Du lịch Đồng Nai: Nhiều sản phẩm độc đáo
Đồng Nai là nơi có nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm khá đặc sắc, nổi tiếng trong vùng. Những sản phẩm trên rất thích hợp để khách du lịch thưởng thức tại chỗ, mua làm quà cho người thân, bạn bè hoặc giữ làm kỷ niệm.
Chuối sấy ở xã Quang Trung (huyện Thống Nhất) ngoài cung cấp cho thị trường nội địa còn xuất khẩu. Ảnh: K. Minh
Sản phẩm của các làng nghề tại Đồng Nai chia làm 2 loại, dùng để ăn hoặc trưng bày. Những sản phẩm dùng để ăn gồm có: bánh tráng, cốm dẹp, bánh gai, chuối sấy khô, hủ tiếu, bánh ướt, bột sắn dây, rưụ bưởi, nem bưởi… Những mặt hàng có thể dùng làm quà lưu niệm thì có gốm, đồ gỗ mỹ nghệ, dệt thổ cẩm…
* Nổi tiếng trong vùng
Những du khách đã từng đến Đồng Nai vài lần đều biết đến những đặc sản nổi tiếng của tỉnh như: chuối sấy khô, chuối sấy dẻo được sản xuất ở xã Quang Trung (huyện Thống Nhất); bánh gai ở phường Tân Mai
(TP.Biên Hòa), xã Hố Nai 3 (huyện Trảng Bom); cốm dẹp xã Vĩnh Thanh, trà, bánh huyết xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch); rưụ bưởi, nem bưởi, bánh tráng (huyện Vĩnh Cửu); bột sắn dây xã Bình Minh (huyện Trảng Bom)… Những làng nghề trên không chỉ sản xuất cung cấp tại địa phương mà còn bán ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước, xuất khẩu qua một số nước.
Chị Lê Phương Linh ở quận Thủ Đức (TP.Hồ Chí Minh) cho hay: “Đồng Nai có nhiều cảnh đẹp nên tôi và gia đình hay đến các khu du lịch trên địa bàn tỉnh để vui chơi. Tôi thích nhất món chuối sấy khô ở Thống Nhất, mùi vị ngon và đặc trưng hơn những vùng khác nên mỗi lần đi qua vùng này tôi đều mua về thưởng thức và làm quà cho bạn bè”. Cũng theo chị Linh, những đặc sản này nên bày bán trong các khu du lịch để khách tham quan có thể thưởng thức và mua về.
Bánh tráng Thạnh Phú ở xã Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu) là đặc sản được nhiều người dân trong vùng ưa thích. Ảnh: K. Minh
Chị Nguyễn Thanh Thảo ngụ tại TX.Dĩ An (tỉnh Bình Dương) chia sẻ: “Tôi và bạn bè thích đến Đồng Nai chơi vì nơi đây có nhiều món ngon nếu đã nếm thử rất khó quên như: bánh huyết, bánh bèo tại xã Phú Hội. Ngoài ra, đến Đồng Nai còn có thể thưởng thức một số đặc sản rau rừng, thủy sản được chế biến khá ngon”. Gần đây, các khu du lịch trong tỉnh đã chú ý nhiều đến việc đưa các món ngon đặc sản của mình vào thực đơn cho khách du lịch khi đến vui chơi, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, những sản phẩm cho du lịch trong các khu du lịch chưa được bày bán nhiều. Do đó, du khách có nhu cầu muốn mua không dễ, thường phải tự tìm đến những nơi sản xuất để mua.
* Chưa chú ý đến kênh du lịch
Tìm hiểu tại các làng nghề sản xuất gỗ mỹ nghệ, gốm…thì được biết hầu hết các cơ sở này đều không chú ý đến sản xuất các sản phẩm làm quà lưu niệm cho du lịch. Vì thế, kênh bán hàng này hiện còn đang bị bỏ ngỏ.
Video đang HOT
Đồng Nai nổi tiếng cả nước với nghề sản xuất gỗ mỹ nghệ với các sản phẩm là: tranh gỗ, tượng gỗ, mô hình thuyền, máy bay, tàu thuyền, thú… Các cơ sở sản xuất chủ yếu làm theo đơn đặt hàng cho các điểm du lịch ở Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội, nhưng tại Đồng Nai rất hiếm.
Đặc sắc với gốm Biên Hòa. Ảnh: K. Minh
Ông Đoàn Minh Tiên, chủ Cơ sở gỗ mỹ nghệ Minh Tiên ở xã Xuân Tâm ( huyện Xuân Lộc) cho biết: “Cơ sở của tôi thường sản xuất theo đơn đặt hàng, trong đó có nhiều khu du lịch ở Nha Trang, các tỉnh miền Trung và miền Bắc. Các khu du lịch ở Đồng Nai đặt hàng làm quà lưu niệm bán trong các khu du lịch rất ít”. Cũng theo ông Tiên, nếu các khu du lịch trong tỉnh đặt hàng, sẽ ưu tiên thực hiện vì muốn quảng bá nghề truyền thống của địa phương đến các du khách trong và ngoài nước.
