Du lịch dịp hè, đến tỉnh nào để không bị cách ly?
Sau nhiều ngày không phát hiện thêm ca bệnh Covid-19 mới, nhiều địa phương dần nới lỏng giãn cách. Tuy nhiên tính tới ngày 17/6, mỗi địa phương áp dụng biện pháp cách ly người về khác nhau.
Dưới đây là một số lưu ý nếu bạn có nhu cầu đi du lịch tại các điểm nổi tiếng trong nước dịp hè này.
Quảng Ninh
Từ chiều 8/6, các khu, điểm du lịch, di tích, danh thắng, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, cơ sở dịch vụ tại Quảng Ninh mở cửa trở lại, tổ chức đón du khách nội tỉnh.
Các sân golf được hoạt động đón khách nội tỉnh UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các cơ sở dịch vụ, du lịch phải tổ chức các hoạt động nêu trên một cách có kiểm soát, tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
Ngoài ra, Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh làm việc với các tỉnh, thành phố, trên cơ sở đánh giá an toàn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đề xuất với lãnh đạo tỉnh triển khai phương án mở rộng khách du lịch từ các địa phương an toàn.
Thừa Thiên Huế
Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép các di tích lịch sử, văn hóa; các khu, điểm du lịch, danh lam thắng cảnh được hoạt động nhưng chỉ đón khách nội tỉnh.
Du khách khi tham quan các điểm di tích Huế phải thực hiện tốt “5K” (đeo khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét, không tụ tập, khai báo y tế) và các yêu cầu về phòng chống dịch khác.
Để tiếp tục đảm bảo công tác phòng chống dịch, tạm thời Trung tâm chưa tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật phục vụ du khách cho đến khi có thông báo mới.
Khánh Hoà
Từ 11/6, tỉnh Khánh Hòa cho hoạt động trở lại một số hoạt động ngoài trời nhưng không tập trung quá 20 người tại nơi công cộng, các bãi biển tiếp tục dừng hoạt động trông giữ xe. Các quán ăn vỉa hè được bán mang về, các nhà hàng mở cửa thực hiện giãn cách tối thiểu 1m.
Video đang HOT
Những người đến từ khu vực, địa điểm bị phong tỏa do có ca Covid-19 phải cách ly tập trung 21 ngày. Từ 7/6 người về từ TP.HCM, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh sẽ cách ly tại nhà 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm nCoV ít nhất 2 lần. Những người đến từ các tỉnh, thành phố có ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng phải khai báo y tế trực tiếp tại trạm y tế phường/xã/thị trấn nơi đến và thực hiện 5K.
Phú Quốc
Tại Phú Quốc (Kiên Giang) các đường bay vẫn hoạt động, tuy nhiên người đến thành phố bằng đường hàng không phải có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV trong vòng 24 giờ. Nếu không, cơ quan chức năng địa phương tiến hành xét nghiệm và hành khách phải chịu thanh toán chi phí.
Với đường biển, du khách thực hiện khai báo y tế theo quy định, quét mã QR tại các cầu cảng để thực hiện check-in khi đến Phú Quốc.
Tỉnh Hà Giang tạm dừng đón khách du lịch vào địa bàn tỉnh và dừng tiếp nhận người từ vùng dịch. Trong trường hợp cần thiết, người vào tỉnh phải có phiếu kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV trong vòng 5 ngày.
Đà Nẵng
Tại Đà Nẵng, những người đi đến và về từ các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, người từng đến, về từ các ổ dịch trong vòng 28 ngày tính từ ngày ca bệnh cuối cùng của ổ dịch được ghi nhận, đều phải cách ly tập trung 21 ngày và trả toàn bộ chi phí.
Những trường hợp về từ các địa phương có dịch, thuộc diện cách ly tại nhà khi đến Đà Nẵng phải có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng 72 giờ tính từ lúc lấy mẫu xét nghiệm.
Quảng Nam
Tỉnh Quảng Nam hiện tạm dừng các hoạt động tham quan, du lịch. Tỉnh yêu cầu cách ly tập trung 21 ngày và theo dõi tại nhà 7 ngày đối với người tiếp xúc gần các ca bệnh (F1) hay người từ các địa điểm, các mốc thời gian theo Thông báo khẩn của Bộ Y tế.
Những người tiếp xúc với F1 (F2) hoặc đến từ các tỉnh, thành phố có ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng phải thực hiện tự cách ly tại nơi lưu trú 14 ngày. Quy định ngày cũng áp dụng cho người từ các địa điểm, mốc thời gian theo thông báo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (phần màu xanh).
Hải Phòng
Từ ngày 13/6, UBND thành phố Hải Phòng cho phép mở cửa trở lại các hoạt động thể thao ngoài trời, công viên, vườn hoa trên địa bàn với điều kiện không tập trung quá 20 người cùng 1 chỗ, giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi tiếp xúc.
Các khu, điểm du lịch tại Hải Phòng được hoạt động trở lại nhưng chỉ phục vụ cho người đang sinh sống, làm việc trên địa bàn thành phố Hải Phòng và phải tuân thủ các biện pháp về phòng chống dịch bệnh.
