Du lịch qua đêm ở Hà Khẩu, những điều bạn nhất định phải biết
Blogger Hoàng Thuỳ Dương vừa trở về nhà sau hành trình khám phá Hà Khẩu ( Trung Quốc) với nhiều trải nghiệm thú vị về văn hoá, kiến trúc, ẩm thực Trung Hoa và cả những bài học “siêu to khổng lồ” dành cho những ai lần đầu “qua đêm” ở đây.
Du lịch Hà Khẩu là một trải nghiệm thú vị được nhiều du khách lựa chọn. Huyện cửa khẩu của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) này là điểm đến được nhiều bạn trẻ yêu thích. Khi du lịch Lào Cai, bạn cũng có thể tranh thủ đến thị trấn Hà Khẩu ở phía bên kia biên giới để có cho mình những khoảng thời gian nghỉ ngơi thú vị.
Vừa có chuyến du lịch Hà Khẩu trong thời gian 2 ngày 2 đêm cùng với mọi người, cô nàng Hoàng Thuỳ Dương nói với Tạp chí Du lịch TP. HCM: “Mình đã đến Trung Quốc vài lần và có thiện cảm rất nhiều với nơi đây. Biết tin Hà Khẩu mở cửa nên mình đã đến đây để có những trải nghiệm mới, đi lại thuận tiện mà chi phí còn mềm hơn một số điểm du lịch trong nước”.
Du lịch Hà Khẩu.
Chuyến đi này đã mang đến cho cô nàng sinh năm 1991 nhiều cảm xúc, nhất là thú vị với kiến trúc, ẩm thực và cảnh quan của Hà Khẩu. Tuy là một huyện của Trung Quốc, không xa hoa như các thành phố lớn mà Dương đã từng đến ở Trung Quốc nhưng vẫn đẹp theo cách riêng.
“Mình có một team đi cùng rất tuyệt vời. Chúng mình cùng nhau xếp hàng, cùng trải qua lúc chán nản và vui vẻ nhất trong chuyến đi. Với mình, Hekou Town Batiaoban là điểm đến ấn tượng. Nơi này rất thơ mộng với cây cầu uốn quanh dòng sông xanh biếc”, cô gái quê ở Bắc Giang chia sẻ.
Trở về sau hành trình khám phá Hà Khẩu với rất nhiều trải nghiệm thú vị về văn hoá, kiến trúc, ẩm thực Trung Hoa, Dương có những bài học “siêu to khổng lồ” dành cho những ai lần đầu “qua đêm” ở đây.
Đến Hekou Town Batiaoban.
Phố đèn lồng cạnh cửa khẩu.
Hà Khẩu cách địa phận của tỉnh Lào Cai chỉ một cây cầu mang tên Hà Kiều. Có hai cách di chuyển từ Hà Nội tới Lào Cai là bằng ô tô hoặc xe máy. Dương khuyên mọi người nên đi ô tô, vì giờ cao tốc đi nhanh chóng. Khi tới TP Lào Cai, sẽ có xe trung chuyển đưa về tận cửa khẩu. Ở Hà Khẩu, Dương đi lại bằng xe bus/Taxi, xe máy điện.
Về các loại giấy tờ cần thiết, Dương chia sẻ, cần có giấy thông hành, chứng minh thư hoặc căn cước công dân kẹp cùng giấy thông hành, phiếu xác nhận lưu trú qua đêm tại Hà Khẩu.
“Trung Quốc chưa cấp visa du lịch cho Việt Nam nên để sang Hà Khẩu du lịch, bạn cần có giấy thông hành. Để có giấy này, bạn cần nộp chứng minh thư/Căn cước công dân và 1 ảnh chân dung nền trắng tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh Lào Cai. Mọi người nên làm trước ít nhất 3 ngày (không tính cuối tuần) để đảm bảo có sổ”, Dương tiết lộ.
Đối với phiếu xác nhận lưu trú qua đêm tại Hà Khẩu, khi tới khách sạn, bạn sẽ được hướng dẫn đi xin phiếu này. Bạn phải tự đi và bắt buộc phải có mới xuất cảnh được. Tuỳ vào số lượng khách tại thời điểm đó, thời gian xếp hàng xin giấy có thể mất 1-2 tiếng.
