Du lịch sinh thái, trải nghiệm -Dấu ấn đất sen hồng
Kinhedothi – Tỉnh Đồng Tháp đang định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; tập trung phát triển du lịch sinh thái, miệt vườn, nông nghiệp nông thôn, văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chăm sóc sức khỏe phù hợp với đặc trưng sông nước của địa phương.
Đa dạng hóa các mô hình du lịch sinh thái, ẩm thực:
Trong những năm trở lại đây, mô hình du lịch sinh thái tại Đồng Tháp đang từng bước hình thành và phát triển, bước đầu đã góp phần đa dạng hóa, làm phong phú sản phẩm, tăng thêm sự lựa chọn cho du khách khi tìm hiểu, trải nghiệm kinh tế – xã hội, khám phá vẻ đẹp của quê hương – con người – văn hóa “đất sen hồng”.
Tỉnh Dồng Tháp đang hướng tới xây dựng phát triển du lịch sinh thái. (Ảnh Hiền Hòa)
Năm 2016, mô hình du lịch sinh thái bắt đầu phát triển, ban đầu chỉ 5 hộ dân trồng sen ở huyện Tháp Mười tiên phong khai thác loại hình du lịch trải nghiệm chèo xuồng ngắm cánh đồng sen, câu cá, thưởng thức ẩm thực đồng quê với nhiều món ăn được chế biến từ sen. Sau đó, nhiều hộ dân trồng cam, quýt ở huyện Lai Vung đã mạnh dạn mở cửa đón khách du lịch đến tham quan vườn cây.
Đến nay, nhiều địa phương “đất sen hồng” xây dựng và phát triển được mô hình sinh thái, điển hình như: Làng du lịch Tân Thuận Đông với các dịch vụ gồm du lịch sinh thái – ẩm thực; du lịch trải nghiệm – giáo dục và du lịch sinh thái, trải nghiệm – nghỉ dưỡng…
Ngoài ra, các khu du lịch sinh thái khác cũng phát triển như: Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam, Tràm Chim, Xẻo Quýt , sinh thái Gáo Giồng, Làng hoa Sa Đéc… Đến nay, Đồng Tháp đã phát triển được hàng chục điểm tham quan du lịch sinh thái, được du khách trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.
Làng hoa Sa Đéc là một trong những địa điểm thu hút đông khách đến tham quan trong chuyến hành trình khám phá Đồng Tháp. (Ảnh Hữu Tuấn)
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành tại tỉnh Đồng Tháp cho biết, tỉnh cần đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch sinh thái, nông nghiệp, nông thôn gắn với sản phẩm OCOP, kết nối và xây dựng các tour tuyến du lịch nông thôn, phát triển hệ thống sản phẩm có tính liên kết cao như: sản phẩm du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng, du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với sản phẩm OCOP kết hợp trải nghiệm làng nghề, du lịch văn hóa lịch sử (Đình làng – Nhà cổ) kết hợp Lễ hội, du lịch ẩm thực Sen – sự kiện/MICE kết hợp mua sắm, du lịch chính quyền, du lịch số, du lịch chăm sóc sức khỏe.
Trong tháng 2/2024, các khu du lịch Đồng Tháp thu hút khoảng 450.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Tổng thu ước đạt 180 tỷ đồng.
Video đang HOT
Xây dựng tour tuyến hợp lý, đặc sắc để thu hút khách du lịch
Bà Huỳnh Thị Hoài Thu – Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Đồng Tháp cho biết, Sở đang phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tiếp tục tăng cường thúc đẩy, kết nối tour tuyến du lịch, đặc biệt là xúc tiến, quảng bá và giới thiệu đến các doanh nghiệp lữ hành các chương trình tour.
Đồng Tháp xây dựng tour, tuyến quảng bá hình ảnh du lịch địa phương. (Ảnh Hiền Hòa)
Điển hình như: Theo dấu Người tình, Sa Đéc Tình đất – Tình hoa, Vương quốc hoa Sa Đéc – Hành trình di sản xanh, Sa Đéc – Không gian Văn hóa Phật giáo giữa lòng đô thị cổ, Bình minh Tràm Chim và Hoàng hôn Tràm Chim, Trải nghiệm tham quan cánh đồng hoa hoàng đầu ấn (Vườn Quốc gia Tràm Chim), các tour tham quan, trải nghiệm Vườn Quít hồng (Lai Vung).
Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn các huyện, thành hoàn chỉnh một số mô hình, điểm du lịch mới như: điểm du lịch Tiên Sen (huyện Thanh Bình), điểm du lịch sinh thái Hoàng Sơn (huyện Châu Thành); mô hình chợ quê Tràm Chim (huyện Tam Nông), chợ phiên làng nghề dệt choàng (huyện Hồng Ngự)…
Bên cạnh đó, Đồng Tháp đang phát triển và xây dựng tour liên kết mới: tại huyện Cao Lãnh xây dựng tour liên kết giữa các điểm du lịch trên địa bàn huyện như Làng bè Bình Thạnh – Điểm tham quan Thiên Phú – Chùa Tổ – Làng du lịch Mỹ Xương; tại huyện Lai Vung: chọn điểm tham quan vườn dừa mở tour du lịch trên sông gắn kết với các làng gắn kết với 2 làng nghề vừa được công nhận (nghề làm nem và nghề đóng ghe, xuồng), phát huy môn thể thao truyền thống của huyện là giải đua xuồng truyền thống thành một sản phẩm dịch vụ phục vụ khách du lịch. Hỗ trợ thành lập và phát triển câu lạc bộ “Những người làm du lịch” tại huyện Cao Lãnh, đây sẽ là nơi để người dân, cộng đồng làm du lịch tại địa phương, các cơ sở, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn huyện, thành trao đổi, hỗ trợ cùng nhau xây dựng và phát triển hình ảnh du lịch địa phương.
Đến Kon Tum, đi đâu và ăn gì?
Nhà thờ gỗ Kon Tum, Nhà rông Kon K'lor, Khu du lịch sinh thái Măng Đen, Khu di tích chiến thắng Đak Tô... thưởng thức gỏi lá, xôi măng là những trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến với vùng đất Kon Tum đầy nắng gió của Tây Nguyên.
Một thiếu nữ dân tộc Ba Na tạo dáng chụp ảnh dưới cái nắng dịu nhẹ ven hồ Đak Ke. (Ảnh: Hà Nguyễn)
Kon Tum nằm ở phía Bắc của khu vực Tây Nguyên, có vị trí chiến lược, vùng lõi khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Đây là địa danh duy nhất tại Việt Nam sở hữu ngã ba Đông Dương nổi tiếng, nơi "một tiếng gà gáy sáng cả ba nước cùng nghe".
Ngoài những trang sử thi, những bản anh hùng ca huyền thoại, Kon Tum được thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnh đẹp, văn hóa đặc sắc, là vùng đất có lịch sử lâu đời với đa dạng thành phần dân tộc thiểu số tại chỗ cùng nhiều giá trị văn hóa, ẩm thực độc đáo hấp dẫn du khách.
Những địa danh không thể bỏ qua
Nhà thờ gỗ Kon Tum: Được coi là biểu tượng của thành phố Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chung, nhà thờ là được làm hoàn toàn bằng gỗ cà chít, theo phong cách Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na. Công trình được xây dựng 1913 kéo dài đến năm 1918 mới hoàn tất. Nhà thờ là một công trình khép kín gồm: giáo đường, nhà tiếp khách, nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo, nhà rông. Ngoài ra còn có cô nhi viện, cơ sở may, dệt thổ cẩm, cơ sở mộc.
Ngã ba Đông Dương: nằm tại địa phận của xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, là vị trí tiếp giáp của ba nước Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Campuchia được mệnh danh là nơi mà "một con gà gáy ba nước đều nghe". Cột mốc do tỉnh Kon Tum tổ chức thi công xây dựng tháng 12/2007 và hoàn thành vào đầu năm 2008, dưới sự giám sát của chuyên gia ba nước có chung đường biên giới. Cột mốc đặc biệt nặng 900 kg, làm bằng đá hoa cương hình trụ tam giác, cao 2 mét, trên mỗi mặt cột mốc quay về mỗi nước được gắn quốc huy trang trọng, năm cắm mốc và tên quốc gia đó bằng chữ màu đỏ của chính nước đó.
Mốc ngã ba biên giới là biểu tượng thể hiện rõ nét ý chí, nguyện vọng và quyết tâm của Chính phủ và nhân dân ba nước trong thiện chí hợp tác giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ, là minh chứng thể hiện sự tin cậy, hiểu biết và tinh thần hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam, Campuchia và Lào.
Ngã ba Đông Dương vốn được mệnh danh là nơi mà "một con gà gáy ba nước đều nghe". (Ảnh: Đặng Văn Tùng)
Nhà ngục Kon Tum: Di tích lịch sử Ngục Kon Tum nằm cuối con đường Trương Quang Trọng, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum. Nhà ngục xây dựng năm 1930, từng là nơi giam giữ tù chính trị và các chiến sĩ cách mạng đồng thời cung cấp công nhân khai phá miền cao nguyên, mở đường 14.
Nhà đày Kon Tum ( Ngục Kon Tum) có nhiều tên gọi khác nhau: Lao kẽm, Lao sắt, Lao mới hoặc Lao cầu mới thường gọi là Lao ngoài, còn Lao cũ trong thị xã (nhà Lao tỉnh Kon Tum, Prison de Kon Tum) thì gọi là Lao trong.
Ngục Kon Tum một thời được ví là "địa ngục trần gian", nơi giam giữ và đọa đầy hơn 500 chiến sĩ cách mạng. Di tích lịch sử Ngục Kon Tum cùng với bảo tàng tổng hợp tỉnh như một điểm nhấn vào mắt du khách khi ngược xuôi trên con đường thiên lý Hồ Chí Minh chạy suốt từ Bắc vào Nam, đoạn qua miền Trung uốn lượn.
