Du lịch nghiệp dư
Hơn 20 năm mở cửa đón khách quốc tế, nhưng ngành du lịch vẫn rất nghiệp dư trong việc “lấy tiền” của du khách.
Ăn xổi, ở thì
Như hiện nay, không chỉ chúng ta không thu được bao nhiêu tiền từ du khách, mà chưa góp phần nâng cao hình ảnh của du lịch Việt Nam
Du khách tàu biển nổi tiếng giàu có và chi tiêu cao cho mua sắm do đặc thù là không sử dụng dịch vụ lưu trú ở điểm đến. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khách không mua sắm nhiều do di chuyển xa và tổ chức bán hàng kém. Điển hình nhất là mới đây, du thuyền 5 sao Voyager of the Seas, thuộc hãng tàu Royal Caribbean danh tiếng của Mỹ chở gần 4.000 du khách, thuyền viên đã neo lại ở cảng quốc tế SP-PSA (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) để đưa khách tham quan TP.HCM hoặc Vũng Tàu. Nhiều du khách đã chọn cách ở lại tàu do ngại di chuyển xa và họ lại may mắn với quyết định này. Bởi hành trình từ trong cảng tới TP.HCM là một quãng đường không dài nhưng đầy gian nan. Đầu tiên là đoạn đường từ cảng ra QL51, do chưa hoàn thành nên ổ voi, ổ trâu chằng chịt, có những khúc đường lầy lội do mưa từ mấy ngày trước đó. Chưa kể, QL51 đường rất xấu, xe cộ đông đúc, nên di chuyển chậm chạp. Ra tới xa lộ Hà Nội thì lại càng khủng khiếp hơn. Đoạn đường từ Suối Tiên về trung tâm TP xe chạy như “bò” trên đường. Tính cả đi và về, khách mất cả thảy 6 giờ ngồi trên xe. Thời gian tham quan TP.HCM bị rút ngắn xuống chỉ còn hơn 2 giờ để kịp quay lại tàu. Với 2 giờ đó, khách không có đủ thời gian vừa tham quan vừa mua sắm.
Nhưng nghiệp dư hơn là việc kinh doanh du lịch qua các gian hàng bán đồ cho khách tàu biển. Thường khi du thuyền cập các cảng trong nước, người ta tổ chức các gian hàng bán đồ cho du khách một cách tạm bợ ở gần tàu. Cảnh bán hàng cho du khách tàu Voyager of the Seas cũng tương tự. Những tấm bạt được giăng lên, nóng bức như chợ trời của các khu dân cư nghèo trong TP. Gian hàng đầu tiên bán quần áo thể thao của các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài, treo lên dây. Còn trên bàn, các loại hàng hiệu khác, chất đống, người bán thì trùm khăn che mặt. Không cần hỏi, chỉ dựa vào giá cả và cách trưng bày cùng phong cách người bán hàng, cũng biết các loại hàng hiệu này thật hay giả. Khi chúng tôi chụp hình, người bán xua tay lớn tiếng nói không được phép. Gian kế tiếp bán tranh sơn mài giá rẻ, xếp lớp dưới đất. Một gian khác bán các sản phẩm lưu niệm, trưng bày rất đơn điệu…
Đón khách tàu biển 5 sao Voyager of the Seas bằng những gian hàng trông nhếch nhác như thế này – Ảnh: D.Đ.Minh
Video đang HOT
Thiếu đầu tư
Theo các công ty du lịch, ngành du lịch nên chủ trì tổ chức đấu thầu cho những doanh nghiệp uy tín làm gian hàng mỗi khi tàu đến. Sản phẩm phải mang hình ảnh đặc thù của Việt Nam, chứ không phải hàng giả, hàng nhái. Quan trọng là phải sắp xếp, trưng bày và người bán chuyên nghiệp. Chứ như hiện nay, không chỉ chúng ta không thu được bao nhiêu tiền từ du khách, mà chưa góp phần nâng cao hình ảnh của du lịch Việt Nam.
Thiếu trọng điểm
Theo ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty du lịch Vòng Tròn Việt, tính nghiệp dư của du lịch Việt Nam còn thể hiện ở các chương trình tiếp thị, quảng bá, khi dàn trải ở nhiều thị trường khác nhau mà không tập trung vào một vài thị trường trọng điểm. Chẳng hạn, năm nay những thị trường xa sụt giảm khách chủ yếu do khách tiết kiệm chi tiêu cho tiền vé máy bay, nhưng ngành du lịch vẫn tiếp tục quảng bá, tham gia hội chợ ở các thị trường này. Trong khi thị trường gần của khu vực thì lại bỏ ngỏ, dù tăng trưởng mạnh”.
