Du lịch Tây Bắc: Khám phá đêm đại ngàn Nà Hẩu
Đêm đại ngàn Nà Hẩu sẽ được tổ chức vào ngày 19-20.7 tới đây với nhiều hoạt động đặc sắc, mang đến cho người dân và du khách những trải nghiệm thú vị, mới mẻ trong hành trình du lịch Tây Bắc.
Vòng xòe tại sân vận động Nà Hẩu. Ảnh: Trang Nguyễn
Từ trung tâm thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái qua cầu Mậu A bắc qua sông Hồng theo tuyến đường hướng Tây Nam vượt dốc vắt ngang sườn núi, du khách sẽ đến Nà Hẩu – một xã có 100% đồng bào H’Mông sinh sống.
Những cung đường uốn quanh đưa du khách tới Nà Hẩu. Ảnh: Trang Nguyễn
Nằm trong vùng lõi của Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, xã Nà Hẩu có địa hình như một lòng chảo tạo nên từ thung lũng hẹp, xung quanh được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh trùng điệp. Rừng trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu vẫn còn lưu giữ được hệ sinh thái đa dạng sinh học với hàng trăm loài thực vật và động vật quý hiếm.
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu nổi tiếng với hệ sinh thái vô cùng phong phú. Ảnh: Trang Nguyễn
Tới Nà Hẩu, mọi ồn ào của phố xá như được trút bỏ sau lưng. Vẻ đẹp của những cánh rừng già thâm nghiêm, mang tới sự hấp dẫn kỳ lạ đối với du khách. Những tán rừng nguyên sinh mang lại cho Khu Bảo tồn một bầu không khí thật trong lành, tinh khiết và đưa con người trở nên gần gũi với thiên nhiên hơn bao giờ hết.
Mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí, thác Suối Tiên ẩn mình giữa cánh rừng nguyên sinh. Trên hành trình đến thác, du khách phải vượt qua những tảng đá lớn và rừng cây cổ thụ. Thác Suối Tiên khá dài và có 3 tầng, mỗi tầng cũng có độ cao tương đối lớn. Nguồn nước trong xanh, mát lạnh từ trên đỉnh núi dội xuống, tung bọt trắng xóa quanh năm.
Thác Suối Tiên đổ ầm ầm giữa núi rừng Tây Bắc. Ảnh: Trang Nguyễn
Không chỉ hấp dẫn du khách bởi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, trữ tình, Nà Hẩu còn là nơi hội tụ sắc màu văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng của đồng bào dân tộc H’Mông.
Năm nay, Nà Hẩu khởi động mùa du lịch vào ngày 19-20.7 với không gian chợ quê, ẩm thực đa sắc mầu và giải đi bộ mang chủ đề “Đi giữa đại ngàn – Khám phá thiên nhiên”.
Video đang HOT
“Đêm đại ngàn Nà Hẩu” được tổ chức nhằm tập trung phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của xã theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng với phương châm hành động “Biến tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa thành tài nguyên du lịch”.
Tết rừng Nà Hẩu thu hút du khách đến với bản làng vùng cao. Ảnh: Đức Toàn
Chương trình khai mạc “Đêm đại ngàn Nà Hẩu” sẽ có các tiết mục văn hóa văn nghệ do chính những chàng trai, cô gái người H’Mông biểu diễn, trong đó có nhiều bài hát, điệu múa truyền thống của đồng bào…
Đến Nà Hẩu, du khách còn được trải nghiệm trong không gian chợ quê. Ảnh: Đức Toàn
Người dân và du khách tham gia cũng sẽ được hiểu thêm về mảnh đất, con người Nà Hẩu và thưởng thức các món ẩm thực của địa phương tại vòng tròn xung quanh sân khấu nổi, tham gia vòng xòe với chủ đề “Tình yêu giữa đại ngàn Nà Hẩu”.
Khám phá rừng ban cổ thụ Nậm Cứm
Nhắc tới hoa ban là nhắc đến Điện Biên, Tây Bắc. Hoa ban đã đi vào thơ, nhạc, là biểu tượng đặc trưng gắn liền với đời sống văn hóa của người dân nơi đây.