Trong 9 tháng của năm 2019, Đồng Nai đã đón trên 3,5 triệu lượt khách du lịch và dự kiến năm nay sẽ đón trên 4,3 triệu lượt khách đến tỉnh. Đây là một thị trường lớn cho các làng nghề nếu kết nối được với các khu du lịch. Đồng thời, sản phẩm làng nghề góp phần để du lịch Đồng Nai thêm đặc sắc, tăng doanh thu cho ngành.
Khánh Minh
Theo baodongnai.com.vn
"Mùa lũ đẹp" miền Tây: Giá cá linh giảm 3-4 lần, điên điển nở vàng đồng
Năm nay lũ về muộn, lượng cá tôm có ít hơn những năm trước, nhưng hiện người dân các tỉnh đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long thấy phấn khởi vì có thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống. Lũ cũng mang phù sa về cho đất thêm màu mỡ.
Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam dự báo, năm 2019 lũ nhỏ, diễn biến mưa trên lưu vực cùng với các tác động do điều tiết thủy điện trên lưu vực. Mực nước lũ lớn nhất tại Tân Châu theo khả năng thấp, chỉ ở mức 3,0 - 3,5m.
Dự báo lũ ở vùng trung tâm đồng bằng, đỉnh lũ lớn nhất xuất hiện 29/9 - 01/10. Năm nay sản lượng cá đánh bắt được giảm hơn rất nhiều vì lũ nhỏ, chỉ đạt 50 - 60% sản lượng. Với nhiều ngư dân kinh nghiệm với tình hình lũ về muộn như hiện nay thì lượng cá tôm sẽ ít hơn, cá linh cũng ít hơn so với các năm trước, nhưng cũng giúp cho người dân có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
Đi doc bơ đê cac xa biên giới Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B (huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp), phường An Lạc (Đồng Tháp) sẽ bắt gặp canh đanh băt ca tôm. Trên nhưng con kênh, canh đông mênh mông nươc, canh ngươi dân thu hoach thuy san mua lu kha sôi nôi; ngươi giăng lươi, tha câu...
Ngup lăn trong dòng nước tư khoang 5 giơ sang đên trưa, lanh leo, vât va la vây nhưng nhưng ngươi lam nghê đanh băt ca linh trong nước mua lu luôn vui ve, lac quan. Ho luôn mong co môt "mua lu đep", bơi lu vê cang cao, ca tôm cang nhiêu, thu nhâp cang tăng.
Vưa keo lên môt me lươi, anh Trần Thanh Quang có tay nghề gần 20 năm đánh bắt cá linh non trong mùa lũ ở xã Thường Thới Hậu A (huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp) cho biết: "Năm nay nước lũ về muộn hơn so với cùng kỳ năm rồi khoảng 1 tháng và nước thấp. Việc đánh bắt cá linh khó khăn hơn vì sản lượng giảm, mỗi ngày keo 5 - 6 me lươi va thu được 7 - 8 kg ca, chu yêu la ca linh va ca chôt. Thời điểm này, cá linh non được thương lái thu mua từ 70.000 - 80.000 đồng/kg, cá linh làm sạch ruột bán tại chợ từ 110.000 - 120.000 đồng/kg, giảm khoảng 3 - 4 lần so với cách đây 1 tháng...".
Theo anh Quang, dù lương ca thu đươc it hơn moi năm, nhưng thu nhâp tư viêc keo ca cung kiêm đươc khoang 400.000 - 500.000 đông môi ngay, góp phần đáng kể vào việc cải thiện đời sống trong lũ. Mừng lắm. Nước lũ về đã có cá linh để làm các món kho, canh chua với bông súng, điên điển...
Ngược qua bờ Tây sông Hậu, tại thị xã Tân Châu, một địa phương đầu nguồn của tỉnh An Giang được xem là "xứ cá mùa lũ" ở miền Tây, trên sông, rạch và một số cánh đồng trũng nước đã tràn bờ. Ngay khi nước tràn đồng, nhiều người dân đã tất bật với việc chài lưới để khai thác nguồn lợi thủy sản.
