Du lịch Hà Giang xây dựng điểm đến “bản sắc, an toàn, thân thiện”
Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các điểm du lịch trong cả nước bị sụt giảm về lượng du khách và doanh thu.
Riêng đối với tỉnh Hà Giang, sau thời gian dừng đón khách vì dịch Covid-19, du lịch đang có sự phục hồi mạnh nhờ việc xây dựng các điểm đến “ bản sắc, an toàn, thân thiện”.
Để phục hồi ngành du lịch do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, tỉnh Hà Giang thực hiện nhiều giải pháp kích cầu quan trọng. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, ông Nguyễn Văn Sơn cho biết: “Tỉnh Hà Giang xây dựng lộ trình, kế hoạch để xúc tiến quảng bá tiềm năng thế mạnh về du lịch với du khách quốc tế và trong nước. Đặc biệt, trong thời gian đại dịch Covid-19, tỉnh chú trọng khai thác thị trường khách du lịch nội địa với thông điệp điểm đến bản sắc, an toàn, thân thiện”.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tỉnh Hà Giang hướng đến khai thác thị trường khách du lịch trong nước thông qua việc tổ chức hàng loạt hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch liên kết vùng Tây Bắc. Giới thiệu các không gian văn hóa truyền thống tại các hội thảo, trên các trang web, xây dựng các tua tuyến mới gắn với bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc. Điều quan trọng là tỉnh thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh để tạo sự yên tâm, tin tưởng đối với du khách khi thăm Hà Giang.
Sau hơn hai ngày tham quan Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, anh Nguyễn Quang Trung, du khách đến từ quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Tôi chọn Hà Giang là điểm đến trong tháng cuối năm vì muốn cảm nhận cái lạnhh trên vùng cao núi đá, được ngắm phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và đặc biệt các điểm đến ở tỉnh vùng cao này đem lại cho tôi cảm giác thực sự an toàn trước những lo ngại về tình hình dịch bệnh Covid-19″.
Khách du lịch trong nước đến với Hà Giang tăng mạnh trong những tháng cuối năm 2020 còn có sự tác động không nhỏ từ Lễ hội hoa Tam giác mạch. Mùa hoa Tam giác mạch ở Hà Giang kéo dài từ tháng 9 đến cuối năm. Loài hoa này tuy nhỏ bé, mong manh nhưng có sức hút kỳ lạ, thu hút từng đoàn du khách, nhất là khách nội địa lên với Hà Giang.
Qua năm lần tổ chức lễ hội đã tạo được sự chú ý mạnh mẽ của truyền thông, thu hút đông đảo khách du lịch, đang trở thành thương hiệu đặc trưng của du lịch Hà Giang. Lễ hội năm nay có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, trải nghiệm sôi nổi, đặc sắc trải dài từ thành phố Hà Giang lên bốn huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn và kéo dài đến cuối tháng 12.
Bà Triệu Thị Tình, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang cho biết, năm 2020, tỉnh Hà Giang tổ chức kỷ niệm 10 năm gia nhập công viên địa chất toàn cầu và Lễ hội hoa Tam giác mạch. Tỉnh đã xây dựng các kế hoạch chi tiết trong chuỗi các hoạt động, trong đó chú trọng đến các lễ hội truyền thống dân gian của đồng bào dân tộc Mông, dân tộc Dao, dân tộc Pà Thẻn, lễ hội dân tộc Giáy.
Quan tâm gìn giữ nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc để thu hút du khách.
Cùng với đó, tổ chức các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm như là dù lượn, đua xe mô tô trên vùng công viên địa chất. Đây là những sản phẩm du lịch đặc trưng để thu hút du khách đến với Hà Giang nhiều hơn, quyết tâm của tỉnh Hà giang là đưa văn hóa du lịch bản sắc, thân thiện, an toàn đến du khách.
Video đang HOT
Chỉ trong hai tháng 10 và 11, lượng du khách du lịch đến với Hà Giang ghi nhận đạt hơn 500 nghìn lượt người, tăng gần 90% so cùng kỳ năm 2019. Dự báo đến cuối năm 2020, lượng du khách tăng thêm 400 nghìn, cán mốc 1,5 triệu lượt du khách và đạt doanh thu khoảng 1.500 tỷ đồng.
