Du lịch Tây Nguyên mùa mưa
Vào mùa mưa, Tây Nguyên như được phủ một lớp áo mới. Khí hậu mát mẻ phù hợp để tránh nóng.
Tuy nhiên, do địa hình đồi núi đặc thù, du khách cần lưu ý khi đến khu vực này.
Tây Nguyên thích hợp cho du khách ưa thích loại hình du lịch chậm, dành thời gian khám phá thiên nhiên, cuộc sống người dân bản địa. Ảnh: Lăk Tended Camp.
Tây Nguyên có hai mùa tương phản rõ rệt là mùa khô (tháng 12-4) và mùa mưa (tháng 5-11). Mùa mưa ở Tây Nguyên không chỉ đơn thuần là sự chuyển dịch từ mùa này sang mùa khác, mà còn đánh dấu sự kết thúc thời kỳ khô hạn kéo dài, bắt đầu giai đoạn sinh trưởng của các loài cây công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Nói cách khác, khi tiết trời chuyển sang mưa, một mùa vụ mới lại bắt đầu.
Vào mùa này, du khách có cơ hội trải nghiệm cuộc sống cũng như nét đẹp văn hóa truyền thống của dân địa phương. Nếu đi tự túc, Tây Nguyên vẫn có nhiều địa điểm để du khách ngắm cảnh, hòa mình với thiên nhiên. Địa hình đặc thù là điểm khác biệt, song đôi khi lại là điểm khách du lịch cần lưu ý khi ghé thăm vùng cao nguyên Nam Trung Bộ.
Thời tiết thất thường, đường lầy lội, nhiều côn trùng
Mùa mưa năm nay ở khu vực Tây Nguyên khá thất thường. Trường hợp sáng nắng, chiều mưa, đêm lạnh buốt diễn ra thường xuyên. Chị Thúy An (TP.HCM) vừa trở về từ Măng Đen (Kon Tum) cho biết nhiệt độ ban đêm nơi đây khá lạnh, có hôm chỉ 10 độ C.
“Dù được bạn bè cảnh báo trước đó, tôi không ngờ Măng Đen lại lạnh như thế. Du khách đến đây vào thời điểm này nên mang theo áo lạnh dày kèm sản phẩm dưỡng ẩm, để tránh cái lạnh làm da nứt nẻ”, chị nói.
Mùa mưa ở khu vực Tây Nguyên cây cối như được thay áo mới Ảnh: Nguyễn Quốc Thịnh/Ngô Thanh Thúy.
Ban ngày, thời tiết thất thường dễ gây bệnh, nhất là du khách có sức đề kháng yếu. Hơn nữa, đất ở Tây Nguyên chủ yếu là đất đỏ bazan, dễ bị rửa trôi, xói mòn. Trời mưa khiến đường trơn trượt. Anh Ya Thảo, sống tại Đắk Nông 5 năm, cho biết người dân thường mang ủng để di chuyển qua khu vực lầy lội hay đi rẫy. Khách tham quan Tây Nguyên có thể trang bị vật dụng này kèm theo khi cần.
Về đêm, bắt đầu từ tháng 5-11 hàng năm, mưa, thời tiết lạnh kéo dài, du lịch ở các khu vực thuộc Tây Nguyên còn hoang sơ, không nhiều địa điểm vui chơi. Vào mùa khô, thời tiết thoáng đãng, du khách có thể du ngoạn, thăm thú cảnh sắc Tây Nguyên buổi đêm.
Tuy nhiên, mùa mưa là rào cản nếu du khách chưa thích nghi cuộc sống yên ả của người dân nơi đây, thậm chí với du khách Thanh Hoài (ngụ Bình Dương), ghé thăm Đắk Lắk hồi đầu tháng, cho rằng khu vực trung tâm Tây Nguyên này buổi đêm có phần “tẻ nhạt”. Chưa kể, địa hình nhiều cây cối là nơi thích hợp cho côn trùng ẩn nấp. Muỗi xuất hiện khá nhiều vào ban đêm.
“Trời mưa nên việc đi lại ban đêm tìm quán ăn cũng khó khăn. Tôi phải ở lại khách sạn tìm đồ ăn tạm. Lần đầu đến khu vực Tây Nguyên như Đắk Lắk, tôi cảm thấy bỡ ngỡ vì người dân đi ngủ khá sớm, khoảng 20h ngoài đường đã vơi xe”, Hoài thuật lại.
Cảnh quan khoác áo mới
Tây Nguyên sở hữu nhiều tài nguyên rừng, cây cối um tùm. Vùng cao nguyên mùa này thích hợp với tệp du khách ưa du lịch chậm, dành thời gian để thưởng thức cảnh quan, tạo sự gắn kết với đời sống của người dân địa phương.
Video đang HOT
Mùa mưa, đường trơn trượt. Du khách cân nhắc trang bị áo mưa, ủng để thuận tiện khám phá cảnh sắc Tây Nguyên. Ảnh: Nguyễn Quốc Thịnh, Ngô Thanh Thúy.
Nhờ địa thế cao nguyên và nhiều thác nước, mùa mưa tiếp nước cho con thác chảy mạnh mẽ, cung cấp nước cho các nhà máy thủy điện và phục vụ công việc tưới tiêu nương rẫy của người dân. Song, dòng chảy dữ dội có phần nguy hiểm cho du khách.
Theo anh Công Thành, ngụ Đắk Lắk, đường lên các con thác có độ nguy hiểm cao, các tảng đá trời nắng vốn đã trơn trượt, khi trời mưa du khách càng nên cẩn trọng.
