Du lịch Hoàng Su Phì có gì thú vị?
Nhiều khi đến với Hà Giang, du khách thường nghĩ tới Cột cờ Lũng Cú, Mã Pì Lèng, dinh thự Họ Vương mà ít để ít để ý đến những vùng đất xinh đẹp ở mạn dưới tỉnh Hà Giang còn có một vùng đất vô cùng xinh đẹp để du khách có thể khám phá đó là huyện Hoàng Su Phì.
Vậy Hoàng Su Phì có gì thú vị? Sau đây là những điểm du khách có thể khám phá khi đến Hoàng Su Phì.
Đỉnh núi Chiêu Lầu Thi
Cái tên Chiêu Lầu Thi theo tiếng địa phương là “chín tầng thang”, là một núi thuộc dãy Tây Côn Linh với độ cao 2.402m. Đỉnh núi được kiến tạo bằng những khối đá khổng lồ nối tiếp nhau. Những ngày sương mờ bao phủ nơi đây đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh. Chiêu Lầu Thi còn được biết tới là cái nôi của chè San Tuyết vô cùng nổi tiếng và nhiều loại cây quý hiếm như tam thất, lan kim tuyến, giảo cổ lam, hoa phong lan… Bạn có thể mua về làm quà tặng vô cùng ý nghĩa.
Chợ phiên Hoàng Su Phì
Video đang HOT
Không sa hoa, tráng lệ, rực rỡ ánh đèn, chợ phiên Hoàng Su Phì nằm yên bình dưới chân dãy Tây Côn Lĩnh. Vào chủ nhật hàng tuần, phiên chợ tấp nập với những gian hàng vùng cao và tiếng nói chuyện rộn ràng của bà con, của những đôi trai gái đang hồ hởi, háo hức như đi hội.
Đồn Pố Lũng
Đồn Pố Lũng hay còn gọi là Bốt Pháp, đồn được người Pháp xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XIX. Quần thể kiến trúc này bao gồm hầm hào, lô cốt, sân bay liên hoàn trên một ngon đồi. Cho đến nay Đồn Pố Lũng vẫn giữ được gần như nguyên vẹn. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về những tàn tích mà chiến tranh để lại vùng đất này thì hãy ghé Đồn Pố Lũng nhé.
Check-in với những thửa ruộng bậc thang Hoàng Su Phì kỳ vĩ
Không giống như Mù Cang Chải hay Y Tý, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì có nét hấp dẫn rất riêng có thể mê hoặc bất kỳ ai. Thửa ruộng nằm trên các sườn đồi thoải. Vào mùa con nước cuốn tràn về, Hoàng Su Phì bỗng hóa thành một tấm gương khổng lồ phản chiếu cánh rừng xanh ngát. Đến mùa lúa chín, khắp nơi là một màu vàng óng, dịu dàng, vấn vương hương lúa chín ngọt lành. Mọi thời khắc trong ngày đều tạo nên background check-in tuyệt đẹp. Hãy đến với những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất tại Hồ Thầu, Thông Nguyên, Nậm Ty. Hay những thửa ruộng hình lượn sóng và cánh cung tại Bản Luốc – Sán Sả Hồ.
Nổi bật nhất là bản Phùng. Đây là một bản nhỏ nằm sát đường biên với Trung Quốc, cách trung tâm thị trấn Vinh Quang gần 30km. Để tới được bản, bạn phải đi men theo một con đèo nhỏ vắt ngang qua dãy núi, đường nhỏ, dốc. Trải nghiệm cảm giác phượt xuyên núi rừng lắng nghe tiếng nước chảy róc rách, tiếng chim líu lo rộn ràng sẽ vô cùng thích thú.
Hành trình khám phá Hoàng Su Phì mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm tuyệt vời với thiên nhiên và văn hóa vùng cao. Hãy ghé thăm và khám phá món quà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta nhé. Chúc bạn có những hành trình đáng nhớ!
Thiêng liêng Cột cờ Lũng Cú
Di tích lịch sử Quốc gia Cột cờ Lũng Cú (thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) là biểu tượng thiêng liêng của chủ quyền Tổ quốc Việt Nam.
Đó không chỉ là niềm tự hào của Hà Giang mà còn là niềm hãnh diện của mỗi người Việt Nam.
Du khách tham quan, trải nghiệm khi đặt chân đến Cột cờ quốc gia Lũng Cú - địa đầu Tổ quốc.
Cờ Tổ quốc tung bay trên đỉnh núi Rồng
Cuối tháng 11, Hà Giang đã se lạnh. Theo những cung đường lưng chừng núi, chúng tôi đến Di tích lịch sử Quốc gia Cột cờ Lũng Cú. Tiếp đó là thử thách chinh phục 279 bậc thang bộ và 135 bậc thang hình xoắn ốc để tới đỉnh Cột cờ tận mắt chiêm ngưỡng lá cờ Tổ quốc rộng 54m2 trên điểm cực Bắc của đất nước.
