Du lịch dịp nghỉ lễ 30/4: Cháy tua
Sau 3 năm đóng cửa vì COVID-19, du lịch có những tín hiệu tích cực từ đón khách quốc tế cũng như khách đi nước ngoài.
Nhiều doanh nghiệp kín tua khách đặt nghỉ lễ và cháy vé máy bay, combo nghỉ dưỡng dịp này. Nhu cầu khách đi du lịch tăng vọt.
Vận tải nhộn nhịp dịp 30/4-1/5
Tìm hiểu thông tin về thị trường du lịch
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, nhu cầu đi lại du lịch, nghỉ ngơi của người dân sẽ tăng cao, do dịp này được nghỉ 4 ngày liên tục (từ 30/4 đến hết ngày 3/5). Với hàng không, khảo sát trang bán vé của một số hãng cho thấy dịp này vé giá rẻ đã bắt đầu hết, chỉ còn vé giá tầm trung hoặc cao.
Những ngày từ 29/4 – 1/5, đường bay TPHCM – Hà Nội, Vietnam Airlines chỉ còn vé giá từ 2 triệu đồng/vé/chiều trở lên, một số chuyến giờ bay đẹp chỉ cón vé từ 2,4 triệu đồng/chiều trở lên; Vietjet có vé giá từ 1 triệu đồng/vé trở lên.
Trong khi đó, đường bay Hà Nội – Phú Quốc được nhiều khách chọn, vé của Vietnam Airlines chỉ còn giá từ 4,1 triệu đồng/vé trở lên, thậm chí 1 số chuyến bay chỉ còn vé thương gia gần 7 triệu đồng/vé. Với đường bay Hà Nội/TPHCM – Đà Nẵng/Huế/Đà Lạt… vé cũng phải trên 2 triệu đồng/chiều…
Theo thống kê, lượng khách du lịch quốc tế tháng 3 ước đạt 15.000 lượt khách, tăng mạnh so với giai đoạn thí điểm đón khách quốc tế. Tổng số khách du lịch nội địa 3 tháng đầu năm 2022 đạt khoảng 26,1 triệu lượt khách. Tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 3 tháng đầu năm 2022 đạt 22.358 lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch 3 tháng đầu năm 2022 ước đạt 111,18 nghìn tỷ đồng.
Trong dịp này, các hãng hàng không gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO dự kiến tăng số chuyến bay thêm 10% so với giai đoạn năm 2019 (khi chưa có dịch COVID-19).
Cụ thể, giai đoạn từ 28/4 – 4/5, Vietnam Airlines và VASCO khai thác trên 2.000 chuyến bay với gần 395.000 chỗ; Pacific Airlines cung ứng trên 270 chuyến bay, với 51.000 chỗ.
Các chuyến bay tăng tải tập trung vào các đường bay kết nối Hà Nội/TPHCM với những điểm du lịch như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Đà Lạt, Nha Trang, Phú Quốc, Côn Đảo… Với đường bay quốc tế, trong tháng này, các hãng cũng dự kiến mở thêm các đường bay mới tới Ấn Độ, hoặc kết nối thêm đường bay quốc tế tới Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc.
Video đang HOT
Với đường sắt, tin từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho hay, dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, bên cạnh 3 đôi tàu Thống nhất Bắc – Nam đang khai thác, đường sắt chạy thêm gần 50 đoàn tàu khu đoạn kết nối các địa phương thu hút đông khách du lịch dịp nghỉ lễ.
Cụ thể, phía Bắc, đường sắt chạy thêm 30 đoàn tàu nối Hà Nội với Lào Cai, Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng và ngược lại. Khu vực phía Nam chạy thêm các đoàn tàu nối TPHCM với Phan Thiết, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng và ngược lại.
Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa cho biết, trong 3 tháng đầu năm nay, hàng không đã nhộn nhịp trở lại với bay nội địa, đặc biệt là nối lại hoạt động chở khách quốc tế từ ngày 15/3. Tuy vậy, theo ông Hòa, xung đột Nga – Ukraine đã ảnh hưởng làm tăng chi phí khi hãng phải khai bay vòng xa hơn, cùng với giá nhiên liệu tăng cao (trên 160 USD/thùng) tiếp tục gây áp lực lên chi phí hoạt động bay.
Trong quý 1/2022, Vietnam Airlines đã vận chuyển gần 3 triệu lượt khách, doanh thu hợp nhất ước đạt 11.200 tỷ đồng. Dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, cùng với tăng chuyến để đáp ứng nhu cầu khách và đón cao điểm hè, hãng này dự kiến nối lại 7 đường bay nội địa và quốc tế.