Nhà rông Kon K'lor: Biểu tượng của tình đoàn kết và sức mạnh cộng đồng của người dân nơi đây. Nhà rông Kon Klor nằm bên bờ sông Đăk Bla thơ mộng, có cầu treo Kon Klor nối đôi bờ bên này làng Kon Klor, phường Thắng Lợi với bờ bên kia làng Kon K'tu, xã Đăk Rơ Wa. Nhà cao 22m, rộng trên 6m và dài hơn 17 m giúp tạo nên ngôi nhà rông lớn nhất Kon Tum, và cùng là không gian tụ họp bậc nhất của vùng đất Tây Nguyên đại ngàn. Nhà rông sử dụng các chất liệu truyền thống gỗ, tranh, tre, nứa, lá và những họa tiết, hoa văn công phu, tỉ mỉ.
Đường vào thị trấn Măng Đen, một điểm chụp ảnh yêu thích của khách du lịch. (Nguồn: Mangdentrongtoi)
Khu du lịch sinh thái Măng Đen: Nằm ở thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, cách trung thành phố Kon Tum khoảng 60km, Măng Đen từ lâu đã trở thành điểm đến không nên bỏ lỡ của hàng nghìn du khách tứ phương. Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với nước biển, khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiều hồ thác, suối đá, nơi đây cũng được xem như là Đà Lạt thứ hai của Việt Nam.
Măng Đen sở hữu thảm thực vật hoang sơ, đồi cà phê xanh ngát giúp du khách dễ dàng hòa mình với thiên nhiên. Đến khu du lịch sinh thái Măng Đen, du khách có thể tham quan tượng Đức Mẹ Sầu Bi, công trình kiến trúc được xây dựng từ thời kháng chiến chống Pháp, hay núi Ngọc Lễ, hồ Đắc Ke, chùa Khánh Lâm...
Khu di tích chiến thắng Đắk Tô: Khu di tích chiến thắng Đắk Tô nằm trên quả đồi cao khoảng 600m và cách thị trấn Đăk Tô 1km về hướng Tây Nam. Đây từng là chiến trường ác liệt nhất của khu vực Tây Nguyên, là căn cứ mạnh nhất của quân ngụy Sài Gòn và đế quốc Mỹ. Đối với người dân Kon Tum, đây là khu di tích lịch sử có ý nghĩa rất lớn thể hiện tinh thần dân tộc và đoàn kết. Hiện tại, du khách đến khu di tich chiến thắng Đắk Tô có thể tham quan 15 điểm du lịch về văn hóa, sinh thái, lịch sử, trong đó nổi bật nhất là khu tượng đài.
Ăn gì ở Kon Tum
Xôi măng: một món ăn khá lạ với nhiều người và là món ăn không thể bỏ qua khi đến Kon Tum. Xôi măng được kết hợp từ món ăn rất đơn giản là gạo nếp đồ và măng xào. Do đặc trưng ăn cay của người Kon Tum nên thường trong mỗi bát sẽ thêm một quả ớt đỏ. Khi ăn, cái giòn của măng kèm với vị dẻo của xôi, cay cay của ớt khiến món này lấy lòng nhiều du khách khi đến đây và thưởng thức.
Xôi măng, món ăn sáng dân dã, rẻ mà ngon, đến Kon Tum không thử thì rất phí. (Nguồn: Facebook)
Gỏi lá: món ăn độc đáo của người Kon Tum khi kết hợp hơn 40 loại lá rừng cùng thịt heo luộc thía mỏng, tôm và ăn cùng với nước chấm làm từ gạo nếp lên men, hành khô, mẻ, sa tế. Công thức ăn móng gỏi lá chuẩn bài là cuốn lá cải hoặc lá mơ bên ngoài, bên trong điểm thêm các loại lá chua và loại lá tùy theo sở thích mỗi người, cuối thành phễu nhỏ, bỏ thịt và tôm vào trong. Gỏi lá mang đến một hương vị bùi, chua và pha lẫn vị chan chát lạ lẫm.
Loại gói cuốn chung tới hơn 30 loại lá và là một đặc sản nức tiếng vùng Tây Nguyên. (Ảnh: @tungngv07)
Ngoài xôi măng, gỏi lá, những món ăn đặc trưng khác như cá gỏi kiến vàng, lá mì muối chua, gà rừng trộn lá mí, thịt chuột đồng nước, rau dớn... là những món ăn sẽ khiến du khách ăn mãi không ngừng.
Đà Lạt lọt vào top 9 điểm đến yêu thích tại châu Á TP Đà Lạt (Việt Nam) nằm trong danh sách 9 điểm đến thiên nhiên được yêu thích tại châu Á. Mới đây, nền tảng du lịch trực tuyến Agoda đã giới thiệu danh sách những điểm đến thiên nhiên được yêu thích tại châu Á nhân dịp ra mắt Ưu đãi sinh thái Eco Deals 2024 - sáng kiến bảo tồn trị giá...