Du lịch miền Tây xứ Thanh: Dòng suối ngầm và đàn “cá thần” linh thiêng
Bên chân núi Trường Sinh có một dòng suối ngầm chảy mãi không bao giờ cạn.
Dòng nước mát trong chảy ngầm từ lòng núi suốt nhiều năm với đàn ‘cá thần’ linh thiêng đã tạo nên một danh thắng độc nhất vô nhị ở xứ Thanh. Đó là suối cá thần Cẩm Lương.
Suối Cá thần Cẩm Lương (còn gọi là Mó Ngọc) nằm bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, cách trung tâm TP Thanh Hóa 80 km về phía Tây Bắc. Năm 2019, nơi đây được công nhận là khu du lịch cấp tỉnh.
Nơi đây có những đàn cá tập trung sinh sống với mật độ dày đặc, được đồng bào dân tộc Mường, Thái ở địa phương gìn giữ.
Đàn cá ở suối có hàng nghìn con lớn, nhỏ, mỗi con cá có thể nặng từ 2 kg đến 8 kg, có cá chúa nặng tới 30 kg
Theo người dân địa phương, loài cá sinh sống tại đây có tên gọi là cá Dốc (tên khoa học: Spinibarbichthys denticulatus, thuộc bộ Cá chép, có tên trong Sách đỏ Việt Nam).
Vào mùa nước cạn, lòng suối Ngọc chỉ sâu khoảng 20 cm đến 40 cm, nước trong vắt, có thể đưa tay xuống nước vuốt ve những con cá thần. Điều đặc biệt, hàng ngàn con cá sinh sống dày đặc như vậy, nhưng nước suối ở đây không có mùi tanh.
Cá thần Cẩm Lương có hình thù và màu sắc lạ. Trên thân cá có màu đỏ, xanh, hồng, đặc biệt là vảy rồng, đầu giống đầu rắn. Mỗi khi bơi, thân cá thần phát sáng nhiều màu, lấp lánh ánh bạc rất đẹp.
Đến với suối cá Cẩm Lương, du khách không chỉ ngắm đàn cá thần mà còn được hòa mình vào cảnh quan, khí hậu mát mẻ của vùng nhiệt đới thuộc dãy núi đá vôi Pù Luông – Cúc Phương. Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức các đặc sản của vùng đồng bào thiểu số và các mặt hàng từ nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Video đang HOT
Đặc sản cơm lam ngon nức tiếng của người Thái là một trong những sản phẩm được nhiều du khách thích thú mua về làm quà mỗi khi về tham quan suối cá Thần.
Hay những nhánh lan rừng đẹp hút hồn du khách.
Về suối cá thần Cẩm Lương, du khách còn có dịp thưởng thức những sản vật từ núi rừng, những sản phẩm mà bà con dân tộc Thái, Mường nơi đây cần cù làm ra như hành tăm, nếp cẩm, nấm linh chi, mộc nhĩ rừng…
Khu du lịch suối cá thần Cẩm Lương mở cửa tất cả các ngày trong năm.
Để đến với suối cá Cẩm Lương, du khách sẽ phải đi qua cầu treo làng Ngọc. Dự kiến, trong thời gian tới, cây cầu cứng nối từ trục đường 217 vào khu du lịch sẽ tạo một bước đột phá mới, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách về đây tham quan, thưởng ngoạn.
Tuấn Kiệt – Hoàng Đông
Tin liên quan:
Đền Ngốc – ngôi đền thiêng bên dòng Mã Giang hùng vĩ
Trong diễn trình lịch sử giữa Đại Việt và Chăm pa từng diễn ra và để lại những dấu ấn sâu đậm. Theo sách Thanh Hóa chư thần lục do Quốc sở quán triều Nguyễn soạn thì tỉnh Thanh Hóa có không ít các bà hoàng, thái hậu, công chúa người Chăm được phụng thờ. Qua khảo sát, ở miền xuôi có đền thờ Liệt nữ Mỹ Nương ở xã Diên Hy nay là xã Định Hưng, huyện Yên Định.