Điểm mới trong dịp lễ năm nay là các tua đi du lịch nước ngoài bắt đầu được khai thác trở lại sau hai năm ngưng vì dịch COVID-19. Tổng Giám đốc Công ty Flamingo Redtour Nguyễn Công Hoan cho biết, cùng với việc quảng bá điểm đến trong nước, từ đầu tháng 3/2022 nhiều công ty du lịch bắt đầu tung ra các tour nước ngoài đến tua: Maldives, Dubai, Thái Lan…
Du lịch phục hồi nhanh chóng
Từ 15/3 khi Việt Nam chính thức mở cửa du lịch, các công ty du lịch đã chính thức mở lại toàn bộ các tua du lịch ở tất cả các tỉnh thành. Các tua du lịch phía Nam điểm đến vẫn tập trung chủ yếu là các thành phố biển Phú Quốc, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt…
Ở phía Bắc, các địa điểm nổi tiếng như Sapa, Lạng Sơn, Mai Châu, Hà Giang, Ninh Bình, Quảng Ninh… cũng được các công ty du lịch khai thác triệt để.
Khảo sát các trang web du lịch lớn như Travel, Dulichviet, Vietravel, Saigon-Tourist, các tua du lịch như Đà Lạt, Đà Nẵng, Phú Quốc… vẫn hút khách hơn cả. Nhiều tua theo nhóm thông báo chỉ còn khoảng 8-10 chỗ trống.
Theo thống kê trên nền tảng đặt phòng Agoda, hiện nhiều khu nghỉ ở Sa Pa, Lào Cai kín tới 90% phòng đêm 30/4 và 1/5, như Topas Ecolodge, Sa Pa Jade Hill Resort, khách sạn trung tâm Eden Boutique, Mường Hoa View Hotel…
Ông Trần Thanh Thủy, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Sa Pa (Lào Cai) nhận định, do phân khúc khách sạn cao cấp ở Sa Pa không có quá nhiều, một số du khách đặt sớm hơn so với năm ngoái, để tránh hết phòng. Ông cho biết, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp hoặc ở trung tâm, vị trí đắc địa tại Sa Pa đang rất hút khách, cuối tuần bình thường có thể kín tới 70% phòng.
Tương tự, nhiều khách sạn gần biển ở Nha Trang, Khánh Hòa; TP Vũng Tàu cũng kín tới 90% phòng trong hai ngày 30/4-1/5, theo thống kê từ Booking.com. Tại Phú Quốc, Kiên Giang nhiều resort, khách sạn 4-5 sao giáp biển đã lấp đầy trên 90% như Sunset Beach Resort, Anja Beach Resort, Vinholidays Fiesta…
Ông Nguyễn Vũ Khắc Huy, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Kiên Giang cho biết, từ 25/3, nhiều khách sạn từ 3 sao trở lên đã báo đầy phòng, nhà xe, tàu cũng sớm kín chỗ, các công ty du lịch làm việc liên tục để chốt đoàn cho dịp nghỉ lễ sắp tới. Thị trường nội địa đang khởi sắc rõ rệt.
Dịp lễ 30/4 và 1/5 được xem là “giai đoạn vàng” giúp ngành du lịch và doanh nghiệp lữ hành ít nhiều tạo đà cho mùa du lịch hè sắp tới sau 3 năm “ngủ đông” tránh dịch.
Tuy nhiên, từ kinh nghiệm đón khách bùng nổ dịp Tết Nguyên đán vừa qua, công tác đón khách của một số địa phương cũng bộc lộ nhiều bất cập. Có những thời điểm du khách phải dựng tạm lều để ngủ vì không thể tìm được khách sạn hay nhà nghỉ… hay bị chặt chém giá cao. Hiện khách sạn từ 4 đến 5 sao đã kín khách đặt từ sớm. Đến nay khách hàng muốn đặt phòng ở khung thời gian từ 30/4 đến 3/5 rất khó.
Bên cạnh đó, du khách cũng ưa chuộng các combo du lịch tự túc vì mức giá hấp dẫn, lịch trình tự do và có thể chủ động di chuyển bằng phương tiện cá nhân. Hiện tại, Vietrantour đang giới thiệu tour caravan (du lịch bằng xe tự lái) Tây Bắc mùa hoa nở 5N4Đ với mức giá 5.590.000 đồng/người.
Hình ảnh "nhàu nhĩ" của chiếc máy bay bị "bỏ rơi" suốt 14 năm ở Nội Bài
Phơi mưa phơi nắng suốt 14 năm nên ngoại thất chiếc Boeing 727-200 màu đỏ nay đã nhuộm rêu phong. Phần đuôi máy bay bị xé toạc.