Từ trên cao nhìn xuống, phóng tầm mắt ra xa, du khách thỏa sức ngắm cảnh núi non trùng điệp, hùng vĩ nơi địa đầu Tổ quốc. Hướng mắt xuống chân núi, là cánh đồng Thèn Pả rộng hơn 10 hecta bao trọn núi Rồng, những nếp nhà trình tường, những mái ngói âm dương cổ kính của bản Lô Lô Chải và bản người dân tộc Mông, là những cư dân sống ngay dưới chân cột cờ... Khoảnh khắc đó, ngước mắt ngắm nhìn lá cờ Tổ quốc tung bay phần phật, căng tràn đỏ thắm trong nắng, gió vùng biên ải, mỗi người con đất Việt không khỏi ngập tràn xúc động, tự hào.
Chị Nguyễn Thị Hòa, thuyết minh viên tại điểm di tích Quốc gia Cột cờ Lũng Cú thông tin, Cột cờ Lũng Cú được khởi công ngày 8/3/2010, hoàn thành vào đúng ngày Quốc khánh 2/9/2010. Nơi đây được xây dựng theo mô hình cột cờ Hà Nội nhưng kích thước nhỏ hơn. Cột cờ tọa lạc trên đỉnh núi Rồng, có độ cao 1.468m so với mặt nước biển. Tổng chiều cao cột cờ là gần 35m, lá cờ rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Dưới chân cột cờ có 8 bức phù điêu bằng đá xanh, trên 8 bức phù điêu là những hình ảnh minh họa quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta, đan xen vào đó là các nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc ở Hà Giang. Phía trên 8 bức phù điêu có gắn 8 mặt trống đồng, vừa là biểu trưng của văn hóa Việt Nam, vừa gợi nhớ tiếng trống của vua Quang Trung khi xưa, để con cháu ngàn đời sau ghi nhớ công ơn dựng nước của ông cha ta.
Thu hút du khách
Không chỉ chúng tôi, mà nhiều du khách đều hào hứng và tự hào được đặt chân đến Di tích lịch sử Quốc gia linh thiêng này. Anh Phan Trung Hiếu, du khách đến từ Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, anh cùng nhóm bạn đến Hà Giang nhiều lần để làm từ thiện và mỗi lần nhóm đều đến Cột cờ Lũng Cú. "Ngắm nhìn lá cờ Tổ quốc lớn tung bay, giữa bao la đất trời, tôi thấy thêm tự hào và yêu hơn quê hương mình" anh Hiếu bày tỏ.
Ông Phạm Quốc Lập, Trưởng Phòng VH-TT huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang cho biết, nhiều năm nay, điểm Di tích lịch sử Quốc gia Cột cờ Lũng Cú luôn thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Trung bình mỗi ngày, di tích đón khoảng 200-300 du khách...
Về lá cờ Tổ quốc trên Cột cờ Lũng Cú, Trưởng Phòng VH-TT huyện Đồng Văn chia sẻ, trong suốt những năm tháng chiến tranh và đến mãi sau này, nhiệm vụ bảo vệ lá cờ Tổ quốc trên đỉnh Lũng Cú được giao cho cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lũng Cú. Khi lá cờ bạc màu hoặc bị rách, các chiến sĩ thay thế bằng lá cờ mới. Mỗi lá cờ Tổ quốc đều có số hiệu, có hồ sơ cụ thể về ngày, giờ thượng cờ, hạ cờ. Những lá cờ Tổ quốc sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đã phai màu vì nắng mưa hay bị rách vì gió bão, được Đồn Biên phòng Lũng Cú giữ lại và làm quà tặng cho những đoàn khách đặc biệt đến thăm Lũng Cú. Đến nay, truyền thống ấy vẫn được lưu giữ.
Cùng với các biểu tượng du lịch và địa danh nổi tiếng như Ninh Bình, vịnh Hạ Long, Huế, Khuê Văn Các...; Cột cờ Lũng Cú, tỉnh Hà Giang đã được in trong trang 9 hộ chiếu mới để quảng bá hình ảnh Việt Nam.
Khám phá ngôi làng cổ tích dưới chân núi rồng Sinh sống dưới chân núi Rồng, cách Cột cờ Quốc gia Lũng Cú (Đồng Văn) chỉ hơn 1km, người Lô Lô không chỉ thân thiện, đoàn kết, gìn giữ nhiều nét văn hoá truyền thống đặc trưng của dân tộc, mà còn biết khai thác lợi thế văn hoá của mình thành sản phẩm du lịch đặc trưng, sinh động, thu hút đông...