Du lịch miền Trung và kỳ vọng vào khách châu Á
Những động thái mới đây của ngành du lịch các địa phương miền Trung đã phần nào gợi mở một số giải pháp, góp phần thu hút khách quốc tế trong năm mới 2024.
Ngày 11-1, đoàn doanh nghiệp du lịch với gần 60 thành viên đến từ Philippines đã kết thúc chuyến khảo sát các địa phương miền Trung, bao gồm Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam, trong 5 ngày. Chuyến khảo sát này được thực hiện nhân dịp hãng hàng không Cebu Airlines lần đầu tiên mở đường bay trực tiếp nối Manila (Philippines) và Đà Nẵng.
Sôi động thị trường Châu Á
Đại diện doanh nghiệp Philippines tìm hiểu dịch vụ từ đối tác tại Quảng Nam. Ảnh: Nhân Tâm
Ông Nguyễn Sơn Thủy, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Duy Nhất Đông Dương – đơn vị tổ chức chuyến khảo sát này, cho hay sau chuyến đi, đại diện các doanh nghiệp đã có khá nhiều tư liệu để xây dựng các tour, tuyến, sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách. Đó là tour dành cho khách đi theo đoàn, theo gia đình và các nhóm nhỏ từ Philippines đến trải nghiệm dịch vụ tại miền Trung.
Chia sẻ tại buổi giao lưu với các doanh nghiệp Phillipines trước khi đoàn về nước, ông Phan Xuân Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam, gợi ý các đoàn khách theo nhóm nhỏ và gia đình từ Philippines có thể trải nghiệm du lịch xanh đang được phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau tại Hội An cũng như Quảng Nam. Đó có thể là những bữa ăn dựa trên nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, trải nghiệm cách trồng rau hữu cơ và ủ phân hữu cơ từ thực phẩm thừa sau các bữa ăn hoặc học cách làm những sản phẩm nghệ thuật từ tre hay những cây gỗ bỏ đi.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, cho hay khách từ Philippines nói riêng và Đông Nam Á nói chung sẽ là nguồn khách mới tiềm năng của Huế bên cạnh các thị trường truyền thống lâu nay như Mỹ, Châu Âu và Hàn Quốc. “Huế đang phát triển nhiều sản phẩm du lịch đa dạng để phù hợp với các thị trường khác nhau”, ông Phúc nói và cho biết thêm Huế sẽ đưa thêm nhiều hoạt động vào bên trong khu vực Đại Nội để cố đô trở nên gần gũi hơn với khách châu Á bên cạnh là điểm đến tìm hiểu hiểu văn hóa lịch sử của khách Tây Âu lâu nay.
Ông Phúc chia sẻ thêm ngày 10-1 vừa qua chuyến bay quốc tế đầu tiên của năm 2024 kết nối Thừa Thiên Huế và Incheon (Hàn Quốc) đã được thực hiện. Đây là tiền để tỉnh miền Trung này đẩy mạnh các hoạt động khôi phục trở lại thị trường khách du lịch Hàn Quốc – một trong những thị trường quốc tế hàng đầu của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian gần đây.
Cũng trong thời gian này (từ ngày 8 đến 12-1), đoàn doanh nghiệp du lịch từ Hiệp hội Lữ hành Indonesia cũng có chuyến khảo sát tại Đà Nẵng và miền Trung do Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng và Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng tổ chức. Theo bà Pauline Suharno, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Đà Nẵng, các chuyến bay quốc tế và nội địa tại Indonesia đã phục hồi hơn 90% sau Covid-19 và nhu cầu du lịch, nắm bắt từ hoạt động tại các hội chợ, gia tăng đáng kể với lựa chọn hướng đến các điểm đến mới, các chương trình du lịch có tổ chức và chương trình du lịch cao cấp.
Vì vậy chuyến khảo sát này là cơ hội tốt để khách Indonesia đến Đà Nẵng và miền Trung nhiều hơn để trải nghiệm du lịch mới, từ đó tạo tiền đề để mở các chuyến bay trực tiếp từ Indonesia đến Đà Nẵng. “Thị trường khách đạo Hồi từ Indonesia không quá khắt khe, các dịch vụ gắn nhãn Halal-friend sẽ khuyến khích khách sử dụng dịch vụ nhiều hơn”, bà Suharno chia sẻ tại buổi tọa đàm được tổ chức nhân chuyến khảo sát.
