Du lịch hè: ‘Làng chài cổ vật’ độc đáo ở miền Trung vẫy gọi du khách
Được gọi là “ làng chài cổ vật” với những vết tích tàu đắm mang nhiều cổ vật, làng chài Châu Thuận Biển thu hút du khách với biển trong xanh và rặng san hô tuyệt đẹp. Một điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch mùa hè.
Toàn cảnh sáng sớm của làng chài Châu Thuận Biển NGUYỄN DUY SINH
Nhắc tới Quảng Ngãi, nhiều người hay nghĩ tới đảo Lý Sơn, nhưng trên thực tế, có những vùng biển hoang sơ và đẹp không kém phần dành cho những người ưa khám phá những địa điểm mới lạ.
Vùng biển Bình Châu (còn gọi là thôn Châu Thuận Biển) là một trong những nơi như vậy. Nơi này được ví là “nghĩa địa tàu cổ” bởi vì các chuyên gia đã từng phát hiện dấu tích 10 tàu cổ đắm, khai quật được rất nhiều cổ vật gốm sứ từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 18 nằm gần bờ. Tại đây, du khách thỏa thích vẫy vùng trong nước biển trong veo ngắm san hô, hay ngắm những con tàu cá vào bờ sáng sớm.
Làng chài Châu Thuận Biển (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) phía trước tiếp giáp với biển, sau lưng là những triền cát cao sừng sững. Bãi biển nơi đây thoai thoải kéo dài hơn 10 km từ lâu trở thành bãi tắm lý tưởng cho người dân địa phương cùng du khách.
Đến tham quan vùng biển Bình Châu, du khách có thể trải nghiệm kéo lưới vây cá cùng ngư dân nơi đây hay đơn giản chỉ là ngắm bình minh, hoàng hôn tuyệt đẹp của dải đất miền Trung trong một không gian yên tĩnh, không xô bồ vì quá đông du khách.
Du khách lặn biển ngắm san hô
San hô nhiều màu sắc tuyệt đẹp
Video đang HOT
Du khách có thể vừa lặn vừa chụp hình
Khi ngư dân dùng thúng đưa từng rổ cá vào thì những người buôn cá tranh thủ bơi ra giành rổ cá tươi ngon nhất
Nhộn nhịp sáng sớm khi tàu cá vào
Cảnh người dân mua bán cá lúc bình minh
Hoàng hôn trên làng biển
Ngọn hải đăng Ba Làng An
Làng nghề làm giấy Saa truyền thống - điểm đến độc đáo ở Luang Prabang
Du khách sẽ có cơ hội khám phá lịch sử hàng trăm năm của nghề làm giấy Saa và nét độc đáo của những sản phẩm lưu niệm từ loại giấy truyền thống này.
Cách cố đô Luang Prabang không xa về phía Bắc có 2 làng nghề làm giấy Saa truyền thống ở bản Xangkhong và bản Xienglek. Từ nhiều năm nay, nơi đây đã trở thành điểm đến của nhiều du khách mỗi dịp đến Lào.
Du khách sẽ có cơ hội khám phá lịch sử hàng trăm năm của nghề làm giấy Saa và nét độc đáo của những sản phẩm lưu niệm được làm từ loại giấy truyền thống này.
Ghép hoa lá vào khung bột giấy trước khi đem phơi.
Tại bản Xangkhong, giấy Saa được sản xuất theo quy mô gia đình, nên ông chủ cũng là thợ chính. Tự tay đảo nồi luộc vỏ cây Saa, kiểm tra vỏ cây trong cối giã cho đến hướng dẫn nhân viên đổ bột giấy, ông Nalongkone luôn bận rộn với công việc sản xuất giấy của mình.
Gắn bó với nghề làm giấy truyền thống từ khi còn trẻ, đến nay gia đình ông đã trở thành hộ sản xuất tiêu biểu của dự án phát triển kinh tế "Mỗi làng một sản phẩm ODOP".
