Du lịch Italy được dự báo trở lại mức trước đại dịch vào năm 2023
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, báo cáo tác động kinh tế mới nhất của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC) mới đây cho thấy ngành du lịch và lữ hành của Italy có khả năng trở lại mức trước đại dịch COVID-19 vào năm 2023, với mức chênh lệch ước tính khoảng 0,3% so với năm 2019.
Khách du lịch tại Florence, Italy, ngày 14/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Ngành công nghiệp du lịch và lữ hành Italy có thể đóng góp 194 tỷ euro vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này vào năm tới, với số lượng việc làm nhanh chóng tăng lên để đáp ứng nhu cầu tăng cao, ngang với mức độ việc làm trước đại dịch.
Báo cáo cũng dự báo rằng ngành công nghiệp này sẽ có mức tăng trưởng trung bình 2,5%/năm trong thập kỷ tới, tăng thêm 53.000 việc làm mới mỗi năm. Tốc độ tăng trưởng 2,5% trong ngành du lịch và lữ hành cao gấp 5 lần mức tăng trưởng trung bình chung của nền kinh tế Italy, hiện khoảng 0,5%. Ngành công nghiệp này dự kiến sẽ có giá trị hơn 226 tỷ euro vào năm 2032.
Video đang HOT
Năm nay, GDP của ngành này được dự báo tăng trưởng 8,7%, đóng góp chưa đến 10% tổng GDP của Italy. Số lượng việc làm được dự đoán sẽ tăng 2% trong năm nay, sử dụng gần 2,7 triệu người. Năm 2019, đóng góp của ngành du lịch vào GDP của nước này là 10,6%. Gần 2,9 triệu người Italy đã làm việc trong ngành du lịch trước đại dịch.
Bà Julia Simpson, Chủ tịch, kiêm Giám đốc điều hành của WTTC nói: “Đại dịch là một thảm họa đối với ngành du lịch và lữ hành Italy, gây tổn thất kinh tế hàng tỷ USD khi các doanh nghiệp sụp đổ và hàng nghìn người mất việc làm. Sau 2 năm rất khó khăn, triển vọng hiện tươi sáng hơn. Các dự báo của WTTC mang lại một sự thúc đẩy lớn, không chỉ cho nền kinh tế Italy, mà còn cho việc tạo ra thêm nhiều việc làm mới”.
Báo cáo trên lưu ý rằng quá trình phục hồi ngành du lịch và lữ hành của Italy đã bị chậm lại phần nào do biến thể Omicron vào cuối năm 2021.
Điều có thể thúc đẩy sự phục hồi của Italy là sự bùng nổ du lịch mùa hè rất được mong đợi ở châu Âu và để chuẩn bị, Rome đã nới lỏng các quy định phòng chống COVID-19 vào đầu tháng 5, cùng với Hy Lạp.
Hội nghị G20: Tuyên bố chung nhấn mạnh đảm bảo an ninh lương thực
Ngày 18/9, Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Florence (Italy) đã bế mạc với việc thông qua Tuyên bố chung của các Bộ trưởng.
Người tị nạn Ethiopia chờ nhận lương thực cứu trợ tại một trại tị nạn ở Mafaza, miền Đông Sudan ngày 8/1/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Các Bộ trưởng G20 khẳng định cam kết phát triển hệ thống lương thực bền vững, có khả năng phục hồi nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho mọi người dân, đồng thời góp phần quản lý tài nguyên, bảo tồn hệ sinh thái, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh 1/4 dân số toàn cầu hiện đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực, những tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 gần đây đã khiến cho mục tiêu không còn người bị đói, một trong những Mục tiêu Phát triển Bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc (LHQ) càng trở nên khó khăn hơn.
Tuyên bố nhấn mạnh tăng trưởng bền vững chỉ đạt được khi gắn liền với một nền nông nghiệp phát triển lành mạnh về mặt kinh tế, có khả năng tạo ra việc làm và thu nhập ổn định cho người nông dân. Cùng với đó, quá trình xây dựng, hoạch định các chính sách cũng phải tính tới vai trò chủ đạo của thanh niên, phụ nữ, người dân bản địa và các cộng đồng địa phương.
Nhận thức vấn đề thất thoát và lãng phí thực phẩm là một thách thức toàn cầu, các Bộ trưởng G20 cam kết sẽ nỗ lực giảm 1/2 tình trạng lãng phí thực phẩm, thu hẹp mức tổn thất trong các chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm trên thế giới vào năm 2030. Các thành viên G20 cam kết thúc đẩy nghiên cứu đổi mới, hỗ trợ đào tạo, nâng cao kiến thức, khuyến khích áp dụng các công nghệ, phương pháp canh tác, chăn nuôi hiệu quả và bền vững trong nông nghiệp.
Tuyên bố nhấn mạnh đến mối liên hệ chặt chẽ giữa sức khỏe con người với động thực vật và môi trường, từ đó kêu gọi ủng hộ cách tiếp cận "Một sức khỏe" nhằm khắc phục tình trạng kháng thuốc kháng sinh, phòng ngừa nguy cơ xuất hiện các dịch bệnh truyền nhiễm mới từ động vật.
Trên quy mô toàn cầu, diễn biến thời tiết khắc nghiệt cũng như tác động của đại dịch COVID-19 đã và đang đẩy giá lương thực biến động bất thường. Do đó, G20 nêu rõ tầm quan trọng của hoạt động thương mại nông sản quốc tế trên cơ sở đa phương, minh bạch, không phân biệt đối xử và phù hợp với các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); đồng thời, cam kết giám sát mọi biện pháp hạn chế bất hợp lý có thể gây biến động giá lương thực trên toàn cầu.
Diễn ra từ ngày 17-18/9, ngoài Bộ trưởng Nông nghiệp các nước thành viên, Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp G20 còn có sự tham dự của đại diện các tổ chức quốc tế lớn như Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình Lương thực thế giới (WFP), Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)... Hội nghị nằm trong chuỗi các sự kiện quan trọng hàng đầu được Italy chủ trì tổ chức trong khuôn khổ năm Chủ tịch G20 hiện do nước này đảm nhận.
Thách thức với tư cách thành viên EU của Ukraine Ukraine không đáp ứng được một số tiêu chuẩn để trở thành thành viên EU, trong khi khối này cũng chưa sẵn sàng kết nạp. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: DW Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, yêu cầu gia nhập EU của Kiev đã...