó nổi bật là di tích Chùa Phổ Minh. 1. Chùa Phổ Minh ở đâu? Phổ Minh Tự nằm cách thành phố Nam Định khoảng 5km về phía Bắc và cách Hà Nội khoảng 90km. Chùa Phổ...