Đoàn doanh nghiệp Indonesia khảo sát du lịch Đà Nẵng. Ảnh: Nguồn Sở Du lịch Đà Nẵng
Video đang HOT
Nhận định về thị trường này, bà Nguyễn Thị Hoài An, Phó Giám đốc Sở Dịch Đà Nẵng, cho hay với định hướng đa dạng hóa thị trường nguồn khách, chú trọng các thị trường đặc thù như thị trường khách Hồi giáo, du lịch Đà Nẵng tăng cường quảng bá xúc tiến đến thị trường Indonesia chú trọng phát triển dịch vụ Halal. Sân bay quốc tế Đà Nẵng đưa vào sử dụng phòng cầu nguyện phục vụ hành khách đạo Hồi từ đầu năm 2023. Nhiều doanh nghiệp lưu trú tổ chức phòng cầu nguyện và giới thiệu các dịch vụ thân thiện với khách Hồi giáo.
Đa dạng hóa dịch vụ
Bên cạnh các thị trường nói trên, các địa phương miền Trung cũng đang thu hút nhiều hơn khách Ấn Độ. Các nhà hàng Ấn Độ đã mọc lên tại các đô thị đông đúc khách du lịch. Thậm chí ở Đà Nẵng có sẵn các chương trình đám cưới dành cho đoàn khách Ấn Độ.
Với những động thái trên, rõ ràng khách Đông Nam Á và Châu Á nói chung là đối tượng tiềm năng để ngành du lịch miền Trung có thể đa dạng hóa nguồn khách quốc tế trong năm 2024 và những năm tới trong bối cảnh địa chính trị thế giới có nhiều thay đổi.
Tuy nhiên, để có thể khai thác tiềm năng đối tượng khách trên hiệu quả để có thể phần nào đó góp phần vào thu hút khách quốc tế nói chung, theo những người trong cuộc, cần những giải pháp mạnh và hiệu quả đê nâng chất và đa dạng hóa dịch vụ.
Khách du lịch Châu Á và trải nghiệm mới tại Cố đô Huế: Chèo SUP trên sông Hương. Ảnh: Nguồn SỞ Du lịch Thừa Thiên Huế
Nói về thị trường Ấn Độ, ông Bùi Trung Thướng, Tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ, cho biết Đà Nẵng đang giới thiệu mình là điểm đến thích hợp cho các cặp đôi Ấn Độ nhờ vào bãi biển đẹp và các resort đẳng cấp. Tuy nhiên, theo ông Thướng, như thế vẫn chưa đủ vì Đà Nẵng sẽ gặp các thách thức khách quan lẫn chủ quan. “Hiện nay, Chính phủ Ấn Độ đang kêu gọi các cặp đôi tổ chức đám cưới trong nước thay vì ở nước ngoài để góp phần thúc đẩy thị trường nội địa”, ông Thướng nói và cho biết thêm các địa phương khác như Phú Quốc và Hạ Long cũng là những lựa chọn tiềm năng. Vì vậy ngành du lịch Đà Nẵng cần có sản phẫm và dịch vụ đặc biệt để lôi kéo đối tượng khách này – được dự báo là chi tiêu lớn.
Trong khi đó, bà Hoài An, Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, cũng nhận định Đà Nẵng cần giải quyết vấn đề hạn chế của hệ sinh thái dịch vụ cưới địa phương, bao gồm nhà tổ chức chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, các công ty phải có chương trình tham quan, trải nghiệm sau cưới đủ sức hấp dẫn để giữ khách ở lại lâu hơn.