Các cơ sở lưu trú được hoạt động trở lại nhưng chỉ phục vụ người lao động đến làm việc với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố, không tiếp nhận người đến từ vùng dịch, phải tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh.
Bình Định
Từ 1/6, tỉnh Bình Định tạm dừng hoạt động các quán ăn, uống vỉa hè (chỉ cho bán hàng mang về) và các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng. Trước đó từ 5/5, tỉnh quy định cách ly y tế tập trung hoặc tại nhà với những người đến hoặc về từ các vùng dịch (một số địa điểm cụ thể) của các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc…
Những người đến từ vùng có dịch của TP.HCM theo chỉ thị 16/CT-TTg phải cách ly tập trung 21 ngày; người từ các khu vực khác của thành phố cách ly tại nhà 14 ngày.
Vũng Tàu
Từ 17h ngày 5/6, các chuyến bay dân dụng chở khách đến Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) tạm dừng, cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát.
An Giang thành lập các đội chuyên xử lý vi phạm phòng dịch COVID-19
Chiều 27-2, UBND tỉnh An Giang tổ chức họp khẩn trực tuyến với lãnh đạo 11 huyện, thị, TP trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở Campuchia và khả năng nhiều người Việt nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang khẳng định sẽ thành lập nhiều đội phản ứng nhanh COVID-19 để xử lý người không đeo khẩu trang - Ảnh: BỬU ĐẤU
Ông Phan Vân Điền Phương - phó giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang - cho biết đến thời điểm này tỉnh An Giang chưa có ca nhiễm và trong các khu cách ly cũng không có người nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, vẫn có một số người chủ quan, cho đây là "đất Phật", "đất thánh" nên tập trung đông người đi chùa, lễ hội.
"Nguy hiểm hiện nay là Campuchia có 30 - 40 người nhiễm/ngày. Một số người ở Campuchia không buôn bán được do dịch bệnh nên đổ về Việt Nam. Những người này đa số đi đường mòn, lối mở nên khó kiểm soát, nguy cơ rất cao" - ông Phương nêu.
Lãnh đạo Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh An Giang thông tin tính đến ngày 27-2, Campuchia có thêm 26 ca nhiễm COVID-19 mới, còn từ ngày 20-2 đến nay có 261 ca nhiễm. Dịch bệnh ở Campuchia rất phức tạp. Riêng địa bàn huyện An Phú, bộ đội vẫn đang căng mình túc trực cả ngày lẫn đêm.
Khu cách ly tập trung nhà khách Biên phòng, nơi ông N.H.S. bỏ trốn, sau đó bị bắt lại - Ảnh: BỬU ĐẤU
Đáng chú ý, ông Trần Bá Phước - phó chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên - cho biết Ban chỉ đạo huyện vừa tìm được ông N.H.S. (37 tuổi, ngụ thị trấn Tịnh Biên) trốn khỏi nơi cách ly tập trung tại nhà khách Biên phòng 2 ngày qua.
"Đề nghị UBND tỉnh triển khai việc thu phí cách ly và thu phí xét nghiệm COVID-19 tại cửa khẩu khi nhập cảnh vì giao đơn vị cách ly tập trung thu rất khó" - ông Phước nói thêm.
Kết luận buổi họp, ông Nguyễn Thanh Bình - chủ tịch UBND tỉnh An Giang - yêu cầu các lực lượng biên phòng, công an và quân đội tăng cường kiểm soát chặt biên giới, không để xảy ra tình trạng xuất nhập cảnh trái phép.
Phó chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên thông tin về người bị cách ly bỏ trốn - Ảnh: BỬU ĐẤU
"Giờ không mang khẩu trang thì không nhắc nhở nữa, mà phạt 1 - 3 triệu đồng, chống đối thì bắt giữ về hành vi chống người thi hành công vụ. UBND tỉnh sẽ thành lập vài đội phòng chống dịch COVID-19 phản ứng nhanh, lưu động tuần tra ở các địa phương và biên giới. Đề nghị các huyện cũng thành lập và làm nghiêm.
Đối với các hàng, quán lần đầu nhắc nhở, lần sau sẽ bị xử phạt. Riêng người trốn khỏi khu cách ly, sau khi hết thời gian cách ly đề nghị các ngành tư pháp nghiên cứu nếu đủ yếu tố thì khởi tố để làm gương" - ông Bình yêu cầu.
Việt Nam thêm 6 ca Covid-19, 10 địa phương qua 14 ngày không có bệnh nhân Tối 27/2, Bộ Y tế công bố nước ta ghi nhận thêm 6 ca mắc Covid-19, là các F1 đã được cách ly trước đó tại Hải Dương. Tính từ 6h đến 18h ngày 27/2, nước ta có 6 ca mắc mới (BN2427-2432) ghi nhận trong nước tại Hải Dương. Cụ thể: - 2 ca tại huyện Kim Thành: 1 ca tại huyện...