Du lịch Sài Gòn qua những cây cầu
Cầu Sài Gòn, cầu chữ Y, cầu Khánh Hội… đều là những cây cầu gắn liền với lịch sử, cuộc sống của người dân thành phố mang tên Bác.
1. Cầu Sài Gòn
Cầu Sài Gòn là cây cầu nổi tiếng và quan trọng nhất nối liền TP HCM với các tỉnh miền Bắc, miền Trung ở cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố. Được xây dựng từ năm 1958, cây cầu có chiều dài gần 1 km này là nhân chứng lịch sử gắn liền với những biến động của lịch sử thành phố. Năm 2012, cùng với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, thành phố đã quyết định xây thêm một cây cầu Sài Gòn mới song song với cây cầu cũ về phía hạ lưu.
2. Cầu Khánh Hội
Nằm bên cạnh bến Nhà Rồng, nối liền quận 4 và quận 1, cầu Khánh Hội hiện là cây cầu mới được xây dựng vào năm 2009 trên nền cầu cũ. Với vị trí ngay đầu kênh Bến Nghé đổ vào sông Sài Gòn, cầu là nơi lý tưởng để du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh Sài Gòn từ phía Đông, không chỉ vậy, cầu còn là địa điểm để người dân thành phố đứng xem pháo hoa trong mỗi dịp lễ, Tết quan trọng của dân tộc.
3. Cầu Phú Mỹ
Video đang HOT
Đây là cây cầu dây văng đầu tiên ở Sài Gòn nối liền quận 2 và quận 7, cầu có chiều dài 2.031 m, chiều rộng 27,5 m với trụ tháp cao 162,5 m. Không chỉ có ý nghĩa về mặt giao thông, cây cầu còn mang tính biểu tượng của một thành phố năng động, phát triển trong thời kỳ mới. Với vẻ đẹp uy nghi, hùng vỹ của mình, cầu đã thu hút rất nhiều ống kính của các nhiếp ảnh gia để tìm kiếm những bức ảnh tuyệt đẹp ở đây. Ngoài ra, cầu còn là nơi mà các bạn trẻ hay tìm đến vừa trò chuyện vừa hóng mát vào mỗi buổi chiều tối.
4. Cầu Thủ Thiêm
Cầu Thủ Thiêm là một cây cầu nối hai bờ Sông Sài Gòn trên địa bàn quận 2 và quận Bình Thạnh của TP HCM. Với cảnh quan tuyệt đẹp, cầu Thủ Thiêm nhanh chóng trở thành điểm đến ưa thích của các bạn trẻ Sài Gòn vào mỗi buổi tối. Đứng trên cầu, vừa ngắm nhìn cảnh thành phố về đêm lấp lánh ánh đèn vừa đón những làn gió từ sông Sài Gòn thổi về mát rượi, thật sự rất dễ chịu. Ngoài ra, cũng như cầu Khánh Hội, cầu Thủ Thiêm là địa điểm tuyệt đẹp để ngắm pháo hoa ở Sài Gòn.
5. Cầu Mống
Trong số những cây cầu cũ xưa còn sót lại ở Sài Gòn, có lẽ cầu Mống là cây cầu mang đậm dấu ấn thời gian nhất. Đây là loại cầu sắt được Pháp thiết kế và xây dựng vào năm 1893 với thành cầu uốn cong bắc qua kênh Bến Nghé. Ngày nay, cầu Mống không còn lưu thông xe mà trở thành cầu bộ hành. Với vị trí thuận lợi, thoáng mát và sạch sẽ, cầu Mống nhanh chóng trở thành điểm hò hẹn của giới trẻ Sài Gòn mỗi khi đêm về. Không chỉ có vậy, cầu còn là nơi lý tưởng để du khách có thể vừa đi dạo vừa chụp những bức ảnh đẹp về Sài Gòn.
6. Cầu chữ Y
Tên gọi của cầu bắt nguồn từ hình dáng độc đáo giống như chữ Y. Cầu chia làm ba nhánh với nhánh chính nằm ở đường Nguyễn Biểu (quận 5), cầu chia làm hai hướng bắt qua hai con kênh Bến Nghé và Kênh Tẻ nối liền quận 5 với quận 8. Cầu được xây dựng từ năm 1940 đến năm 1948 thì hoàn thành. Cây cầu uy nghi và thơ mộng này đã gắn liền với những trang sử vẻ vang của nhân dân quận 8 qua hai thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
7. Cầu Ông Lớn
Nằm bắt qua rạch ông Lớn trên đại lộ Nguyễn Văn Linh (quận 7), cầu Ông Lớn với màu đỏ đặc trưng với kết cấu vòm ống thép nhồi bê tông đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam. Với vẻ đẹp độc đáo, nổi bật của mình nên không ngạc nhiên khi cầu là địa điểm chụp ảnh, chụp hình cưới rất được các bạn trẻ và cô dâu chú rể ưa thích.
8. Cầu Ánh Sao
Cầu bộ hành Ánh Sao có chiều dài 170m, bắc qua rạch Thầy Tiêu nối khu hồ Bán Nguyệt với khu kênh Đào, quận 7. Cầu có thiết kế cong hình mặt trăng với những ánh đèn lead liên tục đổi màu tạo nên một bức tranh lung linh, huyền ảo trên mặt hồ. Tên gọi Ánh Sao bắt nguồn từ bề mặt cầu được thiết kế với những ánh đèn led chiếu ngược lên tạo cho người đi trên cầu có cảm giác đang bước đi trên muôn nghìn vì sao. Với những vẻ đẹp đó nên không ngạc nhiên khi cầu Ánh Sao trở thành nơi vui chơi, hò hẹn của các bạn trẻ mỗi khi đêm về.