Đến hẹn lại lên, tháng 3 về từng vạt đồi núi, dọc những con vào đường bản vùng cao sẽ bắt gặp hoa ban bung nở trắng trời. Điện Biên có nhiều rừng ban cổ thụ, một trong đó có thể kể đến rừng ban Nậm Cứm, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng.
Bản Nậm Cứm có hơn 60 hộ với 100% đồng bào dân tộc Mông. Mặc dù là bản đồng bào dân tộc Mông nhưng tên bản lại lấy theo tên gọi của dân tộc Thái. Theo tiếng Thái "Nậm Cứm" có nghĩa là nước lạnh, hiểu nôm na là nơi có độ cao gần với nguồn nước chảy từ khe núi nên lạnh quanh năm. Các hộ dân nơi đây sống trên sườn núi khá dốc, từng nhà phân tầng bám vào trục đường bê tông uốn lượn giữa bản như hình xương cá. Theo người dân ở đây, mỗi độ tháng 3 hàng năm, cả bản lại chìm vào sắc trắng hoa ban, từng cây ban cổ thụ lấp ló, ẩn hiện sau nóc nhà, sắc trắng tinh khôi bao quanh cả bản.
Để đến bản Nậm Cứm, từ thành phố Điện Biên Phủ đi đến ngã ba thung lũng Phiêng Ban xã Nà Tấu, sau đó rẽ trái, đi qua trung tâm xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng là tới bản Nậm Cứm. Ngay khi tới đầu bản, đi khách sẽ thấy từng cây ban lớn, cổ thụ với những nụ hoa bung nở trắng muốt nơi núi đồi.
Cảnh sắc rừng ban trắng cổ thụ, đường đi uốn lượn, bản làng nguyên sơ trên sườn núi kỳ vĩ sẽ là những trải nghiệm khó quên, không thể bỏ qua đối với bất kỳ du khách nào tới khám phá Nậm Cứm, khám phá Tây Bắc.
Với khoảng cách không quá xa, đường sá thuận lợi, cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ... Đặc biệt đối với Điện Biên, nơi hoa ban là biểu tượng đặc trưng về miền đất, con người thì bản Nậm Cứm với rừng ban cổ thụ ngập tràn sắc trắng tinh khôi sẽ là điểm đến lý thú, hấp dẫn của người dân, du khách khám phá, tìm tòi trải nghiệm Tây Bắc.
Bản Nậm Cứm cách TP. Điện Biên Phủ 30km đường quốc lộ và thuộc xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng.
Đường lên Nậm Cứm hai bên đường với nhiều nhà kiến trúc nhà truyền thống của dân tộc Thái cùng ruộng lúa, suối nước cũng là cảnh sắc không thể bỏ qua.
Các nhà của người dân phân tầng bám vào trục đường bê tông uốn lượn giữa bản như hình xương cá tới gần đỉnh núi.
Cả bản có hơn 60 hộ 100% đồng bào dân tộc Mông với nhiều nét văn hóa đặc trưng truyền thống.
Cứ độ tháng 3, bao quanh bản là từng vạt trắng tinh của rừng ban cổ.
Hoa ban nở trắng núi đồi.
Từng cây ban cổ thụ cao lớn bung nở.
Lẩn khuất, lấp ló quanh những mái nhà của đồng bào dân tộc Mông.
Những cánh hoa ban trắng muốt xen lẫn sắc hồng sắc tím nơi đại ngàn.
Thiếu nữ bên rừng ban trắng.
Ban lồng ban, trắng xen trắng rực sáng cả bản.
Ghé thăm Tây Bắc, trải nghiệm văn hóa vùng cao Trên đường du lịch, du khách sẽ có cơ hội hiểu đời sống canh tác, trang phục truyền thống hay ẩm thực đặc trưng của đồng bào Tây Bắc. Đến nay, nhiều dân tộc ở vùng núi Tây Bắc vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc của mình. Văn hóa canh tác trên ruộng bậc thang...