“Tốt nhất khách nên ngắm các con thác ở từ xa. Chẳng hạn du khách có thể thưởng thức vẻ đẹp của thác Dray Nur (Đắk Lắk) từ khu vực xung quanh thác hoặc từ cây cầu treo bắc qua sông Serepôk”, người này chia sẻ.
Dù tồn tại nhiều rào cản khi trời mưa, Tây Nguyên, đặc biệt là Măng Đen, vẫn được du khách quan tâm do khí hậu mát mẻ. Độ tháng 5, ở khu vực miền Nam như TP.HCM đang vào hè, Tây Nguyên là khu vực phù hợp để khách tránh cái nóng như đổ lửa ở đồng bằng.
Bảo Lộc có gì khiến nhiều du khách cất công tìm đến?
Có khí hậu và địa hình đặc trưng của một địa phương ở mảnh đất Tây Nguyên, Bảo Lộc được nhiều du khách tìm đến để hòa mình vào thiên nhiên trong lành...
Cách TP Hồ Chí Minh khoảng 170 cây số, Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) có khí hậu và địa hình đặc trưng của một địa phương ở vùng đất Tây Nguyên.
Với khí hậu mát mẻ, dễ chịu, không quá lạnh, thường ấm hơn 2-3 C so với Đà Lạt, đây là nơi thích hợp để nhiều du khách tìm về với thiên nhiên, tận hưởng vẻ đẹp nơi đây.
Vẻ đẹp ở đồi Bát Úp.
Có độ cao trung bình 900m so với mặt nước biển, ở Bảo Lộc có khá nhiều đồi núi cao hơn 1.000m. Những đồi núi cao kèm theo độ ẩm lớn vì mưa nhiều khiến tỷ lệ du khách săn mây thành công ở cao nguyên xinh đẹp giữa lòng Tây Nguyên này rất cao. Các điểm săn mây nổi bật như đồi Bát Úp, đèo mây Lộc Thành, đồi Lam Sơn...
Với địa hình cao nguyên điển hình, Bảo Lộc có rất nhiều thác, suối đẹp. Ngoài thác Dambri ai cũng biết đến, Bảo Lộc còn rất nhiều thác, suối xinh đẹp, từ những con thác ngay trung tâm như thác Cây Cau, thác ở Zenda cho đến những con thác hùng vĩ ẩn mình đợi du khách khám phá như thác Liêng Ài, suối Cát, suối Mơ...
Ngoài những cảnh đẹp thiên nhiên, trà là cây trồng phổ biến ở Bảo Lộc. Ở nơi này có các nông trường trà đẹp để bạn tham quan như đồi trà Tâm Châu, đồi trà Phước Lạc...
Cung đường DT725.
Chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên ở Bảo Lộc, bạn còn được vi vu trên những cung đường uốn lượn, những con dốc với tầm nhìn xa vút, những con đường xuyên rừng. DT275 là cung đường "quốc dân" phải đi của các phượt thủ.
Phượng vàng Bảo Lộc luôn là một thứ gì đó rất khác. Cứ đến những ngày cuối năm, mọi người lại đổ về Tu viện Bát Nhã để được đứng dưới chân những gốc phượng khổng lồ khoe sắc vàng rực rỡ.
Phượng vàng ở Tu viện Bát Nhã.
Theo người dân địa phương, Bảo Lộc dễ đi, có nhiều cảnh đẹp, khí hậu lại mát mẻ. Trước đây, du lịch Bảo Lộc khá kén vì thiếu thông tin, những địa điểm đẹp thường khó đi, dễ lạc. Gần đây, nhờ mạng xã hội, nhờ website..., thông tin về Bảo Lộc đã được rõ ràng nên đi Bảo Lộc dễ dàng hơn. Tranh thủ đang trong những ngày đẹp nhất của Bảo Lộc, nhiều du khách đã sắp xếp thời gian ghé chơi.
Thác Tam Hợp - Thác nước lớn bên trong khuôn viên chùa Di Đà.
Thác ở Zenda Cà Phê ở ngay trung tâm, dễ đi.
Thác nhỏ ngay đập Daklong Thượng.
Thác Cây Cau ở ngay trung tâm Bảo Lộc, thuận tiện cho du khách yêu thích check-in nhanh chóng.
Suối Cát.
Nhiều người vẫn nói Blao (tên cũ của Bảo Lộc) có nghĩa là đám mây bay thấp.
Một con đường chữ S ở trung tâm Bảo Lộc.
Làng Mây Blao.
Đèo mây Lộc Thành chật kín du khách.
Dừng chân bên hồ Ngọc.
Đồi trà Phước Lạc.
Đồi Lam Sơn.
Đồi Bát Úp hiện lên nét hùng vĩ mà không kém phần nên thơ.
Chụp ảnh ở đập Daklong Thượng.
Cây Lôi Khoai mùa thay lá. Cây này mọc khá nhiều ở Bảo Lộc.
Khung cảnh thanh bình ở Bảo Lộc.
Đi trek mùa mưa Mùa mưa gây nhiều bất lợi cho các hoạt động du lịch trải nghiệm nhưng người trẻ mê khám phá vẫn lựa chọn cho mình các tour trekking, leo núi, cắm trại... Những cánh rừng xanh tốt vào mùa mưa hút khách tìm đến trải nghiệm. Anhr: Thiên Khánh. Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên đã chính thức bước vào mùa mưa....