Dương ở khách sạn Hải Phòng, có view sông Hồng. Ở đây, phòng sạch sẽ, thoáng mát, có ban công và nhà vệ sinh rộng rãi. Chủ nhà là người Việt Nam. Họ rất nhiệt tình, các bạn Dương cần đi đâu, ăn gì đều được chú lái xe máy chở 1 bạn đi chỉ chỗ tận nơi.
Hà Khẩu có nhiều địa điểm du lịch.
Video đang HOT
Xin xong giấy ngủ là phải check-in toà nhà này.
“Ngủ qua đêm ở Hà Khẩu là trải nghiệm đáng nhớ mà bạn nên thử. Vì bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để thư giãn, thưởng thức ẩm thực, đi tới từng con ngõ nhỏ và cảm nhận nhịp sống của con người nơi đây. Nếu có thời gian ở lại thêm buổi chiều như mình, có thể ghé tới những điểm check-in xa trung tâm một chút như Hekou Town Batiaoban”, Dương chia sẻ.
Chia sẻ về lịch trình, Dương cho biết thêm, vào tối thứ 6, Dương xuất phát từ Hà Nội bằng xe khách giường nằm. Đến rạng sáng hôm sau, Dương có mặt tại Lào Cai, sau đó di chuyển về khách sạn ngủ tiếp đến 7h đi ăn sáng, rồi nhận sổ ở cửa khẩu Quốc tế Lào Cai và làm thủ tục nhập cảnh vào Hà Khẩu.
“Vì là cuối tuần nên mọi người xếp hàng rất đông để nhập cảnh. Người xếp hàng dài qua cả cầu Hà Kiều, cứ như cả thế giới đi Hà Khẩu. Lúc 12h, chúng mình mới được thông quan và gặp phải một số người chen lấn, xô đẩy khiến chúng mình khá mệt. Do vậy, kinh nghiệm nên dậy sớm để làm thủ tục hoặc né cuối tuần”, Dương kể.
Vào buổi chiều, Dương về khách sạn Hải Phòng nhận phòng và đi ăn trưa, thưởng thức ẩm thực Trung Hoa với món đậu phụ Tứ Xuyên, canh cá cay om dưa…
Dương đi tham quan quanh Hà Khẩu. Dương đến công viên Ánh Sáng nơi được mệnh danh là “Phượng Hoàng Cổ Trấn Mini”. Công viên này rất đẹp với khuôn viên xanh mát, có mấy chú công rất xinh. Buổi tối lên đèn lung linh, công viên mở xuyên đêm cho mọi người vào cửa miễn phí. Sau đó, cô nàng đến Quảng trường hành chính Bắc Sơn. Quảng trường này khá rộng, có một số góc check-in nhưng không quá đặc sắc. Còn tại siêu thị dưới lòng đất có nhiều loại bánh kẹo, hoa quả… để mọi người mua về làm quà.
Đến tối, mọi người đi ăn cơm ở nhà hàng, thử các món mới như heo rang cháy cạnh, cá xốt… Họ mua pháo, trải nghiệm đốt pháo ven sông. Đốt xong mỗi người đóng 10 tệ cho các chú lao công dọn rác. Mọi người còn dạo phố shopping và ăn đồ nướng, uống bia Trung Quốc.
Ngày tiếp theo, mọi người đi ăn bánh cuốn ở gần khách sạn. Bánh thơm ngon, nước chấm không hợp khẩu vị cô nàng.
“Mọi người di chuyển đi làm thủ tục lấy vé ngủ (32 tệ đi bằng xe bus theo đoàn 10 người). Chúng mình di chuyển từ khách sạn tới đây hết 30 phút và ngồi đợi gần 2 tiếng mới xong. Khá mất thời gian cho các thủ tục giấy tờ ở đây”, Dương nói.
Trên đường về, mọi người được hướng dẫn viên đưa đi tham quan ga tàu Côn Minh. Mọi người mua vịt quay mang về ăn. Dương check-in phố đèn lồng và đường sắt sát cửa khẩu. Đây là thiên đường ăn vặt, các bạn nhất định phải thử combo thần thánh xúc xích cùng nước chanh giã tay.