Ông Phan Xuân Anh, giám đốc một công ty du lịch tàu biển, cho biết: Đến Việt Nam, khách hầu như không biết mua gì vì sản phẩm du lịch của ta nghèo nàn. Các nước trong khu vực đầu tư mạnh vào sản phẩm du lịch, để lấy doanh thu từ đây bù đắp cho việc hạ giá đầu vào như vé máy bay, giá phòng khách sạn, vận chuyển… Ở một cửa hàng bán lụa tại Campuchia, du khách và đối tác nước ngoài đòi hỏi phải đưa vào chương trình tham quan. Điều này có vẻ trái ngược với ở ta, khách nghe vào cửa hàng là khó chịu.
“May đo quần áo cho du khách của Việt Nam rất nổi tiếng. Nhưng chưa có doanh nghiệp nào làm như cách của doanh nghiệp Hồng Kông. Họ lên du thuyền từ Singapore, đặt gian hàng và lấy số đo của khách có nhu cầu, gửi thông tin về nhà may. Khi khách đến Hồng Kông thì sẽ có ngay đồ để thử, rồi điều chỉnh lại cho tới chiều thì sẽ hoàn tất sản phẩm. Việt Nam không thiếu sản phẩm để xây dựng thành các sản phẩm du lịch, nhưng không có bất kỳ một nghiên cứu nào về vấn đề này để gia tăng doanh thu cho ngành”, ông Anh nói thêm.
Ông Phạm Xuân Du, Giám đốc Công ty du lịch Xuân Nam, kể: Hồi đầu năm, nhóm gia đình khách Đức mua tour tham quan vịnh Hạ Long và có bao trọn gói một du thuyền ngủ đêm trên vịnh. Khách yêu cầu tàu phải mới, nên ông chọn một chiếc tàu vừa đưa vào khai thác khoảng 2 năm nay, có giá hơn 1.000 USD/đêm. Thế nhưng, sau khi ở trên tàu, gia đình vị khách này phản ứng quyết liệt, bảo rằng chiếc tàu nói trên phải sử dụng ít nhất là 20 năm rồi và đòi bồi thường, nếu không sẽ kiện. Hóa ra, các tàu du lịch trên vịnh sau một thời gian ngắn buộc phải sơn trắng đã nhanh chóng xỉn màu do tiếp xúc nhiều với nước muối và mưa gió. Những chỗ đóng đinh, vì là tàu gỗ, nên gỉ sét trông xấu xí, cũ kỹ như đã qua sử dụng vài chục năm. Công ty của ông phải mất thời gian tập hợp hồ sơ chứng minh chiếc tàu kia là mới nhưng cuối cùng, để làm vừa lòng khách, công ty cũng phải chấp nhận bồi thường. “Ở các nước châu Âu, khí hậu và chất liệu tàu khác ở ta nên họ mới sơn màu trắng. Còn ở vịnh Hạ Long, các tàu hiện nay không còn màu trắng “đồng phục” nữa mà là đủ thứ màu khác nhau. Trước khi quyết định chuyện gì, cơ quan quản lý cần phải nghiên cứu kỹ càng, chứ như quyết định sơn trắng tàu ở vịnh Hạ Long vội vàng là rất nghiệp dư”, ông Du bức xúc.
Theo TNO
Du lịch vắng khách quốc tế
Từ tháng 9 trở đi là mùa cao điểm khách du lịch quốc tế (inbound) đến VN. Tuy nhiên, dù đã qua tháng 10 nhưng lượng khách quốc tế đến VN vẫn thưa thớt.
Bán tour giá vốn
"Du khách đi đâu mất rồi? Tôi tự hỏi khi nhìn cảnh người nước ngoài vắng vẻ bất thường trên phố Tây Phạm Ngũ Lão hay ở các điểm tham quan trong TP", một hướng dẫn viên thốt lên như vậy. Tổng giám đốc khách sạn (KS) 5 sao Cửu Long (TP.HCM) - ông Nguyễn Anh Vũ cho biết, 9 tháng đầu năm nay, công suất phòng giảm 6% so cùng kỳ năm ngoái (từ 78% xuống còn 72%). "Chưa năm nào chúng tôi có mức giảm như vậy. Từ nay đến cuối năm, tình hình chắc chắn không tốt hơn và xu hướng giảm sẽ tiếp diễn. Khách đi du lịch theo đoàn cũng ít hơn các năm, chủ yếu là khách lẻ. Trong khi đó, giá phòng năm 2012 không tăng so với năm 2011", ông Vũ nói. Ông Tào Văn Nghệ - Tổng giám đốc KS Rex, Chủ tịch Hội KS TP.HCM cũng thừa nhận có hiện tượng sụt giảm khách lưu trú ở hệ thống KS trên địa bàn.
