Du lịch nông thôn ‘lên ngôi’
Thứ 7 hôm rồi, tôi về biển Cam Bình (xã Tân Phước, thị xã La Gi) theo lời mời của vợ chồng Ánh Châu.
Đây không phải là lần đầu tôi đến La Gi cũng như bãi biển Cam Bình nhưng đã hơn 5 năm nay, tôi mới có dịp trở lại do một phần vướng dịch Covid-19, một phần chưa có công việc liên quan. Biển Cam Bình nay khác xa với những năm trước bởi cảnh du khách dập dìu ăn uống, tắm biển.
Hồ Thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi dịp lễ 20/10 đón hơn 1.000 khách du lịch. Ảnh: Ngọc Lân
Trước đây bãi biển Cam Bình hoang sơ nên được nhiều người ví như nàng thơ. Cảnh đẹp ấy vẫn còn, chỉ khác là bây giờ khách du lịch tìm đến nhiều hơn, tạo nên khung cảnh sinh động. Tân Phước đang chạy đua nước rút hoàn thiện các tiêu chí còn thiếu để cuối năm nay về đích nông thôn mới nâng cao nhưng nhìn đường sá thông thoáng, nhà cửa của người dân khang trang nên Tân Phước giống như phố phường, chứ không còn là xã biển nghèo trước đây. Góp phần cho bộ mặt Tân Phước khang trang và sôi động ấy có một phần không nhỏ của mảng du lịch biển. Khách du lịch đến Cam Bình – Tân Phước ngày càng nhiều bởi bãi biển đẹp, hải sản tươi sống với giá “mềm” hơn nhiều vùng khác. Ở Tân Phước có du lịch cộng đồng, dù nhiều vấn đề trong hoạt động còn ngổn ngang nhưng nét nổi bật dễ nhận thấy là đã có hình hài du lịch chuyên nghiệp. Anh Hoàng Đạt – doanh nghiệp kinh doanh bất động sản ở Bình Dương cho biết: Tháng nào tôi cũng đi lại giữa Phan Thiết – La Gi đôi ba lần để giao dịch công việc, mỗi lần đi tôi thường ghé lại Cam Bình tắm biển và mua hải sản mang về làm quà cho mấy đứa nhỏ và họ hàng. Biển Cam Bình vào thứ 7, chủ nhật và lễ tết rất đông khách nên tôi chọn vào ngày thường để thư giãn tốt hơn…
Video đang HOT
Thác trượt Đức Phú – Tánh Linh nét chấm phá cho du lịch Bình Thuận.
Cùng đi với anh Đạt, anh Chương lại thích phong cảnh làng quê, núi rừng, anh tâm sự: “Lúc nào đi trên cao tốc, tôi cũng ngắm cảnh ven đường. Lúc thì thanh long ra hoa trắng muốt, nhìn thấy tinh khiết tan chảy lòng người. Lúc thì vườn thanh long chín đỏ rực trời tạo nên sự háo hức trong tâm hồn. Vừa rồi, bạn tôi còn đưa tôi đến khu du lịch La Ngâu, cũng là dòng sông La Ngà chảy xuôi về Đồng Nai nhưng nơi đây rất lạ. Đó là khúc sông nước trong vắt với những đàn cá bơi lội tung tăng, bên bờ sông là những vườn hoa tươi thắm, vườn xoài, vườn điều xanh mát mắt nên vào những ngày nghỉ lễ hàng ngàn khách tìm đến vui chơi, nghỉ dưỡng… Nếu ở Cam Bình hay Phan Thiết có hải sản tươi sống góp phần níu chân du khách thì ở La Ngâu có đặc sản địa phương như gà đồi, dê núi, lá bép, măng rừng… tạo nên sự hấp dẫn riêng trong ẩm thực du khách…
Hôm 20/10, Ngày Phụ nữ Việt Nam, ngoài cả triệu lượt khách tìm đến La Gi, Phan Thiết, Hàm Thuận Nam để vui chơi thì ở các huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc cũng có hàng ngàn người tìm đến thác Reo, thác Bà, điểm du lịch La Ngâu, du ngoạn trên lòng hồ Hàm Thuận – Đa Mi. Lý giải về việc du lịch nông thôn thu hút lượng khách tìm đến, đa phần du khách đều thích phong cảnh hữu tình mang hơi hướng dân dã, không khí trong lành cũng như nét ẩm thực với đặc sản bản địa chân quê. Tìm về nông thôn như tìm lại ký ức tuổ.i thơ của nhiều người từng từ nông thôn lên thành phố lập nghiệp rồi thành đạt và có một chút bình yên khi được ăn, ngủ giữa núi rừng bao la hùng vĩ… Tôi đã từng chứng kiến nhiều người ở các thành phố đưa con em về Đa Mi để dạy con gần gũi với thiên nhiên, chỉ cho con biết cây sầu riêng, cây mít, hạt mắc ca tươi, cây bơ, cây măng cụt… Nhiều người bảo rằng đi du lịch gia đình ngoài nghỉ dưỡng, vui chơi còn có tính giáo dục cho con trẻ biết thêm thế giới xung quanh như đi biển thì biết các loài tôm, ghẹ, ốc sò… về nông thôn thì biết con dê, con bò, thác hồ…
Du lịch nông thôn Bình Thuận kéo dài từ Tuy Phong đến Đức Linh, hầu hết các huyện, thị đều có điểm du lịch nông thôn. Các điểm du lịch mới hình thành và đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý để hoạt động bền vững. Du lịch nông thôn đang góp phần để ngành du lịch Bình Thuận thêm phong phú đa dạng ở các lĩnh vực và “níu” được chân du khách ở lại dài ngày…
Sông Đà mùa nước nổi: Mường Lay bứt phá, khai thác tiềm năng du lịch
Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên nhấn mạnh lễ hội là cơ hội để Mường Lay bứt phá, khai thác tiềm năng du lịch của lòng hồ thủy điện sông Đà, hướng tới xây dựng thị xã thành điểm đến hấp dẫn vùng Tây Bắc.
