Du lịch Hà Nội nhanh chóng khởi động, sẵn sàng đón du khách trở lại
Dịch COVID-19 tái phát khiến ngành Du lịch cũng như toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội của Thủ đô bị ảnh hưởng. Đến nay, khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát tại Hà Nội, ngành Du lịch đã nhanh chóng xây dựng kịch bản tái khởi động nhằm thu hút khách, từng bước lấy lại đà tăng trưởng như trước.
Hồ Gươm, điếm tham quan du lịch hấp dẫn tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN
Các điểm đến mong đợi
Nếu các năm trước, thời điểm này, Hà Nội bắt đầu bước vào mùa cao điểm du lịch, với lượng khách trong và ngoài nước có mức tăng đột biến. Năm nay, tình hình đã thay đổi. 8 tháng năm 2020, khách du lịch đến Hà Nội chỉ đạt 6,29 triệu lượt người, giảm 67,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khách quốc tế đạt 1,02 triệu lượt người, giảm 75,6% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều doanh nghiệp lữ hành tạm ngừng hoạt động, nhiều khách sạn bị đóng cửa.
Video đang HOT
Sau khó khăn, những người làm du lịch ở Hà Nội đang kỳ vọng vào những mảng sáng khi dịch bệnh dần được kiểm soát. Chỉ còn nửa tháng nữa, Hà Nội bước vào cao điểm kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao quy mô lớn như: Tuần lễ văn hóa kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội; Lễ hội đường phố “Dấu ấn Hà Nội”; Liên hoan du lịch làng nghề, phố nghề 2020; Lễ hội bơi chải thuyền Rồng Hà Nội mở rộng năm 2020; Liên hoan văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2020; Triển lãm và liên hoan thư pháp Thăng Long – Hà Nội; Liên hoan múa rồng… Đây được cho là cơ hội để thúc đẩy phát triển, xây dựng lại hình ảnh du lịch Hà Nội sau một thời gian dài trầm lắng do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Hơn bao giờ hết, các điểm đến tại Hà Nội trong tâm thế mong chờ du khách đã chủ động chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, xây dựng sản phẩm mới để thu hút khách trở lại. Nhiều di tích, điểm tham quan, vui chơi giải trí đã chỉnh trang cảnh quan môi trường, bố trí thêm các khu nghiên cứu, khu vui chơi, tổ chức nhiều dịch vụ mới… nhằm tạo sự hài lòng cho du khách. Mọi người đều tin tưởng lượng khách du lịch, trước mắt là khách nội địa, sẽ có những khởi sắc trong thời gian tới.
Tại Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nơi mọi người thường ghé qua khi tham quan Hà Nội, hiện tại, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tiếp tục phát triển những sản phẩm lưu niệm chuyên biệt gắn với những giá trị đặc trưng của khu di tích. Các hoạt động giáo dục di sản theo phương pháp mới tại di tích được đẩy mạnh, trong đó chú trọng tăng cường các hoạt động trải nghiệm, tương tác tạo sự thích thú cho học sinh khi tham gia. Trung tâm đang nghiên cứu xây dựng sản phẩm văn hóa du lịch đêm bằng cách sử dụng công nghệ ánh sáng để giới thiệu đến du khách lịch sử hình thành, phát triển Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho biết, kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám diễn ra nhiều hoạt động chào mừng. Trung tâm hy vọng sẽ đón được nhiều khách tham quan trở lại.
Các điểm vui chơi, giải trí thời điểm này cũng đang tất bật chuẩn bị đón khách trở lại. Đặc thù của các điểm này sẽ thu hút khách nội địa nhiều hơn nên việc phục hồi lượng khách sẽ nhanh hơn. Tuy vậy, nhiều điểm vui chơi cơ cấu lại cách thức hoạt động để đạt hiệu quả cao, từng bước thu hút khách.
Trong tháng 9, Công viên Thiên Đường Bảo Sơn mở cửa đón khách các ngày thứ Bảy và Chủ nhật. Trong đó, ngày Chủ nhật, Công viên sẽ bán vé trọn gói, du khách mua vé và được tham quan tất cả các khu Safari, thủy cung, làng nghề, phố cổ, phim trường Dream Land…, được chơi 22 trò chơi không giới hạn số lần. Các nhà hàng tại đây như: Nhà hàng Cung đình, nhà hàng Hobby, chợ quê hoạt động bình thường để phục vụ du khách. Dịch vụ lưu trú với hai địa điểm là Khách sạn Thiên đường Bảo Sơn và homestay Nhà trên cây Mexico cũng hoạt động, cho phép du khách đặt phòng nghỉ theo giờ để có thể vui chơi cả ngày ở công viên. Bên cạnh đó, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật quảng bá văn hóa Việt Nam tới du khách hầu hết đều miễn phí.
Sản phẩm mới thay thế việc giảm giá tour
Khi toàn bộ đường bay, tàu hỏa, ô tô đến Đà Nẵng được khôi phục, nhiều địa phương mở cửa các điểm tham quan, đón khách du lịch cũng là lúc các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội tung ra nhiều sản phẩm mới thu hút khách.
Ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Flamingo Redtours cho rằng, so với lần kích cầu đợt trước, lần kích cầu thứ 2 này giá tour không còn là yếu tố quá hấp dẫn mà quan trọng là sản phẩm mới lạ, độc đáo, mang lại nhiều trải nghiệm khác biệt cho du khách. Thay vì tập trung ồ ạt tất cả các tuyến, Flamingo Redtours đã lựa chọn các điểm đến an toàn, đặc sắc nhất mùa Thu như: Tây Bắc mùa tam giác mạch, Tây Nguyên mùa hoa dã quỳ, miền Tây mùa nước nổi. Bên cạnh đó, đơn vị xây dựng dòng sản phẩm chuyên biệt phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Đây chỉ là trong số rất nhiều dự án mới được Flamingo Redtours công bố ngay trong những ngày đầu tháng 9 khi thị trường du lịch có dấu hiệu ấm lên. Với việc chủ động xây dựng, giới thiệu các sản phẩm tới du khách, Flamingo Redtours hy vọng sẽ đón đầu thị trường trong mùa du lịch mới năm nay.
Hiện tại, Công ty Cổ phần Dịch vụ Lữ hành Thuận An – Ascend Travel đã khởi động lại các tuyến Đông Tây Bắc như: Sapa, Hà Giang và chuỗi các sản phẩm biển như: Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, Phú Quốc, Côn Đảo. Bà Dương Mai Lan, Giám đốc Công ty cho biết, các chương trình hiện có giá bán rất tốt vì các địa phương và các hãng hàng không cùng đồng loạt áp dụng các chính sách kích cầu hấp dẫn. Trên thực tế, đây là thời điểm rất hợp lý để các nhóm bạn bè cùng tổ chức các tour du lịch vì giá cả hấp dẫn và thời tiết mát mẻ. Trong thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nội địa dễ dàng phục hồi hoạt động kinh doanh hơn các doanh nghiệp chuyên tuyến nước ngoài.
Theo Sở Du lịch Hà Nội, dịch bệnh được kiểm soát đang là cơ hội cho ngành Du lịch Thủ đô hồi phục và phát triển. Trước đó, Sở Du lịch đã làm việc với Hiệp hội Du lịch Hà Nội, các câu lạc bộ du lịch, các hãng hàng không, khách sạn, điểm đến du lịch đánh giá tình hình, bàn các giải pháp phát triển du lịch trong tình hình mới. Sở Du lịch đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các điểm đến đa dạng hóa sản phẩm, có chính sách kích cầu thu hút khách, cùng với đó là tổ chức lại hoạt động tăng hiệu quả kinh doanh.
Chiến lược du lịch của Nhật gặp khó
Vào mùa cao điểm du lịch hè, thành phố cổ Kyoto của Nhật Bản thường đón lượng lớn du khách quốc tế. Tuy nhiên, giờ đây đường phố tại đây vắng tanh, nhiều cửa hàng đóng cửa trong khi các khách sạn đang lao đao, mà nguyên nhân là do đại dịch COVID-19. 'Tình hình hiện nay tệ hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Có những ngày tôi chỉ kiếm được 20 USD' - một tài xế taxi 80 tuổi bộc bạch.
Cảnh vắng lặng tại ngôi đền nổi tiếng Kiyomizu ở Kyoto hồi tháng 6. Ảnh: Reuters
Bức tranh buồn ở Kyoto và những thành phố khác thuộc vùng Kansai đã phơi bày điểm yếu trong chiến lược vực dậy kinh tế địa phương bằng du khách quốc tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Chính quyền của ông đặt mục tiêu mỗi năm thu hút 40 triệu du khách nước ngoài, do vậy đã khuyến khích các thành phố trong vùng mở các cảng mới, tăng cường các chuyến bay quốc tế cũng như cấp phép xây dựng khách sạn mới. Kể từ khi phát động chính sách "Abenomics" hồi cuối năm 2012 (với du khách quốc tế là một trong những trụ cột), số lượng du khách nước ngoài đã vượt 30 triệu người hồi năm ngoái, gấp 3 lần con số của năm 2013.
Hồi tháng 1-2020 từng có trên 2,7 triệu khách đến thăm Nhật Bản, nhưng rồi khi xứ sở hoa anh đào đóng cửa biên giới để chống dịch COVID-19, thì con số này trong tháng 6 đã rớt xuống còn 2.600 du khách. Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là những khách sạn, không chỉ mất khách du lịch quốc tế mà những chuyến công tác trong nước và đặt phòng cũng sụt giảm do ngày càng nhiều công ty chuyển sang họp trực tuyến.
ược biết, Kyoto hiện có 664 khách sạn, tăng 25% so với cách đây 5 năm. Trong khi đó, số lượng nhà nghỉ tăng gấp gần 5 lần lên 3.299. Còn ở thành phố Osaka, số lượng phòng khách sạn lên tới 90.000, tăng 80% so với năm 2015. Nhưng Nikko Osaka - một trong những khách sạn hạng sang lớn nhất của thành phố này - hồi tháng rồi có chưa tới 20% số phòng được thuê, giảm mạnh so với tỷ lệ hơn 90% trước khi "dính đòn" COVID-19.
Du lịch Nga kỳ vọng vào kích cầu nội địa Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch ở Nga đang phải trông chờ vào lượng du khách nội địa cũng như các biện pháp kích cầu của chính phủ để từng bước khôi phục lại cỗ máy du lịch. Khu vực bờ sông Moskva vắng vẻ hơn do dịch COVID-19. Ảnh: Trần Hiếu - TTXVN Cũng như nhiều lĩnh vực khác,...