Anh Nguyễn Văn Cần, xã Phú Lộc, thị xã Tân Châu (An Giang) quanh năm sống bằng nghề thả lưới chia sẻ: Hơn 2 tháng nay, người dân nơi đây ngóng mùa nước nổi; có nước về bà con rất vui, nhưng hiện mực nước còn thấp hơn mọi năm. Với tình hình nước về muộn và thấp như hiện nay thì lượng cá, tôm sẽ ít hơn so với các năm trước. "Tôi sống bằng nghề lưới, đi giăng một đêm cũng khoảng 3- 4 kg, có khi chỉ 2 kg với đủ loại cá.
"Tuy không nhiều nhưng cũng đủ sống qua ngày. Năm nay nước lũ về người làm lưới mừng nắm. Tôi lên đồng giăng lưới để kiếm sống, đánh cá bán kiếm tiền. Năm rồi, vào tháng này nước sâu ngập đầu luôn, tôm, cá rất nhiều, với mỗi dây lưới 100m bắt được chừng 6 - 7 kg cá là bình thường, còn giờ giảm nhiều" - anh Cần nói.
Du lu vê chưa cao nhưng nhiều ngươi dân vung lũ An Giang đa nô nưc thu hoach san vât để tăng thu nhâp. Vê xa Phú Hội, huyện An Phú (An Giang) dê dang nhin thây trên nhưng bờ bao ngâp nươc, ngươi dân đang nô nưc đi hái bông điên điển. Đây la môt loai rau đăc san chi co trong mua nươc nôi.
Với người dân vùng lũ, bông điên điển gắn bó với họ tự thuở nào không biết. Anh Võ Văn Phong ở ấp 2, xã Phú Hội (huyện An Phú -tỉnh An Giang), cho biết: Xứ này điên điển nhiều lắm. Mùa nước ngập, bông nở vàng đồng. Từ lúc còn nhỏ, tôi đã theo mẹ bơi xuồng đi hái bông điên điển về nấu ăn.
"Bông điên điển trở thành món ngon nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng nên giá bán ở chợ cũng tương đối cao. Hiện tại, giá bông điên điển bán ở chợ từ 20.000 - 25.000 đồng/kg. Bông điên điển hái buổi sớm ngon lắm", anh Phong bộc bạch.
Trở lại xóm làm lọp cá linh Cồn Cóc (xã Phước Hưng, huyện An Phú), tuy không sôi động như chục năm trước nhưng nghề làm lọp cũng giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương. Năm nay lũ về muộn, một phần vì người dân sử dụng lại lọp cũ để đặt, nên lượng lọp làm ra không nhiều.
Ông Huỳnh Văn Tòng ở ấp 2, xã Phước Hưng người gắn bó mấy chục năm với nghề làm lọp cá linh ở Cồn Cóc cho biết: "Nhớ chục năm trước mà thấy ham, mỗi năm làm mấy chục ngàn cái lọp, giao khắp các tỉnh, thành phố, có cả dân bên Campuchia đi ghe lớn qua mua. Cả xóm làm nhộn nhịp ngày đêm mới kịp giao hàng. Mấy năm nay lũ kém (trừ năm rồi lũ bất thường), cá ít dần nên người ta cũng bỏ nghề đặt lọp cá linh".
Năm nay lũ về muộn, lượng cá, tôm có ít hơn những năm trước, nhưng hiện người dân các tỉnh đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long thấy phấn khởi vì có thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống. Lũ cũng mang phù sa về cho đất thêm màu mỡ. Cho nên, người dân luôn hy vọng năm nay sẽ có một "mùa lũ đẹp" để họ có thể hòa mình "sống chung với lũ".
Dưới đây là một số hình ảnh về hoạt động đánh bắt thủy, hải sản của người dân Đồng bằng sông Cửu Long khi lũ về:
Vùng trũng đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp nước đã tràn bờ, người dân đang tất bật với việc thác thủy sản.
Ngư dân cũng đã bắt tay vào việc mưu sinh mùa lũ.
Anh Nguyễn Văn Cần, xã Phú Lộc, thị xã Tân Châu (An Giang) thả lưới bắt cá mùa nước nổi.
Nước đã tràn bờ, người dân vùng lũ giăng lưới bắt cá linh.
Anh Võ Văn Phong ở ấp 2, xã Phú Hội (huyện An Phú - An Giang) hái bông điên điển trong mùa nước nổi.
Theo Phương Nghi (Báo điện tử Đảng Cộng sản)
Bắt kẻ dâm ô trẻ em cùng xóm trọ Chiều 29-9, Cơ quan CSĐT Công an huyện Gò Dầu (Tây Ninh) đã bắt giữ Hạ Thanh Tùng (SN 1988, ngụ huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) về hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi. Theo điều tra ban đầu: Lúc 13h30' ngày 15-9, Công an xã Phước Đông (huyện Gò Dầu) nhận đơn tố cáo từ gia đình của cháu Nguyễn N....