Dương có dành thêm thời gian buổi chiều Chủ nhật để đi Hekou Town Batiaoban. Nơi đây cách trung tâm khoảng 30-40 phút đi taxi, chỗ này chưa khai trương nhưng vẫn được vào tham quan.
Công viên Ánh Sáng lộng lẫy về đêm.
“Mình thích du lịch khám phá thiên nhiên, các dạng địa hình khác nhau, ẩm thực và văn hoá con người tại nơi đó, sống như người bản địa càng tốt. Du lịch giúp mình có cuộc sống đáng sống, không chỉ thêm trải nghiệm cho mình mà còn giúp ích được cho mọi người khi viết blog chia sẻ trải nghiệm sau mỗi chuyến đi”, Blogger Hoàng Thuỳ Dương chia sẻ thêm.
Chuyến du lịch thú vị.
Không khí trong lành.
Hekou Town Batiaoban.
Check-in ở công viên Ánh Sáng.
Ga tàu cao tốc.
Những món ăn ngon.
Bánh cuốn
4 điểm cho du khách dừng chân ở Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc
"Bất đáo Trường Thành phi hảo hán" nghĩa là chưa đến Vạn Lý Trường Thành thì chưa phải là hảo hán, đây là câu nói được lưu truyền từ xa xưa của người Trung Quốc.
"Vạn Lý Trường Thành tựa như con rồng khổng lồ, dài 21.196 km, uốn lượn qua các cao nguyên, sa mạc, đồng cỏ của Trung Hoa".
Vạn Lý Trường Thành được gọi theo tên tiếng Anh là Great Wall (bức tường tuyệt vời, bức tường khổng lồ). Bức tường được xây dựng để chống chọi lại các thế lực xâm lăng người Mông Cổ, người Hung Nô và để bảo vệ an toàn cho người dân Trung Quốc. Sự đồ sộ của thành được thể hiện qua gần 21 thế kỷ xây dựng không ngơi nghỉ, nghĩa là hơn 2.000 năm. Mỗi đoạn tường thành lại trải qua các đời vua như nhà Tần, nhà Hán, nhà Tùy, thời Nam Tống và nhà Minh, các triều đại khác nhau nên nó mang đậm dấu ấn lịch sử.
Vạn Lý Trường Thành được vinh danh trong "Bảy kỳ quan thời Trung cổ của thế giới". Sau đó, vào năm 1987, nó đã được UNESCO công nhận là "Di sản thế giới".
Với độ dài 21.196 km thì việc đi hết Vạn Lý Trường Thành là một điều không tưởng và cũng không nên vì cũng có nhiều khu vực không an toàn. Du khách chỉ nên chọn những đoạn tường thành phát triển du lịch như đã nêu dưới đây:
Badaling
Badaling (Bát Đạt Lĩnh) là nơi có đoạn Trường Thành được du khách thăm nhiều nhất, nằm cách trung tâm đô thị của Bắc Kinh 80 km về phía tây bắc, nơi này thuộc địa giới của huyện Diên Khánh, Bắc Kinh. Phần Trường Thành chạy qua địa điểm này được xây vào năm 1505 dưới thời nhà Minh, cùng với một tiền đồn quan sự đã cho thấy vị trí chiến lược quan trọng của nó. Điểm cao nhất của Bát Đạt Lĩnh là Bắc Bát Lâu, có cao độ 1.015 m trên mực nước biển.
Phần Trường Thành tại Bát Đạt Lĩnh đã trải qua các lần phục dựng lớn, và năm 1957 nó là đoạn Trường Thành đầu tiên mở cửa để tham quan. Hiện nay, hàng năm có hàng triệu lượt khách tham quan Bát Đạt Lĩnh, khu vực này nay đã có những bước phát triển đáng kể, với nhiều nhà hàng, khách sạn và xe cáp. Tuyến đường cao tốc Bát Đạt Lĩnh kết nối Bát Đạt Lĩnh và trung tâm Bắc Kinh đã hoàn thành. Tuyến S2, đường sắt ngoại ô Bắc Kinh phục vụ những người muốn đi đến Trường Thành từ Ga Bắc Bắc Kinh. Một tuyến xe bus cũng chạy thường xuyên từ Đức Thắng Môn đến Bát Đạt Lĩnh.