Theo ngôi sao
Truy quét băng cướp "tia chớp" liều lĩnh, manh động
Đến ngày 01-4-2015, sau gần 2 tháng mật phục, cơ quan CSĐT Công an Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh) đã truy quét thành công băng cướp táo tợn, tất cả đều nghiện ma túy. Băng cướp này gồm: Nguyễn Đinh Hiền, Huỳnh Văn Y, Nguyễn Tấn Nghĩa, Trần Trung Hiếu (cùng trú tại quận Bình Thạnh). Đã từ lâu, người dân sinh sống quanh cầu Sài Gòn, bến xe Miền Đông hay Quốc lộ 13, đường Nguyễn Xí đều khiếp hãi và đặt cho băng cướp này biệt danh "tia chớp".
Các đối tượng và tang vật các vụ cướp
Nỗi ám ảnh người đi đường
Theo các trinh sát Công an quận Bình Thạnh cho biết thì kẻ cầm đầu trong băng cướp này là Nguyễn Đình Hiền rất táo tợn. Hiền cặp cạ với Nguyễn Tấn Nghĩa một kẻ từng có tiền án về tội trộm cắp. Hiền và Nghĩa quen nhau trong một lần đi tìm mua và chích ma túy dưới gầm cầu vượt Biên Hòa. Do có nhiều sở thích quái đản như nhau nên chúng trở nên thân thiết. Hiền có một gia đình khá cơ bản, tuy nhiên hắn đã đi ngược lại những mong muốn tốt đẹp của gia đình để đi bụi đời. Do ngày càng dấn sâu vào con đường nghiện ngập lại không có nghề nghiệp ổn định nên Hiền đã bàn với đồng bọn đi cướp để hút ma túy. Hiền thú nhận, sau nhiều lần la cà và gây rối, bọn chúng đã kết thân thêm với Y và Hiếu. Thấy Hiền tuy ngang hàng phải lứa nhưng có nhiều "kinh nghiệm" nên các đối tượng cho Hiền làm đại ca.
Nhiều vụ cướp táo tợn được chúng thực hiện chỉ trong tích tắc. Có những căn nhà chúng đột nhập ngay cả khi chủ đang ở nhà. Khi khổ chủ nhìn thấy tri hô thì chúng đã rồ ga và phóng đi rất nhanh. Điều nguy hiểm của băng cướp này là chúng tuyệt đối không bỏ sót một gia cảnh nào.
Cứ có cơ hội là cướp
Theo sự phân công của Hiền, những ngày cuối tháng 3-2015, chúng ráo riết thực hiện các phi vụ lớn. Sau khi đã thám thính được "con mồi", Nghĩa, Hiếu và Hiền chạy xe đến chân cầu Sài Gòn giật túi xách của chị Đoàn Thị Bích Thi. Bên trong túi xách có 1 điện thoại iPhone 6, 1 điện thoại Samsung Galaxy Note 4, 2 triệu đồng tiền mặt và nhiều giấy tờ tùy thân khác. Sau khi chia nhau ăn chơi và hút chích thuốc phiện thì ngày 16-3, Hiếu và Nghĩa tiếp tục dùng xe máy đi "săn mồi", đến đường Nguyễn Hữu Cảnh thấy chị Hoàng Thanh Hương chạy theo hướng đường Ung Văn Khiêm có mang theo túi xách và lại đi một mình nên đã áp sát cướp giật. Ngày 24-3, các đối tượng này thám thính biết nhà anh Tạ Quốc Hùng (phường 24, Bình Thạnh) khá giả nên đã mang dụng cụ phá khóa đột nhập nhà anh Hùng trộm 1 xe máy Yamaha Exciter, 1 laptop, điện thoại di động đắt tiền cùng nhiều tài sản có giá trị khác.
Giăng lưới
Trước những thông tin về băng cướp táo tợn và chuyên chạy xe tốc độ cao lại thường xuyên chuyển địa điểm thuê ở này, Công an quận Bình Thạnh xác định phải truy bắt đến cùng. Các trinh sát được tung ra bám sát địa bàn, nắm quy trình hoạt động của băng cướp. Theo điều tra, các đối tượng này thường thuê khách sạn trên đường một chiều nên càng khó khăn hơn. Các trinh sát có khi phải nhập vai xe ôm, người bán quán ven đường để tiếp cận băng cướp. Thiếu tá Lê Minh Huy - Đội hình sự đặc nhiệm cho biết, băng cướp là những đối tượng trẻ, nhưng hết sức liều lĩnh và manh động. Chúng thường phóng xe tốc độ cao lại lạng lách, đánh võng, và đặc biệt là hay sử dụng ma túy nên dễ manh động. Có những cuộc truy đuổi tiềm ẩn nhiều hiểm nguy cho các trinh sát nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm truy quét đến cùng. Đường Nguyễn Xí (quận Bình Thạnh) cũng là nơi chúng hay thuê khách sạn nhất. Sau khi đã nắm rõ thông tin, những ngày cuối cùng của tháng 3-2015, các trinh sát đã ập vào khống chế các đối tượng này khi chúng đang chuẩn bị thực hiện vụ cướp táo tợn tiếp theo. Tại CQĐT các đối tượng đã thú nhận hành vi phạm tội của.
Theo_An ninh thủ đô
Sài Gòn đẹp rực rỡ khi lên đèn Khác với vẻ chật chội, bụi bặm và đông đúc vào ban ngày, Sài Gòn khi lên đèn dường như yên bình hơn, đẹp lung linh và đầy màu sắc. Những hình ảnh đẹp về Sài Gòn khi lên đèn trong Cuộc thi Ảnh Nghệ thuật VnExpress: Sài Gòn về đêm luôn rực rỡ và đầy màu sắc. Ảnh: Phạm Mạnh Tuấn. Cầu...