Du lịch New Zealand – Người Maori và những “trò chơi thiên nhiên kỳ thú”
Đến New Zealand, nếu chưa xuống được đảo Nam để chiêm ngưỡng những kỳ thú thiên nhiên hùng vĩ thì hãy đến Rotorua ở đảo Bắc bởi đây là cái nôi văn hóa của thổ dân Maori và của đất nước mang tên “vùng đất của những dải mây trắng dài”.
Chính những thiên tai của New Zealand như động đất và núi lửa và những hoạt động địa chất vẫn ngày đêm sôi sục trong lòng đất mà đất nước này đã biết biến những tai họa từ xưa và tàn tích ngày nay thành nơi thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Địa nhiệt: “Trò chơi thiên nhiên kỳ thú”
Từ Auckland đi Rotorua đường đi mỗi lúc một cao, nhưng đường đẹp nên xe chạy bon nhanh, thảng hoặc mới có những đoạn ngoằn nghèo. Xe vượt qua trùng điệp những đồi cỏ mênh mông, xanh ngút tầm mắt dù đang chính giữa mùa đông nơi nửa nam bán cầu. Giữa bạt ngàn cỏ non xanh mướt mát là những đàn cừu và bò sữa gặm cỏ, quá đỗi thanh bình và nên thơ.
Xen giữa những núi đồi ấy không thể bỏ qua những rừng thông lá xanh thẫm, loài cây có sức sống mãnh liệt và được người dân New Zealand trồng khắp nơi để khai thác gỗ. Khó có thể hình dung được dưới lòng đất, nơi những loài cỏ cây xanh tốt ấy vẫn mọc lên tươi tốt lại là vô số những hoạt động địa chất vô cùng phức tạp, song cũng không đem lại cho đất nước này muôn điều kỳ thú.
Càng đến gần Rotorua, người ta không thể không nhận ra “mùi vị” đặc trưng của thành phố du lịch này, đó là mùi lưu huỳnh đặc quánh trong không khí. Song khứu giác của con người cũng dễ thích nghi với môi trường, và chỉ sau 1-2 tiếng đến đây, hoặc thậm chí còn nhanh hơn thế nữa, mũi của bạn sẽ hoàn toàn không còn cảm giác khó chịu và hệ hô hấp hoạt động bình thường. Với tôi, thậm chí tôi còn thích hít căng lồng ngực cái mùi ngai ngái ấy…
Đảo bắc với đặc điểm kiến tạo đặc biệt, từng được ví như “ nồi hơi của phù thủy”, dưới lòng đất hoạt động địa chất vẫn sôi sục, là nguyên nhân của các trận động đất cũng như phun nham thạch của núi lửa. Song cũng chính nhờ những hoạt động tích cực ấy mà Rotorua không thiếu những “trò chơi thiên nhiên kỳ thú” như suối nước nóng, những cột nước nóng phun lên từ dưới lòng đất hay những hố, ao bùn khoáng âm ỉ sôi ngày đêm.
Wai-O-Tapu ở Rotorua được ví như “xứ sở địa nhiệt thần tiên” với những hồ nước nóng và lạnh xen kẽ, những cột hơi nước bốc lên như mây trắng bay từ dưới lòng đất và không ít những sắc màu kỳ diệu như bảy sắc cầu vồng rực rỡ được tạo nên nhờ dioxit sillic.
Điều kỳ lạ là ở “vùng đất thiêng” Wai-O-Tapu, sau nhiều năm cây cối đã thích ứng với môi trường sống nơi đây. Cây Manuka xanh tươi, được chiết mật làm thuốc chữa phong. Cây dương xỉ màu bạc, được gọi là Pongas đã trở thành một trong những biểu tượng của New Zealand, bên cạnh chim Kiwi. Với thổ dân Maori, cây dương xỉ còn là biểu tượng cội nguồn sự sống, trong khi chồi non của cây thể hiện sức mạnh và sự phát triển mãnh liệt trong tương lai.
Du khách có thể lang thang trong khuôn viên Wai-O-Tapu, song chỉ được đi trên những con đường định sẵn, bởi chỉ cần sơ sảy một chút là có thể bị bỏng vì sa chân vào những khu vực nước hoặc bùn nóng đến hơn 100 độ.
Video đang HOT
Người Maori và tình yêu với Mẹ Trái Đất
Trong khi người Maori chiếm khoảng 16% dân số New Zealand thì dân số Rotorua có 30% là người Maori. Thổ dân Maori thuộc tộc người Polynesian ở Thái Bình Dương là những người đầu tiên phát hiện ra New Zealand vào khoảng những năm 1280 và Rotorua được xem là cái nôi văn hóa của thổ dân này.