Tường thành có chiều cao thay đổi, trung bình là 7 m, có đoạn cao đến 14 m. Bức tường rộng trung bình 6,5 m, ở đỉnh rộng 5 m, có thể cho 5 con ngựa cùng chạy hoặc 10 người cùng đi theo hàng ngang. Bát Đạt Lĩnh và vùng Trường thành phụ cận được giọi là Yên Kinh bát cảnh.
Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon cùng phu nhân và phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Tiên Niệm đã cùng ghé thăm nơi này vào ngày 24/2/1972, trong chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc của ông.
Mutianyu
Được mở ra để tham quan vào năm 1986, phần này của Vạn Lý Trường Thành nằm cách Bắc Kinh 80 km về phía Đông Bắc. Do vị trí ở xa hơn, Mutianyu Mộ Điền Cốc) ít được tham quan hơn, vì vậy du khách sẽ không phải "giành giật" không gian với những vị khách tham quan khác.
Trường Thành Mộ Điền Cốc là điểm du lịch hấp dẫn với bốn bề là rừng núi và đồng ruộng đổi màu theo mùa. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các pháo đài cổ xưa, cũng như "hòa mình" trong khung cảnh của rừng cây và đồi núi.
Hiện nay, khu vực này cũng được tu sửa và trang bị cáp treo giúp du khách dễ dàng đến điểm tham quan. Ngoài ra, du khách có thể trượt xe chuyên dụng từ thành xuống núi để trải nghiệm cảm giác mạnh khi tham quan.
Để đến Mutianyu, du khách sẽ mất một giờ 30 phút di chuyển từ Bắc Kinh. Bạn có thể bắt 2 chuyến xe bus từ cửa E trạm Dongzimen (ngã tư đường 2 và 13). Lựa chọn khác là xe buýt nhanh 916 đến Huairou Beidajie và chuyển chuyến sang các xe bus H23 , H24, H35 và H36 tại vòng xoay Mutianyu. Giá một chiều của các chuyến xe bus vào tầm 20 RMB (69.000 VNĐ).
Huanghua Cheng
Khu vực này của Vạn Lý Trường Thành không phổ biến với khách du lịch nhưng được nhiều người địa phương tìm đến. Ở đây, tường thành liền kề với hồ nước tạo thành cảnh quan đẹp. Nơi này không mở cửa cho khách tham quan. Ở đây chỉ có một người gác cổng lớn tuổi và các biển báo. Du khách được khuyến cáo không tới đây khi thời tiết xấu vì đoạn công trình chưa được tu sửa rất dễ gây ra tai nạn.
Jiankou
Đoạn đường thành Jiankou nằm cách thành phố Bắc Kinh khoảng 100 km về phía Bắc. Không giống như các đoạn tường thành khác của Vạn Lý Trường Thành thường đông đúc khách du lịch, nơi này dài khoảng 20 km, có phần vắng hơn. Jiankou vốn không mở cửa chính thức, nhưng rất hấp dẫn những du khách mê khám phá muốn tìm hiểu tình trạng ban đầu của công trình cổ đại nổi tiếng này.
Được biết, đoạn đường Jiankou xây dựng trên vách núi gần như dựng đứng, với phần dốc nhất có tên "Cầu thang thiên đường". Cầu thang gồm 70 bậc đá trên vách núi dốc và cao 80 m. Mỗi bậc đá có chiều cao 50 cm, rộng chừng 15 cm.
Có gì trong hành trình khám phá Thung lũng sông Loire xinh đẹp của Pháp? Hướng dẫn về các trải nghiệm, điểm đến ở Thung lũng sông Loire dưới đây sẽ giúp bạn khám phá trọn vẹn thung lũng rượu vang tuyệt đẹp của Pháp. Thung lũng sông Loire thường được mệnh danh là "Khu vườn kỳ diệu của Pháp", nơi đây quyến rũ mọi du khách bởi vẻ đẹp cổ kính được tô điểm bởi dòng dông...