Du lịch miền núi tiềm năng nhưng vẫn “mạnh ai nấy làm”
So với lợi thế và tiềm năng, du lịch miền núi Quảng Nam được đánh giá chưa thực sự được đầu tư tương xứng, vẫn còn tình trạng phát triển manh mún, “mạnh ai nấy làm”.
Ngày 18/8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam tổ chức Tọa đàm “Kết nối phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam”.
Tọa đàm chủ đề kết nối du lịch miền núi được tổ chức trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa – Thể thao miền núi Quảng Nam (Ảnh: Công Bính).
Các tham luận, ý kiến tại tọa đàm tập trung thảo luận, tìm ra hướng đi cho du lịch miền núi của tỉnh, từng bước tháo gỡ, khắc phục tình trạng phát triển manh mún, “mạnh ai nấy làm”, tăng cường kết nối để tạo ra chuỗi sản phẩm có giá trị cao và bền vững.
Tuyến đường Đông Trường Sơn đi qua nhiều huyện miền núi Quảng Nam. Đây cũng là tuyến đường kết nối nhiều điểm du lịch miền núi Quảng Nam (Ảnh: Công Bính).
Theo đó, vùng núi Quảng Nam được nhận định có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển du lịch, sở hữu nhiều tài nguyên văn hóa và tự nhiên với dãy Trường Sơn hùng vĩ, nhiều sông, suối, rừng nguyên sinh, khí hậu quanh năm mát mẻ, trong lành.
Video đang HOT
Nổi bật là rừng sâm Ngọc Linh – bảo vật của quốc gia, cung đường Hồ Chí Minh huyền thoại cùng các khu di tích lịch sử trong hai cuộc kháng chiến.
Miền núi phía tây Quảng Nam còn là nơi lưu giữ nguyên vẹn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá của người đồng bào dân tộc thiểu số Cơ tu, Cor, Xơ đăng, Giẻ triêng với các lễ hội đặc trưng, đặc sản phong phú, nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng…
Trò chơi đi cà kheo được bà con Cơ tu trình diễn phục vụ du khách (Ảnh: Công Bính).
Đây là những chất liệu quan trọng để hình thành nên những sản phẩm du lịch riêng, độc đáo, hấp dẫn du khách với các loại hình du lịch như du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch lịch sử…
Điệu múa tung tung da dá của đồng bào Cơ tu (Ảnh: Công Bính).
Ông Văn Bá Sơn – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam – cho hay, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh và 9 huyện miền núi quan tâm phát huy tối đa lợi thế của địa phương để phát triển.
Nhiều sản phẩm du lịch được du khách trong, ngoài nước đón nhận, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch khu vực miền núi, mang đến trải nghiệm mới mẻ cho du khách khi đến Quảng Nam.
Tuy nhiên, lãnh đạo Sở cho rằng du lịch miền núi Quảng Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn chưa được tháo gỡ. Cơ sở hạ tầng giao thông chưa được đầu tư đồng bộ. Điều này trở thành rào cản không nhỏ để phát triển tour, tuyến du lịch.
Bên cạnh đó, sự trùng lặp sản phẩm giữa các địa phương làm cho việc kết nối, tạo sản ph ẩm thực sự độc đáo để du khách hào hứng với những chuyến khám phá đại ngàn vẫn chưa được như mong đợi; lao động còn hạn chế về số lượng lẫn chất lượng; nhiều nơi làm du lịch tự phát, chưa được quy hoạch, đầu tư bài bản; chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan…
“So với tiềm năng, lợi thế sẵn có, du lịch miền núi Quảng Nam chưa thực sự được đầu tư tương xứng, hiệu quả kinh tế do du lịch mang lại chưa đáng kể, người dân bản địa vẫn chưa được hưởng lợi nhiều từ sự phát triển của du lịch”, ông Văn Bá Sơn – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam – phát biểu.
Phát triển tiềm năng môn dù lượn ở Tri Tôn
Với địa hình bán sơn địa độc đáo, Tri Tôn (tỉnh An Giang) có đủ tiềm năng, điều kiện để phát triển những môn thể thao trên không, đặc biệt là dù lượn.
Do đó, UBND huyện Tri Tôn và ngành thể thao địa phương đã nỗ lực thực hiện mục tiêu đưa dù lượn trở thành một phần đặc biệt của huyện miền núi này.
Với nhiều người, dù lượn là bộ môn thể thao còn khá xa lạ bởi không nhiều nơi có thể phát triển môn thể thao độc đáo này. Dù chưa quá phổ biến nhưng dù lượn vẫn được nhiều người yêu thích, bởi tính khám phá, trải nghiệm và thử thách bản thân, giúp vận động viên (VĐV) biến giấc mơ bay lượn trên bầu trời thành hiện thực. Với tỉnh An Giang nói chung và huyện Tri Tôn nói riêng, việc phát triển loại hình thể thao này sẽ tạo được "điểm nhấn" đối với người dân, du khách khi đến với miền đất sơn thủy hữu tình.