Về vấn đề phục vụ khách thị trường Đông Nam Á đầy tiềm năng tại Huế, ông Đỗ Ngọc Cơ, Chủ tịch Hội Lữ hành Thừa Thiên Huế, cho hay ngành du lịch cần phải làm nhiều hơn nữa so với hiện nay. Khách Âu Mỹ thì thích thiên về tìm hiểu lịch sử, văn hóa và những giá trị kinh thành xưa. Tuy nhiên khách Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng thì cần trải nghiệm, gắn với giải trí hiện đại và cần những sản phẩm mới loe6n tục.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Sơn Thủy, Giám đốc Công ty Du lịch Duy Nhất Đông Dương – đơn vị đưa nhiều khách đến Huế, gợi ý không chỉ Huế mà các địa phương miền Trung cần khai thác dữ liệu lớn phục vụ cho nghiên cứu nhu cầu du khách, hành vi tiêu dùng du lịch, chân dung khách du lịch nhằm kiến tạo, xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với từng đối tượng khách. “Có một số chương trình giải trí diễn ra trong những dịp đặc biệt rất hay, rất thu hút du khách nhưng chỉ diễn ra một lần trong một năm. Tại sao chúng ta không nghĩ đến việc đóng đóng gói chương trình này ở quy mô nhỏ hơn, tổ chức thường xuyên hơn để phục vụ khách”, ông Thủy chia sẻ.
Thêm một bài toán cần giải là những chuyến bay ngược lại từ Việt Nam ra nước ngoài.
Bà Phạm Quế Anh, Giám đốc Công ty Du lịch Hội An Express, phân tích để các đường bay thuê chuyến hay thường xuyên hiện nay giữa các điểm đến Châu Á và miền Trung duy trì trong thời gian dài, việc thu hút khách đến (inbound) là chưa đủ. “Chúng ta cần phối hợp để tổ chức các đoàn khách từ Việt Nam đi nước ngoài (outbound) một cách thường xuyên trên các chuyến bay này thì mới mong các hãng hàng không sẽ duy trì khai thác đường bay”, bà Quế Anh nói và lấy ví dụ đường bay Manila – Đà Nẵng mà Cebu Airlines vừa khai thác. Cụ thể, ngoài việc kéo khách từ Philippines đến Đà Nẵng thì thu hút khách từ Đà Nẵng và miền Trung đến Philippines là một bài toán khó cần giải.
Phượt thủ không chuyên trekking Tà Năng - Phan Dũng
Chuyến trekking Tà Năng - Phan Dũng trải dài từ cao nguyên chuyển tiếp xuống duyên hải miền Trung đã để lại ấn tượng khó quên cho nhiều phượt thủ.
Cung đường trekking Tà Năng - Phan Dũng được biết đến với danh xưng cung đường trekking đẹp nhất nước Việt Nam. Cung đường có độ dài hơn 50 km và đi qua ba tỉnh lớn là Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Chuyến trekking sẽ khởi hành từ xã Tà Năng (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng), kết thúc điểm cuối tại xã Phan Dũng (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận).
Chặng 1: Xuất phát từ TP.HCM đến Tà Đùng
Trước khi thực hiện chuyến trekking đến Tà Năng - Phan Dũng, Thanh Ngân, một hướng dẫn viên du lịch cùng đồng đội ghé Tà Đùng (Đăk Nông) - nơi được ví như "Vịnh Hạ Long" thu nhỏ giữa núi rừng Tây Nguyên để trải nghiệm.
Xuất phát từ TP.HCM, Thanh Ngân có mặt tại điểm đón của đoàn lúc 5 giờ sáng. Xe khởi hành di chuyển đến Tà Đùng và nghỉ ngơi ở Tà Đùng Topview Homestay (hay còn gọi là Homestay Nhà Chú Đông)
"Chúng mình cũng mua vé đi thuyền tham quan Hồ Tà Đùng, mức giá thuê thuyền khoảng từ 100.000 đồng/người. Ở đây, bạn sẽ tham quan quanh hồ, dừng chân trên một đảo nhỏ, ăn uống cũng như chơi các trò chơi dưới nước." - Thanh Ngân cho biết.