Mùa hoa Tam giác mạch trên Cao nguyên đá Đồng Văn thu hút dự quan tâm lớn từ du khách trong nước.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ 17 (nhiệm kỳ 2020-2025) đặt ra mục tiêu xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Để tăng trưởng đều và phát triển bền vững, ngành du lịch Hà Giang vẫn còn nhiều việc phải làm, nhất là việc huy động các nguồn lực kinh tế theo hướng vừa đầu tư vừa khai thác, tập trung phát triển hạ tầng giao thông, đa dạng hóa các sản du lịch dựa trên những tài nguyên sẵn có.
Bình Định đang là điểm đến "hot" trên bản đồ du lịch Việt Nam
Dù chịu tác động mạnh mẽ do đại dịch Covid-19, nhưng ngành du lịch Bình Định đang trở lại "đường đua" một cách mạnh mẽ, lượng du khách đến địa phương tăng đột biến...
Du lịch đang trở lại "đường đua"
Bình Định đang trở thành điểm đến an toàn - thân thiện - hấp dẫn và ngày càng "sáng hơn" trên bản đồ du lịch Việt Nam, với lượng khách tăng trưởng bình quân đạt 16,7%/năm; doanh thu du lịch tăng trưởng bình quân đạt 55,07%/năm.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh phát biểu tại lễ kỷ niệm 60 năm ngày Du lịch Việt Nam.
Du lịch tỉnh này đang trên đà phát triển mạnh, đặc biệt là trong 5 năm qua. Du lịch đang trở thành một trong những ngành kinh tế "mũi nhọn" có đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH của địa phương này.
Cụ thể, trong giai đoạn 2016 - 2020, du lịch Bình Định đạt nhiều kết quả tích cực: Lượng khách du lịch tăng trưởng 16,7%/năm (năm 2016 đón hơn 3,2 triệu lượt khách, năm 2019 đón hơn 4,8 triệu lượt); doanh thu tăng trưởng 55,07%/năm (năm 2016 đạt 1.497 tỷ đồng, năm 2019 đạt 6.000 tỷ đồng).
Bình Định đang là điểm đến hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế.
Năm 2019, hoạt động dịch vụ du lịch đóng góp 7,2% vào tổng sản phẩm địa phương (GRDP) của tỉnh; tác động lan tỏa của ngành du lịch thể hiện qua việc tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Du lịch Bình Định, trong 6 tháng đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế, dịch vụ du lịch là nhóm ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề. Trong thời gian này, Bình Định chỉ đón hơn 1,1 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 1.364 tỷ đồng.
"Ngoài công tác kịp thời tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh ban hành nhiều chủ trương, giải pháp quan trọng nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực du lịch và phát triển du lịch. Sở Du lịch đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch Bình Định, Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch ở các tỉnh, thành... cùng liên kết, hỗ trợ xây dựng các chương trình kích cầu du lịch địa phương nói riêng và nội địa nói chung", ông Nguyễn Văn Dũng cho biết.
Du khách đến khu du lịch Kỳ Co, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20km.
Ông Dũng cho biết thêm, Bình Định đang nằm trong số các tỉnh, thành trong nước có sự phục hồi nhanh nhất về du lịch. Tháng 6/2020, tổng số lượt máy bay cất, hạ cánh đến Sân bay Phù Cát từ 3 đầu TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, Hải Phòng là 1.488 lượt, tăng gấp 2,5 lần so với tháng 5/2020. Hiện nay, mỗi ngày Sân bay Phù Cát có tổng cộng 30 chuyến đến và 30 chuyến đi...
Điểm đến hấp dẫn - thân thiện - an toàn
Hiện nay, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Bình Định cũng phát triển mạnh, đồng bộ. Năm 2017, có 156 cơ sở lưu trú du lịch, đến nay đã tăng lên 320 cơ sở lưu trú du lịch (tổng cộng 7.906 phòng), bao gồm: 1 khách sạn 5 sao, 7 khách sạn 4 sao, 7 khách sạn 3 sao, 39 khách sạn 2 sao, 45 khách sạn 1 sao, 221 cơ sở lưu trú đạt chuẩn du lịch.
Du khách thỏa thích lặn biển Kỳ Co ngắm san hô.
