Du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe sẽ tăng mạnh
Du lịch y tế, du lịch kết hợp điều trị, chăm sóc, phục hồi sức khỏe đang ngày càng trở nên hấp dẫn đối với nhiều du khách. Đây cũng được xem là một trong những sản phẩm nhiều tiềm năng của du lịch Việt Nam.
Du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Ảnh minh họa
Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), khách du lịch trên toàn cầu có xu hướng ngày càng ưa chuộng các loại hình du lịch thân thiện với môi trường như du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch phục vụ nhu cầu sức khỏe, làm đẹp…
UNWTO nhận định, đến năm 2030, khách đi du lịch với mục đích thăm viếng, sức khỏe, tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách; tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; công việc và nghề nghiệp chiếm 15%.
Phó Vụ trưởng Vụ Khách sạn (Tổng cục Du lịch) Nguyễn Thanh Bình cho TTXVN biết, Viện Sức khỏe toàn cầu thông tin: Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe sẽ tăng gấp đôi so với du lịch truyền thống và đạt hơn 900 tỷ USD vào năm 2022, tăng hơn 300 tỷ USD so với năm 2017. Nếu duy trì tốt, tốc độ tăng trưởng bình quân 7,5% như hiện tại thì đến năm 2020, mô hình du lịch sức khỏe sẽ đóng góp 18% tỷ trọng du lịch toàn cầu. Do đó, ngành du lịch Việt Nam cần chú trọng xu hướng du lịch sức khỏe để có sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch), du lịch sức khỏe kết hợp với trải nghiệm chăm sóc sức khỏe và cân bằng cảm xúc trong tâm hồn đã, đang phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới và hứa hẹn sẽ trở thành xu hướng toàn cầu trong thời gian tới vì nó đem lại những lợi ích tuyệt vời cho du khách. Bởi lẽ, xã hội phát triển, nhu cầu sống khỏe của con người ngày càng cao, thay vì nghỉ dưỡng đơn thuần, du khách muốn được nghỉ ngơi, giải trí, được tái tạo năng lượng và làm đẹp cùng một chỗ.
Video đang HOT
Các quốc gia đi đầu về mô hình du lịch sức khỏe này phải kể đến Nhật Bản (với hình thức tắm onsen), Hàn Quốc ( tắm đá muối), Ấn Độ (các tour du lịch kết hợp thiền định và yoga)…
Ở Việt Nam, du lịch sức khỏe kết hợp với trải nghiệm chăm sóc sức khỏe và cân bằng cảm xúc trong tâm hồn là mô hình du lịch còn mới mẻ. Tuy nhiên, chúng ta có nguồn tài nguyên dồi dào để xây dựng các mô hình du lịch chăm sóc sức khỏe, nhất là điều kiện khí hậu, địa hình thuận lợi để đầu tư các hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại. Hiện ở Việt Nam cũng đã có một số cơ sở chuyên biệt các sản phẩm du lịch sức khỏe tại Thừa Thiên – Huế, Phú Thọ… Ngoài ra ở các cơ sở lưu trú cao cấp đều có các dịch vụ spa, thư giãn, tắm khoáng, đáp ứng nhu cầu du khách.
Nhưng về tổng thể, việc đầu tư cho du lịch sức khỏe ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được yêu cầu và đạt chuẩn quốc tế; hợp tác giữa địa phương, cơ quan y tế, cơ sở kinh doanh du lịch và các hãng lữ hành còn thiếu đồng bộ. Công tác truyền thông quảng bá cho du lịch chăm sóc sức khỏe chưa được đẩy mạnh…
Ngoài ra, Việt Nam cũng chưa tận dụng được lợi thế về y học cổ truyền như khám, chữa bệnh bằng châm cứu, luyện khí công, phát huy tiềm năng từ các khu du lịch suối nước khoáng nóng, các vùng cao nguyên có khí hậu đặc biệt để hình thành các sản phẩm du lịch, điều hòa sức khỏe, đáp ứng nhu cầu du khách quốc tế.
Theo thông tin từ lãnh đạo Sở Du lịch TPHCM, lượng khách nước ngoài đến Việt Nam chữa bệnh kết hợp du lịch đang tăng dần hàng năm với doanh thu khoảng 2 tỷ USD. Riêng năm 2018 đã có khoảng 300.000 người nước ngoài đến khám nội trú và 57.000 người được điều trị nội trú tại Việt Nam, trong đó lượng khách đến TPHCM chiếm khoảng 40%.