Chặng 2: Team di chuyển đến Tà Năng - Phan Dũng
Sau trải nghiệm tại Tà Đùng, thưởng thức các loại đặc sản Tây Nguyên như cacao, cà phê, gà nướng cơm lam, Thanh Ngân di chuyển đến Sàn Homestay của người dân tộc Tày ở bìa rừng Tà Năng (huyện Đức Trọng) để nghỉ ngơi và thưởng không khí thanh bình của vùng cao trước ngày trekking.
Tại homestay lần đầu cả nhóm được khám phá cuộc sống "trồng gì ăn nấy" của người dân ở đây. Từ những cây dâu tằm ngọt lịm, những trái bơ vừa vào mùa hay macca.
Chặng 3: Bắt đầu trekking
Sáng sớm, cả nhóm Thanh Ngân được hướng dẫn viên sẽ phổ biến các quy tắc an toàn trong hành trình trekking và thông tin chi tiết về quãng đường, khí hậu, địa hình... Sau đó, mỗi người được phát một cây gậy, áo mưa và chai nước.
Đây là lần đầu Thanh Ngân được trải nghiệm cung đường trekking được cho là đẹp nhất Việt Nam.
Thanh Ngân cho biết: "Dọc quãng đường đi bộ qua nhiều dạng địa hình từ ruộng nương, đồi cà phê cho đến những rừng thông ngút ngàn. Trekking chừng 6 km đường bằng và băng qua vài con suối nhỏ róc rách là bắt đầu đoạn leo dốc.
Những con dốc ở đây không quá gắt nhưng cứ kéo dài mãi. Cả đoàn cứ thắc mắc trong đầu là bao giờ mới hết dốc. Gặp cột mốc ghi chữ Tà Năng - Phan Dũng niềm vui như vỡ òa. Tại đây nhóm Thanh Ngân đã chụp ảnh rất nhiều và di chuyển đến Đồi Lính để dùng bữa trưa và nghỉ ngơi.
"Hết dốc phần thưởng mà tự nhiên ban cho chúng tôi là đồi cỏ đầu tiên, một khung cảnh hùng vĩ trải dài. Những đồi cỏ mát xanh tươi như một thảo nguyên, cùng bầu không khí trong lành, cơn gió mát mẻ lồng lộng, làm vơi đi rất nhiều những quãng đường trekking gian nan."- Thanh Ngân bày tỏ.
Đến 16 giờ cả đoàn tới bãi trại là đồi Hai Cây Thông, đây là một ngọn đồi cao khoảng 900 m so với mực nước biển và có tầm nhìn rất rộng. Tại đây hầu hết các đoàn đều hạ trại, cùng nhau ăn uống, hát hò giữa núi rừng hoang dã.
Sáng hôm sau, cả nhóm dậy sớm ngắm bình minh, sau đó thì dùng bữa sáng và di chuyển bắt đầu leo về hướng Phan Dũng.
Chặng 4: Leo xuống có mệt không?
Thật ra, khi leo xuống có nhiều bạn khá là mệt rồi, thời tiết ở Phan Dũng cũng rất khác biệt so với Tà Năng. Thời tiết Phan Dũng nóng và gắt hơn nhiều, vì vậy vừa leo vừa nghỉ là kế sách. Cứ leo một tí là lại có chỗ bán nước uống tiếp thêm năng lượng.
Đến giờ trưa, nhóm mình đến một con suối, nghỉ ngơi và ăn trưa. Leo thêm một đoạn nữa thì cả nhóm bắt "xe ôm rừng" (người lái những chiếc xe máy cũ kĩ) để đến điểm mà xe du lịch đón tụi mình và kết thúc chuyến đi.
Thanh Ngân nói: "xe ôm rừng" là một trải nghiệm rất thú vị mà các bạn nên thử trải nghiệm.
Những 'hành tinh' xinh đẹp ở Ninh Thuận bạn nên trải nghiệm Ninh Thuận là một trong những vùng biển đẹp nhất của miền Trung với những bãi biển trải dài cùng làn nước xanh trong, uốn lượn theo bờ cát trắng mịn. "Ninh Thuận thực sự đã vượt lên kỳ vọng của mình rất nhiều, về rồi vẫn tiếc vì dành quá ít thời gian để khám phá mảnh đất kỳ diệu này. Nơi...