Số dự án đầu tư lĩnh vực du lịch chiếm tỷ lệ cao trong số các dự án đầu tư vào tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 53 dự án đầu tư về du lịch, trong số này thì 14 dự án đã hoàn thành hoặc hoàn thành từng phần đi vào hoạt động và 39 dự án đang triển khai đầu tư...
Một số địa phương trong tỉnh đã chủ động xây dựng đề án, kế hoạch phát triển du lịch. Qua đó, giá trị tài nguyên du lịch được phát huy, hình thành về cơ bản các cụm, khu, điểm, tuyến du lịch trọng điểm; sản phẩm du lịch từng bước được đa dạng, nâng cao chất lượng, bước đầu đã định vị được một số sản phẩm du lịch đặc thù.
Một góc thành phố biển Quy Nhơn về đêm (ảnh: Nguyễn Dũng).
Ông Nguyễn Văn Dũng cho biết, 6 tháng cuối năm 2020, ngành Du lịch tập trung các giải pháp để đón khách trở lại. Tiếp tục thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xúc tiến quảng bá du lịch, phát triển TP Quy Nhơn trở thành trung tâm du lịch của vùng gắn với thương hiệu "Quy Nhơn - Thành phố du lịch sạch ASEAN".
Ngành đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, du lịch Bình Định ước đón hơn 8 triệu lượt khách, tăng trưởng 14,2%/năm; thu hút lực lượng lao động trực tiếp trong ngành là 18.000 người; đóng góp 10% vào GRDP...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh chia sẻ dù phát triển sau, song ngành Du lịch Bình Định có lợi thế là học được kinh nghiệm từ các địa phương khác. Cùng với sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, nỗ lực của các đơn vị, doanh nghiệp của ngành. Trong 2 năm liền du lịch Bình Định trở thành điểm đến thu hút khách du lịch, đạt được danh hiệu uy tín trong bảng xếp hạng của ngành du lịch trong nước và thế giới.
Thành phố biển Quy Nhơn - Bình Định là 1 trong 3 thành phố đại diện cho Việt Nam được nhận giải thưởng "Thành phố Du lịch sạch Asean 2020" tại diễn đàn Du lịch Đông Nam Á - ATF 2020. Đặc biệt, mới đây thành phố Quy Nhơn vinh dự góp mặt cùng 4 địa phương Việt Nam có tên trong danh sách 20 địa điểm du lịch bụi tốt nhất 2020 do Hostelworld xếp hạng.
"Mỗi người dân Bình Định là 1 đại sứ du lịch"
Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ khôi phục ngành du lịch do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, sáng 8/7, Sở Du lịch tỉnh Bình Định phát động chương trình "Mỗi người dân Bình Định là 1 đại sứ du lịch".
Mỗi người dân Bình Định là đại sứ du lịch
Theo đó, 8 phường, xã ở TP Quy Nhơn cùng kỳ cam kết triển khai Lồng ghép việc thực hiện chương trình "mỗi người dân là một đại sứ du lịch" với các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương; chung tay giám sát, phát hiện và phản ánh kịp thời với các cơ quan chức năng về những trường hợp vi phạm ảnh hưởng đến môi trường du lịch.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định cho rằng sự phát động của chương trình mỗi người dân là đại sứ du lịch đó là sự tôn vinh, sự đóng góp của người dân Bình Định trong việc chung tay phát triển du lịch. Với những lời hay, cử chỉ đẹp, với sự thân thiện, mến khách và sự hòa đồng, hòa nhã cũng như giới thiệu cho du khách về những tiềm năng thế mạnh của du lịch Bình Định. Du lịch không phải chỉ riêng của ngành du lịch mà đó là sự chung tay đóng góp của cả cộng đồng dân cư.
Lễ hội hoa Tam giác mạch 2020: Một Hà Giang đổi mới, trẻ trung, đậm đà bản sắc Với chủ đề 'Sắc hoa cao nguyên đá', Lễ hội hoa Tam giác mạch tỉnh Hà Giang lần thứ VI - năm 2020 sẽ được khai mạc vào tối 28/11 tại Quảng trường 26/3 (TP Hà Giang) và điểm cầu thị trấn Đồng Văn. Hoa tam giác mạch Hà Giang thu hút giới trẻ tham quan trải nghiệm Nhiều năm trở lại đây,...