Về tiềm năng, huyện Tri Tôn có đỉnh Phụng Hoàng Sơn hùng vĩ với tầm nhìn khá đẹp đã tạo điều kiện để các VĐV đam mê môn thể thao này thể hiện tài năng. Trên cơ sở đó, UBND huyện Tri Tôn đã đề ra mục tiêu phát triển môn dù lượn kết hợp với việc quảng bá, giới thiệu những nét văn hóa và nền ẩm thực đặc trưng của địa phương. Từ đó, tạo không gian vui chơi, thưởng thức ẩm thực phục vụ nhân dân và du khách trong, ngoài tỉnh.
Tri Tôn sở hữu tiềm năng để phát triển môn dù lượn
Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Trần Minh Giang cho biết: "Tri Tôn được biết đến là vùng đất có nhiều danh lam, thắng cảnh, đền chùa và khu căn cứ cách mạng của tỉnh. Bên cạnh đó, nơi đây còn có những nét riêng trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số đã tạo nên nét văn hóa đặc sắc. Với cảnh quan núi đồi và vùng đồng bằng trải dài ngút ngàn, đã tạo điều kiện thuận lợi để Tri Tôn phát triển đa dạng các loại hình thể thao trên không phục vụ du lịch (DL).
Do đó, chúng tôi đã phối hợp với Liên đoàn Dù lượn thể thao TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh tổ chức Chương trình biểu diễn dù lượn có động cơ "Bay trên Phụng Hoàng Sơn năm 2022". Đây là điểm nhấn mới mẻ của địa phương, tạo động lực cho quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch".
Sự kiện đã thu hút hơn 60 phi công trên khắp cả nước cùng tham gia, với các loại hình biểu diễn đa dạng, như: Dù lượn có động cơ, diều bay có động cơ, máy bay mô hình. Với tính độc đáo sẵn có, chương trình đã thu hút rất đông người dân, du khách đến xem và cổ vũ. Sự kiện thể thao đặc biệt này đã giúp Tri Tôn khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế và tạo bước đột phá để phát triển DL theo hướng bền vững, chuyên nghiệp và hiện đại. Đồng thời, giúp đa dạng hóa các sản phẩm, loại hình DL đặc thù, phù hợp với điều kiện địa phương và nhu cầu của du khách, đưa "ngành công nghiệp không khói" trở thành động lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tri Tôn, giai đoạn 2020-2025.
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm cho biết, địa phương đang từng bước xây dựng chương trình biểu diễn dù lượn có động cơ "Bay trên Phụng Hoàng Sơn" trở thành hoạt động DL thường niên để thu hút du khách. Hiện nay, huyện đã đầu tư 2 đường băng với chiều dài hơn 500m, trong đó đường băng chính dài 300m đủ điều kiện để phát triển các bộ môn thể thao trên không, như: Dù lượn có động cơ, diều lượn có động cơ và máy bay mô hình. Dự kiến, vào dịp lễ Quốc khánh 2/9 và lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer năm nay, huyện Tri Tôn sẽ tổ chức chương trình "Bay giữa mùa lễ hội" nhằm mang đến trải nghiệm mới mẻ cho người dân và du khách.
Với mục tiêu đưa Tri Tôn trở thành trung tâm huấn luyện bay dù lượn cho cả miền Tây, UBND huyện tiếp tục phối hợp với Liên đoàn Dù lượn thể thao TP. Hồ Chí Minh khai giảng khóa huấn luyện phi công cho 6 học viên đầu tiên tại Khu Thể thao, Du lịch Tà Pạ - Soài Chek (xã Núi Tô). Sau khi làm quen với dù lượn, các học viên được tiếp cận những kiến thức cơ bản của môn thể thao này tại trung tâm huấn luyện của Liên đoàn Dù lượn thể thao TP. Hồ Chí Minh ở tỉnh Đồng Nai. Đây là bước khởi đầu cho mục tiêu xây dựng lực lượng phi công để làm "hạt nhân" phát triển môn dù lượn tại huyện Tri Tôn và các tỉnh miền Tây sau này.
Với sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện Tri Tôn đã tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng môn dù lượn tại địa phương. Qua đó, góp phần đa dạng hóa hoạt động thể thao, hướng đến xây dựng sản phẩm DL đặc thù, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tri Tôn và tỉnh An Giang trong thời gian tới.
Đến Yên Bái có bản Cu Vai thanh bình, bốn bề toàn mây núi như cổ tích Bản Cu Vai hiện lên như một bức tranh miền núi đầy thanh bình và thơ mộng như cổ tích. Nếu bạn là người yêu thích thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên ở vùng Tây Bắc và muốn khám phá cuộc sống giản dị, yên bình của cư dân vùng cao, thì bản Cu Vai chính là điểm đến lý tưởng cho bạn....