Đến năm 2004, người Maori sống phân tán nhiều nhất trong lịch sử. Một số vẫn sống theo các vùng bộ lạc truyền thống, một số khác sống ở bất kỳ nơi đâu, thường ở những trung tâm đô thị lớn với 64%, chỉ 16% sống ở nông thôn. Ngoài ra khoảng 70.000 người Maori sống ở Australia và 10.000 người ở Anh.
Giống như những khu vực khác ở Rotorua, hàng trăm năm qua, người Maori ở làng Whakarewarewa của thành phố này cũng đã sinh sống và làm việc trong cảnh thiên nhiên kỳ thú nhưng mạo hiểm của địa nhiệt và núi lửa.
Bà Julia Schuster-Rika, người quản lý hoạt động du lịch của làng nói: “Địa nhiệt là nguồn lợi tự nhiên vô cùng quý giá mà dân làng đơn giản coi là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của họ. Nếu có một geyser (cột phun hơi nước nóng) hoặc hồ nước nóng nào đó bùng phát, họ sẽ không coi đó là một điều bất thường, chúng đều là một phần lịch sử không thể tách rời của người Maori”.
Người Maori cho rằng chính sự hiểu biết và tôn trọng Mẹ Trái đất hay Papatuanuku – theo tiếng Maori – mà con người nơi đây có thể sống hòa hợp với thiên nhiên và những quà tặng trời ban. “Chúng ta là những Kaitiaki – người bảo vệ Mẹ Trái đất. Nếu chúng ta tôn trọng Bà, Bà cũng sẽ tôn trọng chúng ta. Con người là một bộ phận không thể tách rời của tự nhiên, cũng như rừng cây, sông hồ, đại dương vậy” – bà Hahuana, hướng dẫn viên du lịch kỳ cựu của làng Whakarewarewa nói về triết lý của người Maori.
Người dân Maori nhận ra cơ hội làm du lịch và tận dụng triệt để giới thiệu với du khách “thế giới thần tiên địa nhiệt tự nhiên” và cũng là dịp để đưa văn hóa Maori ra thế giới. Qua hàng trăm năm, người Maori nay vẫn tận dụng các mạch nước nóng để nấu nướng, giữ thức ăn, các hồ nước ấm để tắm giặt và thư giãn, và dùng bùn khoáng nóng như một phương pháp spa thiên nhiên cực kỳ hiệu quả. Khai thác, tận dụng, song người Maori luôn có thái độ trân trọng, gìn giữ những gì của thiên nhiên và môi trường.
“Công nghệ hiện đại đến một ngày nào đó có thể bị phá vỡ, ai dám chắc? Song thiên nhiên thì vẫn còn mãi, miễn là ta phải bảo vệ, giữ gìn” – bà Hahuana nói.
Bà Hahuana cho rằng người Maori trong xã hội hiện đại không gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập cộng đồng phương Tây vì có bản sắc và văn hóa độc đáo. Nhưng bà thừa nhận, người Maori cũng đối mặt với không ít thách thức như dù được học hành, song trình độ dân trí vẫn thấp, điều kiện sống vẫn còn nghèo nàn, tỷ lệ thất nghiệp cao. Trong khi đó, lớp thanh niên trẻ tuổi cũng tìm cách ra thành phố kiếm sống bởi có nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Song bà hy vọng đến một thời điểm nào đó họ sẽ nghĩ lại và tiếng gọi quê hương, dòng tộc vẫn khiến họ quay về.
“Hồi nhỏ, tôi cũng không muốn là người Maori vì thời đó có quá nhiều quy định, ràng buộc với những điều được làm và không được làm, nhất là với phụ nữ. Song lớn lên, trưởng thành và đến độ tuổi này, tôi tự hào vì tôi là người Maori”.
Theo Báo Người Lao Động
Đến thăm thành phố Auckland, New Zealand: "Thành phố của núi lửa"
Auckland là thành phố rộng lớn nhất, đa dạng văn hóa nhất và có nền giáo dục chất lượng nhất tại New Zealand. Nơi đây được xếp hạng là thành phố đáng sống thứ ba trên thế giới.
Nào chúng ta cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tựa thiên đường của thành phố Auckland nhé.
Nằm ở hòn đảo phía Bắc của New Zealand có số dân khoảng 1,5 triệu người, Auckland là thành phố lớn nhất và trung tâm nhất của New Zealand.
