Du lịch Indonesia sẵn sàng bước vào “tình trạng bình thường mới”
Chính phủ Indonesia đã lên kế hoạch phát triển ngành du lịch trong điều kiện “bình thường mới” sau đại dịch Covid-19.
Dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế của quốc gia vạn đảo Indonesia. Trong đó, ngành du lịch được coi là “xương sống của nền kinh tế” nước này chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Đảo du lịch Bali đông đảo du khách trước khi đại dịch bùng phát.
Trong diễn đàn du lịch Indonesia cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Indonesia ông Wishnutama Kusubandio nhấn mạnh, Indonesia cần bình thường hoá ngành du lịch sau đại dịch càng sớm càng tốt.
Phát triển du lịch trong điều kiện “bình thường mới” không chỉ giới hạn trong việc sử dụng công nghệ và phương tiện kỹ thuật số cho lĩnh vực này, mà còn phải làm cho lĩnh vực du lịch trở nên “toàn diện hơn, kiên cường hơn và quan trọng nhất là phát triển bền vững”.
8 nội dung trong kế hoạch khôi phục ngành du lịch trong điều kiện “bình thường mới” của Indonesia bao gồm quản lý thảm hoạ, nâng cao kĩ năng của nhân viên du lịch chuyên nghiệp, tạo thêm giá trị gia tăng cho các sản phẩm du lịch, hoà nhạc trong ngành du lịch, phát triển du lịch bền vững và bảo vệ môi trường, hợp tác và chuỗi giá trị, du lịch vì lợi ích đặc biệt và du lịch sinh thái, cuối cùng là quản lý điểm đến và tổ chức.
Bộ trưởng Wishnutama nhận định, tình trạng “bình thường mới” sau đại dịch chính là chú trọng đến những nhu cầu cơ bản của du khách. Nhu cầu đầu tiên là nhu cầu về sự vệ sinh và sạch sẽ. Do đó, Quỹ phân bổ đặc biệt (DAK) của Bộ Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia sẽ được dùng để sửa chữa và xây dựng các nhà vệ sinh.
Video đang HOT
Nhu cầu cơ bản tiếp theo của du khách là sự an toàn. Từ trước khi dịch Covid-19 tấn công đất nước này, Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Indonesia đã phối hợp với các ban ngành liên quan xây dựng chiến lược phát triển du lịch, trong đó có hạng mục xây dựng các cơ sở hạ tầng an toàn.
Cuối cùng, Bộ du lịch và Kinh tế Indonesia chú trọng tới giao thức y tế trong ngành du lịch. Từ hãng hàng không, nhà hàng, khách sạn đều phải xây dựng, tuân thủ nghiêm ngặt các giao thức về y tế và cần có chứng nhận về vấn đề này để tạo cảm giác an toàn cho khách du lịch.
Borobudur, Đền thờ Phật giáo lớn nhất thế giới tại Indonesia.
Dịch vụ lưu trú và nhà hàng sẽ triển khai hệ thống “tự kiểm tra” và “tự phục vụ” cho người tiêu dùng để đảm bảo duy trì vệ sinh. Làm sao để khách du lịch trong và ngoài nước cảm nhận được rằng, sức khoẻ và sự an toàn của họ là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Indonesia.
Bộ Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia cũng thành lập nhiều trung tâm sáng tạo khác nhau để khai thác tiềm năng ở mỗi điểm đến. Các trung tâm này có nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện nhân viên xây dựng các chương trình tham quan sáng tạo, giúp du khách tìm hiểu và khám phá các điểm đến một cách mới mẻ và thú vị. Bên cạnh đó, ngành du lịch Indonesia cũng phát triển các dịch vụ du lịch ảo để phục vụ nhu cầu khám phá của du khách.
Theo số liệu của Bộ Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia, tháng 3 năm 2020, số khách du lịch nước ngoài tại Indonesia đã giảm 470.000 lượt (64,11%) so với cùng kì năm ngoái. Năm 2019, doanh thu ngành du lịch Indonesia đạt hơn 20 tỷ USD.
Trước khi dịch Covid-19 bùng phát tại Indonesia, chính phủ nước này ước tính, sẽ có khoảng 16 triệu lượt khách quốc tế sẽ đến Indonesia. Khi đại dịch bắt đầu gõ cửa đất nước này vào ngày 2/3/2020 và lan rộng một cách nhanh chóng, chính phủ ước tính con số này sẽ giảm khoảng 50%, có nghĩa là có khoảng 5 triệu du khách quốc tế sẽ đến Indonesia năm 2020. Ông Kusubandio lạc quan cho rằng, ngành du lịch Indonesia sẽ tiếp tục khởi sắc sau khi đại dịch kết thúc.