Theo baochinhphu.vn
Du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe sẽ tăng mạnh trong thời gian tới
Việt Nam có nguồn tài nguyên dồi dào để xây dựng các mô hình du lịch chăm sóc sức khỏe, nhất là điều kiện khí hậu, địa hình thuận lợi để đầu tư các hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Alba Wellness Resort)
Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới ( UNWTO), khách du lịch trên toàn cầu có xu hướng ngày càng ưa chuộng các loại hình du lịch thân thiện với môi trường như du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch phục vụ nhu cầu sức khỏe, làm đẹp...
Tổ chức Du lịch Thế giới nhận định đến năm 2030, khách du lịch đi du lịch với mục đích thăm viếng, sức khỏe, tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách; mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15%.
Thạc sỹ Nguyễn Thanh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch cho biết trong giai đoạn tới, du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe được dự báo sẽ tăng cao.
Theo Viện Sức khỏe toàn cầu, du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe sẽ tăng gấp đôi so với du lịch truyền thống và đạt hơn 900 tỷ USD vào năm 2022, tăng hơn 300 tỷ USD so với năm 2017.
Nếu duy trì tốt, tốc độ tăng trưởng bình quân 7,5% như hiện tại thì đến năm 2020, mô hình du lịch sức khỏe sẽ đóng góp 18% tỷ trọng du lịch toàn cầu. Do đó, ngành du lịch Việt Nam cần chú trọng xu hướng du lịch sức khỏe để có sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch), du lịch sức khỏe (Wellness Tourism) kết hợp với trải nghiệm chăm sóc sức khỏe và cân bằng cảm xúc trong tâm hồn là mô hình du lịch còn mới mẻ ở Việt Nam. Mô hình này đã và đang phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới và hứa hẹn sẽ trở thành xu hướng toàn cầu trong thời gian tới bởi nó đem lại những lợi ích tuyệt vời cho du khách.
Một số quốc gia đi đầu về mô hình du lịch sức khỏe là Nhật Bản với hình thức tắm onsen tạo nên thương hiệu du lịch nghỉ dưỡng của xứ sở Phù Tang; tắm đá muối tại Hàn Quốc, các tour du lịch kết hợp thiền định và yoga tại Ấn Độ...
Việt Nam có nguồn tài nguyên dồi dào để xây dựng các mô hình du lịch chăm sóc sức khỏe, nhất là điều kiện khí hậu, địa hình thuận lợi để đầu tư các hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại.
Những vùng có khí hậu ôn đới như khu vực đồi núi và cao nguyên ở Tây Bắc, Tây Nguyên, nhiệt độ trung bình trong năm phù hợp cho việc nghỉ dưỡng; bờ biển trải dài tạo nên những khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển phù hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe.
Hiện ở Việt Nam cũng đã có một số cơ sở chuyên biệt các sản phẩm du lịch sức khỏe, như Alba Wellness Valley tại Thừa Thiên-Huế dựa trên nguồn khoáng nóng tự nhiên Alba dưới chân dãy Trường Sơn, cách cố đô Huế chừng 30km về phía Bắc; khu nghỉ dưỡng khoáng nóng 5 sao Wyndham Thanh Thủy (Phú Thọ) kết hợp căn hộ khách sạn nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe...
Ngoài ra ở các cơ sở lưu trú cao cấp đều có các dịch vụ spa, thư giãn, tắm khoáng... đáp ứng nhu cầu du khách.
Tuy vậy, về tổng thể, việc đầu tư cho du lịch sức khỏe ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được yêu cầu và đạt chuẩn quốc tế; hợp tác giữa địa phương, cơ quan y tế, cơ sở kinh doanh du lịch và các hãng lữ hành còn thiếu đồng bộ. Công tác truyền thông quảng bá cho du lịch chăm sóc sức khỏe chưa được đẩy mạnh...
Ngoài ra, Việt Nam cũng chưa tận dụng được lợi thế về y học cổ truyền như khám, chữa bệnh bằng châm cứu, luyện khí công, phát huy tiềm năng từ các khu du lịch suối nước khoáng nóng, các vùng cao nguyên có khí hậu đặc biệt để hình thành các sản phẩm du lịch, điều hòa sức khỏe, đáp ứng nhu cầu du khách quốc tế./.
Thanh Giang
Theo vietnamplus.vn
Các nàng hậu Tiểu vùng sông Mê Kông chung tay quảng bá điểm đến TPHCM Nàng hậu các quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông gồm Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar, Campuchia đã cùng tham gia trải nghiệm văn hóa đồng thời quảng bá cho điểm đến du lịch tại TPHCM thông qua các hoạt động đặc sắc trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế TPHCM năm 2019. Hội chợ Du lịch quốc tế...