Ông cho biết: "Nghề làm giấy Saa ở Luang Prabang khá phát triển. Như tôi, có 2 cơ sở sản xuất thì mỗi nơi cũng cần khoảng 500kg vỏ cây Saa cho 5 lần luộc mỗi tháng, bởi thường để tạo ra 1 tờ giấy thành phẩm sẽ dùng tới 250gr bột".
Tranh vẽ trên giấy Saa bán ở chợ đêm Luang Prabang.
Có lịch sử hàng trăm năm, giấy Saa được các nhà sư làm ra trước hết để ghi chép kinh Phật và gói những đồ vật có giá trị. Bây giờ, du lịch phát triển, giấy Saa chủ yếu được dùng để các họa sĩ vẽ tranh và làm các mặt hàng trang trí như đèn lồng, làm sổ ghi chép, làm tranh nổi, hoặc bồi dày để làm cách loại túi xách du lịch, đựng hàng lưu niệm.
Người thợ làm giấy Saa bây giờ cũng khéo léo hơn khi biết ép các loại hoa, lá tự nhiên vào giấy như một cách trang trí cho sản phẩm vừa đẹp, vừa thân thiện với môi trường. Nhưng dù là cách gì thì cơ bản vẫn giữ một số kỹ thuật sản xuất giấy truyền thống.
Ông Nalongkone nói: "Giấy sản xuất theo phương pháp thủ công nên trước khi luộc thì vỏ cây Saa phải ngâm nước 1 ngày. Sau khi luộc cho thật mềm thì vớt ra phân loại vỏ theo màu trắng hay màu sẫm. Tiếp theo là mang vỏ đi giã thành bột rồi mới đưa vào khung tráng. Cuối cùng là phơi nắng cho giấy khô, tất cả các công đoạn này cũng phải mất từ 3-6 ngày".
Đèn lồng làm từ giấy Saa.
Nghề làm giấy Saa ở Lào cũng giống như nghề làm giấy dó ở Việt Nam. Nguyên liệu chủ yếu vẫn là vỏ cây Saa được khai thác ngoài tự nhiên. Nét độc đáo của giấy Saa ở chỗ là tùy dộ dày mỏng, độ mịn của giấy mà người Lào sáng tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo phục vụ cuộc sống và làm quà lưu niệm bán cho khách du lịch.
Ông Sisavay Vannasi, Phòng nghiệp vụ, Sở Thông tin - Văn hóa- Du lịch tỉnh Luang Prabang cho biết: "Không chỉ chú trọng tuyên truyền, quảng bá nghề làm giấy Saa truyền thống, chúng tôi còn hỗ trợ các hộ sản xuất tìm hướng đa dạng hóa sản phẩm để làng nghề trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Có thể thấy, tất cả những sản phẩm từ giấy Saa tại các sạp hàng ở chợ đêm của tỉnh đều do 2 làng nghề Bản Xangkhong và Bản Xienglek cung cấp, giúp cho giấy Saa được sử dụng gần gũi hơn trong đời sống hiện đại".
Không đơn thuần là một công việc để mưu sinh, nghề làm giấy Saa ở Luang Prabang bây giờ đã trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa. Chính quyền địa phương luôn có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân làm giấy để vừa bảo tồn một nghề thủ công truyền thống, thân thiện với môi trường, vừa tạo thêm nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân;
Không những thế, còn tạo thêm một điểm tham quan hấp dẫn du khách, với những trải nghiệm thú vị cùng những sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, hàng lưu niệm độc đáo, khó quên mỗi khi đặt chân đến thành phố di sản thế giới này./.
Căn nhà màu tím độc đáo ở Cần Thơ hút khách đến 'check-in' Toàn bộ căn nhà và khuôn viên vườn 5.000m2 được thiết kế toàn màu tím cùng nhiều cảnh đẹp, lạ thu hút đông khách đến tham quan. Khách chụp ảnh Căn nhà màu tím Chủ nhân của căn nhà độc đáo là chị Huỳnh Thị Hồng Sen ở phường Tân Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ. Từ cổng nhà, tường nhà, mái...