Hiện nay, Bộ Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia cũng đang phối hợp với chính quyền tỉnh Bali để xây dựng và thử nghiệm việc phát triển du lịch trong điều kiện “bình thường mới”, theo đó tuyên truyền người dân duy trì thói quen giữ vệ sịnh và lối sống sạch sẽ, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể, rửa tay, đeo khẩu trang, sử dụng chất khử trùng, giữ khoảng cách trong xã hội.
Số lượng khách du lịch tới đảo thiên đường du lịch Bali tháng 3 vừa qua đã sụt giảm 62% và tới tháng 4/2020 không có khách du lịch nào tới Bali. Người đứng đầu Văn phòng Du lịch Bali Putu khẳng định, hòn đảo này đang từng bước xây dựng và củng cố niềm tin đối với khách du lịch về sự an toàn nơi đây.
Indonesia đặt mục tiêu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho 300.000 người/tháng
Chính phủ Indonesia đã nhập các thiết bị xét nghiệm từ Thuỵ Sĩ với khả năng xét nghiệm 300.000 mẫu bệnh phẩm mỗi tháng.
Bộ doanh nghiệp nhà nước Indonesia vừa nhập 20 máy phản ứng chuỗi Polymerase (PCR). Với các thiết bị này, Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu xét nghiệm 300.000 mẫu bệnh phẩm mỗi tháng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: AFP
Các nhà nghiên cứu thuộc Học viện công nghệ Bandung (ITB) cho rằng, Indonesia có thể sẽ đạt đỉnh dịch Covid-19 sớm hơn sau khi Chính phủ nhập các thiết bị xét nghiệm PCR.
Kể từ khi trường hợp mắc Covid-19 đầu tiên được Tổng thống Joko Widodo công bố vào ngày 2/3/2020, cho đến ngày 9/4/2020, Indonesia ghi nhận 3.294 ca mắc Covid-19, trong đó có 240 trường hợp tử vong.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng con số này chưa phản ánh chính xác thực tế số ca mắc Covid-19 tại Indonesia. Bởi tính đến ngày 8/4, mới có 14.354 người Indonesia được xét nghiệm SARS-CoV-2 trong tổng số 270 triệu dân. Có nghĩa là cứ 1 triệu dân Indonesia thì chỉ có 52 người được xét nghiệm.
Phát ngôn viên chính phủ Indonesia chuyên biệt về Covid-19, ông Achmad Yurianto cho biết, nước này không tiến hành xét nghiệm dựa trên quy mô dân số, mà dựa trên dấu vết của các trường hợp dương tính và những người đến các cơ sở y tế khi có triệu chứng Covid-19.
Chính phủ Indonesia cũng đang tiến hành xét nghiệm nhanh trên diện rộng, tuy nhiên theo phát ngôn chính phủ Indonesia phương pháp này chỉ sử dụng để sàng lọc những người có nguy cơ mắc Covid-19 chứ không cho kết quả chính xác như xét nghiệm phản ứng chuỗi (PCR).
Tiến sĩ, Nuning Nuriani, Người đứng đầu Trung tâm mô phỏng toán học, Học viện công nghệ Bandung (ITB) dự đoán rằng với số lượng thử nghiệm lớn như vậy, dịch Covid-19 ở Indonesia có thể đạt đến đỉnh điểm lây lan vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5, với điều kiện: 90% dân số tự thực hiện cách ly độc lập.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu này cho rằng, mục tiêu xét nghiệm 300.000 người mỗi tháng chưa thể thực hiện ngay bởi cần có thời gian để cải thiện các cơ sở thí nghiệm và đào tạo nguồn nhân lực ở cấp tỉnh. Hiện nay, tỷ lệ xét nghiệm SARS-CoV-2 ở Indonesia thuộc hàng thấp nhất thế giới./.
Hương Trà
Indonesia có thể tăng 92.000 ca nCoV trong hai tháng Chính phủ Indonesia dự báo tới cuối tháng 5, nước này có thể ghi nhận 95.000 người nhiễm nCoV, trong khi số ca nhiễm hiện nay là hơn 2.700. Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati hôm qua công bố số người nhiễm ước tính trên trong phiên điều trần trước ủy ban giám sát các vấn đề kinh tế của quốc...