Lễ tế Thần sông nước để bắt đầu lễ khai mạc. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)
Sáng 26/10, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên, tổ chức khai mạc du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024-2025.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô nhấn mạnh lễ hội là cơ hội để Mường Lay bứt phá, khai thác tiềm năng du lịch của lòng hồ thủy điện sông Đà, hướng tới xây dựng thị xã thành điểm đến hấp dẫn ở vùng Tây Bắc.
Sự kiện này không chỉ giúp nâng cao đời sống, còn thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và tạo việc làm bền vững cho người dân địa phương. Ủy ban Nhân dân tỉnh tiếp tục đầu tư hạ tầng du lịch, tăng cường quảng bá hình ảnh để đưa Mường Lay trở thành điểm đến hấp dẫn hơn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Cùng đó, tỉnh đẩy mạnh thu hút đầu tư theo hướng gắn kết vùng miền; tiếp tục duy trì, khai thác hiệu quả các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể...
Lòng hồ sông Đà khi vào mùa nước nổi trải dài như một bức tranh phong cảnh hữu tình. Tuyến đường thủy Mường Lay-Huổi Só dài khoảng 40km đưa du khách qua những dãy núi đá trùng điệp, những vách núi cheo leo, cùng các cánh rừng nguyên sinh xanh ngắt. Trong đó, tuyến Mường Lay-Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) dài khoảng 15km gây ấn tượng với các làng, bản ven sông.
Biểu diễn lướt ván phản lực trên lòng hồ sông Đà. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)
Trong khuôn khổ lễ hội, còn có các hoạt động thể thao dưới nước và mạo hiểm như: dù lượn, lướt ván, chèo thuyền kayak. Các màn trình diễn dù lượn dưới sông, trên những dãy núi cao thu hút đông đảo người xem, mang đến góc nhìn mới về cảnh sắc sông Đà từ trên cao. Bên cạnh đó, môn lướt ván nước trên lòng hồ là trải nghiệm mới lạ, thu hút nhiều bạn trẻ và du khách ưa mạo hiểm. Được hướng dẫn bởi các huấn luyện viên chuyên nghiệp, người chơi có cơ hội trải nghiệm cảm giác mạnh khi lướt trên sóng.
Ngoài ra, lễ hội còn có các hoạt động trải nghiệm giàu bản sắc văn hóa dân tộc như: múa xòe, múa sạp, các trò chơi dân gian (ném còn, kéo co, bắ.n nỏ); khu ẩm thực giới thiệu các món ăn đặc sản Tây Bắc (cá nướng, thịt trâu gác bếp, xôi ngũ sắc, rượu men lá...).
Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà không chỉ mang đến trải nghiệm hấp dẫn, còn góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch địa phương, tạo sinh kế cho người dân thị xã Mường Lay và các vùng lân cận; đưa cảnh đẹp sông Đà trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch miền Bắc. Với sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ, Mường Lay đang ngày càng khẳng định vị thế, sẵn sàng đón du khách đến khám phá và trải nghiệm.
Trao Bằng chứng nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia đối với nghề làm bánh Khẩu Xén và Chí Chọp ở Mường Lay. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)
Dịp này, thừa ủy quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên đã trao Bằng chứng nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia đối với nghề làm bánh Khẩu Xén và Chí Chọp ở thị xã Mường Lay
Về Thái Bình check-in vòm tre rợp bóng mát Tọa lạc tại huyện Tiề.n Hải, tỉnh Thái Bình, con đường tre ở xã Vân Trường mang một vẻ đẹp yên bình, lý tưởng cho những ai yêu thích khung cảnh làng quê thanh tĩnh, mộc mạc đến khám phá. Anh Nguyễn Trọng Cung, người dân Thái Bình, chia sẻ con đường tre này nằm ở xã Vân Trường, gần nhà thờ Bác...