Được hình thành từ những đợt phun trào nham thạch của núi lửa thời cổ đại và được bao quanh bởi cảng Manukau, Waitemata, vì vậy, Auckland được coi là thành phố cảng trong mơ.
Được xếp hạng là thành phố đáng sống thứ 3 trên thế giới, Auckland nhiều năm qua nổi lên là một trung tâm đa văn hoá, hội tụ tinh hoa ẩm thực, âm nhạc, nghệ thuật và lối sống quốc tế.
Với khí hậu thuận lợi, miền duyên hải ấm áp, mùa hè khô và ấm áp với nhiệt độ ban ngày trung bình là 19-25 độ C, trong khi nhiệt độ mùa đông mát mẻ hơn một chút vào khoảng 12-18 độ C, đem lại một cuộc sống độc đáo mà không đâu có thể sánh được. Bốn mùa ở đây cũng có chút khác biệt so với nhiều thành phố khác trên thế giới, từ tháng 12 đến tháng 2 là mùa hè, từ tháng 3 đến tháng 5 là mùa thu, từ tháng 6 đến tháng 8 là mùa đông, và mùa xuân là từ tháng 9 đến tháng 11.
Cảng Waitemata và Hauraki là hai điểm giải trí du lịch nổi tiếng của New Zealand. Thời gian phù hợp nhất để khám phá là từ tháng 11 đến tháng 5, với thời tiết đẹp, trời xanh, ít mây và nắng vàng nhẹ.
Bãi biển Muriwai với màu cát đen độc đáo. Vào mùa thu tháng 3, bầu trời và mặt nước biển luôn xanh ngắt, từng con sóng lăn tăn cuốn theo hàng đập vào bờ tạo nên không gian kỳ thú.
Bảo tàng Cổ vật Chiến tranh Auckland nằm đối diện núi North Head, và ở trên đỉnh núi lửa Pukekawa. Bảo tàng được mở năm 1929 sau khi hợp nhất bảo tàng Auckland và khu tưởng niệm các nạn nhân của chiến tranh thế giới I. Đây là nơi tuyệt vời để nghiên cứu văn hóa Maori, với hai phòng triển lãm về chủ đề này, bao gồm cả văn hóa và du lịch.
Đồi Một Cây là ngọn núi lửa lớn nhất ở Auckland, với khu vực thềm núi lửa vẫn còn nhìn thấy được. Người châu Âu đã đặt tên "Đồi 1 cây" (One Tree Hill hay Maungakiekie) cho nơi này vào những năm 1800 vì chỉ có một ngọn cây duy nhất trên đỉnh núi. Rất tiếc là sau đó, ngọn cây này đã bị loại bỏ và thay thế bằng 1 cây khác.
Tại Auckland, du khách có thể đi thăm những công viên rộng lớn, bảo tàng và nhiều hòn đảo xung quanh. Đặc biệt, đảo Waiheke cách Auckland khoảng 40 phút đi phà là điểm nên đến nếu du khách muốn trải nghiệm rượu vang và dầu ôliu đúng chất New Zealand.
Tại các vùng thảo nguyên ở Auckland, du khách có thể ngắm những đàn cừu nhởn nhơ trên đồng cỏ. New Zealand là một trong số ít quốc gia nuôi nhiều cừu nhất thế giới. Ước tính hiện nay có hơn 40 triệu con cừu trong các trại.
Không chỉ là một điểm đến lý tưởng cho du lịch và trung tâm kinh tế, Auckland còn là trung tâm giáo dục của New Zealand với ba trong số tám trường đại học của New Zealand tọa lạc tại đây: Đại học Auckland, Đại học AUT và Đại học Massey. Auckland luôn nằm trong top các thành phố hàng đầu thế giới cho sinh viên theo đuổi một nền giáo dục đại học.
Thành phố Auckland xứng đáng là thành phố đáng sống nhất trên thế giới với nền giáo dục hàng đầu, trung tâm kinh tế lớn và khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
Theo phununews.vn
Dãy Hoàng Liên Sơn lọt top điểm đến hay nhất thế giới năm 2019 Trang National Geographic vừa đưa "nóc nhà Đông Dương"vào danh sách những điểm đáng đi du lịch nhất thế giới vào năm sau. Trong số hơn 20 địa danh khắp thế giới thì dãy Hoàng Liên Sơn (phía bắc Việt Nam) được trang National Geographic cho rằng là điểm đến thú vị nhất khu vực Đông Nam Á. Ngoài chiêm ngưỡng cảnh thiên...