Nhiều DN lữ hành đang rất lo lắng vì lượng khách quốc tế sụt giảm - Ảnh: D.Đ.Minh
Các doanh nghiệp (DN) lữ hành thì đang chới với vì lượng khách quốc tế sụt giảm rõ rệt. Ông Trần Văn Long - Giám đốc Công ty du lịch Việt cho biết lượng khách inbound của công ty giảm tới 40% trong 9 tháng đầu năm. "Đã tới tháng 10 nhưng số lượng hợp đồng đặt tour của đối tác nước ngoài hầu như chẳng có", ông Long than. Trước tình hình này, công ty đành tung ra chương trình bán tour giá vốn, kể cả ở mảng tour nội địa, tour outbound (khách VN ra nước ngoài) và inbound.
Theo nhận định của các DN lữ hành, mục tiêu VN đón 6,5 triệu lượt khách quốc tế năm nay khó đạt được. Bởi 9 tháng đầu năm 2012, cả nước mới đón được 4,8 triệu lượt khách quốc tế.
Giám đốc một công ty du lịch lớn ở TP.HCM thông tin, lượng khách walkin (khách đến VN rồi mới mua tour ở các văn phòng du lịch) cũng giảm mạnh. Chưa kể các nhóm du khách nước ngoài đến giảm về số lượng, chẳng hạn những năm trước thông thường mỗi nhóm có trên 25 khách thì nay chỉ còn 10 - 15 khách. Đặc biệt, lượng khách mice (khách đi tour theo dạng hội nghị, khen thưởng) của công ty này cũng giảm tới 30 - 40%.
Còn thiếu liên kết
Các nhà chuyên môn, DN nhận định nguyên nhân chính khiến khách quốc tế giảm mạnh chủ yếu do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, du khách tiết kiệm hơn trước. Trong tình hình đó, khách thường có xu hướng chọn các điểm du lịch gần để tiết kiệm chi phí, trong khi các thị trường khách chính của VN đều ở xa. Thống kê của Tổng cục Du lịch cho biết, trong tháng 9.2012, khách quốc tế đến VN giảm gần 14% so với tháng 8, đây cũng là tháng thứ 5 liên tiếp khách giảm. Trong 10 thị trường du khách lớn nhất của VN có tới 6 thị trường giảm khách. Giảm mạnh nhất là khách Pháp (50%), Hàn Quốc (22%), Trung Quốc (18%), Mỹ (15%), Đài Loan (12%), Thái Lan (9%). Chỉ có 4 thị trường tăng là Úc (12%), Nhật (11%), Malaysia (3%) và Campuchia (1%).
Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Long, lượng khách suy giảm còn có nguyên nhân từ việc ngành du lịch trong nước thiếu các chính sách nhằm kéo giảm giá tour xuống. Các liên kết hàng không và dịch vụ như nhà hàng, KS, vận chuyển, điểm tham quan cùng với hãng lữ hành chưa chặt chẽ vì không có người cầm trịch, khiến giá tour vẫn quá cao so với các nước khác trong khu vực. Gần đây, các loại phí tham quan ở VN cũng tăng đáng kể. Chẳng hạn Quảng Ninh hồi tháng 9 đã tăng giá tàu tham quan vịnh Hạ Long lên gần 100%. "Các nước trong khu vực tranh nhau hạ giá để thu hút khách trong khi mình làm ngược lại. Hiện lượng khách đến Hạ Long đang giảm đáng kể", một DN lữ hành bức xúc.
Quan trọng hơn là việc VN thiếu những chương trình quảng bá hiệu quả, đúng đối tượng khách và thị trường tiềm năng. Theo ông Lại Hữu Phương, Giám đốc Trung tâm du lịch Bến Thành, có một thời gian dài du lịch mice của VN được nước ngoài chú ý. Nhưng gần đây đã giảm sút, do chúng ta không có bất kỳ một chính sách nào nhắm vào đối tượng khách này.
Theo TNO
Nhếch nhác ở tuyến đường thường xuyên đón khách quốc tế Để xảy ra việc trên, trước tiên cơ quan quản lý phải chịu trách nhiệm, bởi việc cấp phép quảng cáo còn chưa chặt chẽ. Nhiều ngày nay, bạn đọc báo ANTĐ gọi điện thoại, phản ánh về việc, trên tuyến đường cao tốc Thăng Long- Nội Bài có "sự cố" kéo dài nhiều ngày nay mà chưa thấy cơ quan chủ quản...