Dọc miền lễ hội xứ Thanh
Xứ Thanh là vùng đất phong phú lễ hội, với hàng trăm lễ hội lịch sử, tín ngưỡng, tôn giáo, dân gian truyền thống diễn ra suốt “xuân thu nhị kỳ”. Lễ hội đã nuôi dưỡng trong lòng nó nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp và góp phần “dệt” nên bức tranh văn hóa xứ Thanh đa dạng, muôn màu và giàu bản sắc. Để rồi, không gian văn hóa xứ Thanh đã có sự hòa quyện nhuần nhụy vào “phông” văn hóa dân tộc, để làm phong phú, đủ đầy thêm cho kho tàng di sản ấy…
Đa dạng sắc màu văn hóa – du lịch miền di sản
Được vun đắp trong quá trình hình thành và phát triển lâu dài, các vỉa tầng văn hóa lấp lánh đã biến đất Vĩnh Lộc thành một miền di sản giàu giá trị.
Hang cá thần Văn Nho – Thắng cảnh ẩn mình giữa non cao
Cách trung tâm xã Văn Nho chưa đầy 10km, hang cá thần Văn Nho được xem là một trong những thắng cảnh nổi bật nhất của huyện Bá Thước. Vẻ đẹp thiên nhiên, dấu ấn lịch sử cùng những giai thoại truyền đời xung quanh hang cá này hứa hẹn đem đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị và độc đáo.
Huyện Quan Sơn phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống
Huyện Quan Sơn nằm ở phía Tây của tỉnh, nơi có cảnh quan hùng vĩ, núi non trùng điệp, nhiều danh thắng lung linh sắc màu huyền thoại. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, phong tục tập quán truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc nơi đây, chính là điều kiện thuận lợi để huyện khai thác, đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Về miền Tây giữa mùa dâu chín
Hàng năm, khi trong vùng vừa xuất hiện vài trận mưa chuyển mùa cũng là thời điểm dâu bòn bon, dâu xanh vào mùa trái chín.
Những vườn dâu chín vàng rực tại nhiều khu vườn ở tỉnh Hậu Giang.
Đây là giống dâu bòn bon, trái tròn và có màu vàng sậm rất đẹp mắt.
Vườn dâu cao sản Thiên Ân ở Thành phố Ngã Bảy là nơi trồng rất nhiều loại dâu.
Khu vườn này rộng hơn 5ha trồng hàng ngàn gốc dâu đủ loại.
Những gốc dâu khoảng 20 năm tuổi với những chùm dâu sai trĩu quả từ gốc lên đến ngọn.
Những cây dâu mới trồng 3-4 năm tuổi cũng cho trái rất sai.
Mùa này ngoài giống dâu bòn bon thì giống dâu xanh cũng bắt đầu chín.
Dâu xanh khi chín da vẫn xanh nhưng trái dâu căng tròn.
Dâu chủ yếu ra hoa kết trái từ thân cành.
Những trái dâu này sẽ ngọt hơn khi trời sa mưa.
Hậu Giang hiện có hơn 130 ha trồng dâu.
Năm nay việc tiêu thụ dâu gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.
Nhiều vườn dâu chín rụng nhưng chưa có thương lái tìm mua.
Giá dâu các loại sụt giảm hơn phân nửa so với trước chỉ còn 5.000 đến 7.000 đồng/kg.
Nhiều vườn dâu là điểm du lịch sinh thái nhưng năm nay lượng khách vào tham quan không nhiều do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19./.
Độc đáo chợ nổi Miền Tây Miền Tây Nam bộ - miền sông nước với mạng lưới sông rạch chằng chịt. Nơi đây có những dòng sông rất lớn và cũng có những dòng kênh nhỏ xanh trong. Từ lâu đời, bà con nơi đây ngược xuôi trên những dòng sông, con kênh. Và cũng chính vì thế đã sản sinh ra một nét văn hóa đặc trưng của...