Dòng chữ biểu tượng "air dream" in nổi trên chiếc máy bay đã... xám úa.
Chiếc Boeing nói trên từng thuộc sở hữu của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines, Campuchia. Theo giấy phép bay, hãng này khai thác chặng bay Siêm Riệp - Hà Nội bằng máy bay Boeing 737 với tần suất mỗi ngày một chuyến, chuyến đầu tiên bắt đầu vào ngày 2/3/2007.
Ngày 5/3/2007, Royal Khmer Airlines quyết định thay đổi máy bay, chuyển từ Boeing 737 sang khai thác bằng Boeing 727-200 và duy trì hoạt động bay thường lệ. Đến ngày 30/4/2007, sau khi kết thúc hành trình đến Hà Nội, máy bay gặp sự cố kỹ thuật và phải hủy chuyến khứ hồi về Siêm Riệp. Khi đó, do thời gian hoạt động ngắn nên Cụm cảng hàng không Miền Bắc chưa ký hợp đồng với Royal Khmer Airlines mà thực hiện thanh toán chi phí khai thác trực tiếp theo từng chuyến.
Chiếc Boeing 727 ngừng bay từ ngày 1/5/2007 và đỗ tại Nội Bài cho đến nay. Hiện tại, chiếc máy bay này không còn khả năng khai thác và không thể khôi phục. Đáng nói, kể từ ngày 1/5/2007 đến nay, chiếc máy bay bị "bỏ rơi" tại Nội Bài và không có chủ sở hữu nào đứng ra thanh toán chi phí phát sinh về dịch vụ sân đỗ, dịch vụ bảo vệ máy bay.
Dòng chữ biểu tượng "air dream" đến nay đã vĩnh viễn không thể đạt được khát vọng như buổi sơ khai của nhà vận chuyển.
Việc một chiếc máy bay hỏng đỗ lại khu bay đã chiếm dụng vị trí, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác và trở thành nơi thu hút chim và động vật hoang dã đến trú ẩn, gây ảnh hưởng đến an toàn hoạt động bay ở Nội Bài.
Đuôi chiếc máy bay đã bị thời gian, mưa nắng "xé toạc".
Nhà chức trách hàng không Việt Nam đã nhiều lần gửi văn bản gửi Royal Khmer Airlines yêu cầu nhận lại máy bay và đề nghị nhà chức trách hàng không Campuchia phối hợp giải quyết vấn đề này nhưng... bất thành. Ủy ban Nhà nước về hàng không dân dụng của Campuchia đã có phản hồi bằng thông báo khẳng định giấy chứng nhận khai thác tàu bay của Royal Khmer Airlines đã bị thu hồi, đồng nghĩa với việc chiếc máy bay B727-200 này đã bị xóa đăng ký quốc tịch Campuchia. Cơ quan này đề nghị Cục Hàng không Việt Nam xử lý theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
Năm 2017, Chính phủ đã chỉ đạo xác lập quyền sở hữu Nhà nước và phương án xử lý đối với máy bay Boeing B727-200 của Campuchia tại Nội Bài, giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc bán đấu giá tài sản theo đúng quy định pháp luật.
Trong những năm qua, đã có nhiều đơn vị đề xuất được sử dụng chiếc máy bay này. Bộ Công an từng có văn bản đề nghị sử dụng chiếc máy bay này để diễn tập chống khủng bố, trường Học viện Hàng không đã nhiều lần xin sử dụng làm giáo cụ học tập, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cũng đề nghị sử dụng để diễn tập phòng cháy chữa cháy, diễn tập an ninh an toàn hàng không; thậm chí có cả doanh nghiệp đề xuất đổi bánh, kẹo, rượu bia lấy máy bay Boeing 727-200 với trị giá 3 tỷ đồng.
Cách đây hơn nửa năm, Bộ Tư lệnh đặc công cũng đề xuất cơ chế sử dụng chiếc máy bay cũ và trực tiếp đến Nội Bài để khảo sát thực tế, đánh giá hiện trạng, tuy nhiên đến nay dường như mọi việc đã chìm vào quên lãng...
Microsoft đóng cửa mạng xã hội LinkedIn ở Trung Quốc Ngày 14/10, Tập đoàn công nghệ Microsoft của Mỹ thông báo sẽ đóng cửa trang mạng xã hội LinkedIn ở Trung Quốc sau khi Bắc Kinh siết chặt kiểm soát các công ty công nghệ nước ngoài. LinkedIn được thiết kế riêng cho cộng đồng doanh nghiệp, cá nhân với mục đích tìm kiếm việc làm hoặc tuyển dụng nhân sự. Biểu tượng...